- Mặc định
- Lớn hơn
Răng cấm và răng khôn đều thuộc vào nhóm răng hàm, đều có mặt nhai rộng nên thường khiến cho nhiều người khó phân biệt. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn cách phân biệt răng cấm và răng khôn đơn giản.
Răng cấm là gì?
Răng cấm là những chiếc răng thuộc vào nhóm răng hàm, hay còn gọi là những chiếc răng số 6 và răng số 7. Răng cấm được gọi như vậy là vì vị trí của những chiếc răng này là ở những chiếc răng số 6 và số 7 tính từ ngoài cung hàm vào trong. Hoặc răng cấm còn được biết đến với tên gọi khác là răng cối số lớn 1 và số 2.
Một người trưởng thành thường có tổng cộng 8 răng cấm được chia đều cho cả 2 cung hàm, mỗi hàm sẽ có 4 răng cấm. Đây là những chiếc răng có mặt nhai rộng, được chia làm nhiều múi và có nhiều hố rãnh, thân răng thường phình to hơn so với những chiếc răng khác.
Trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn, răng cấm đóng vai trò rất quan trọng. Răng cấm thường sẽ mọc lên khi con người bước sang độ tuổi từ 6-8, và đây là những chiếc răng vĩnh viễn, không bao giờ thay răng. Nếu bạn không may bị mất răng cấm vì một lý do nào đó, thì những chiếc răng này sẽ vĩnh viễn không mọc lại nữa. Chính vì vậy, răng cấm cần được giữ gìn một cách tối đa nhất có thể.
Răng khôn là gì?
Răng khôn là những chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm của con người, những chiếc răng này chỉ bắt đầu phát triển khi con người dần bước sang độ tuổi trưởng thành, cụ thể là từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng khôn không mọc trong độ tuổi này mà xuất hiện muộn hơn.
Vì răng khôn xuất hiện sau cùng, nên khi mọc sẽ khiến cho những chiếc răng khác bị chèn ép gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Vì vậy, tốt nhất là nên nhổ răng khôn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và những chiếc răng khác.
>> Xem thêm: Răng khôn là răng thứ mấy trong cung hàm, khi nào xuất hiện?
Cách phân biệt răng cấm và răng khôn
Để có thể phân biệt răng cấm và răng khôn một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, chúng ta có thể dựa vào những thông tin được thể hiện thông qua bảng trình bày như sau:
Răng cấm |
Răng khôn |
|
Vị trí | Răng số 6 và số 7 trên cung hàm tính từ ngoài vào trong. | Răng số 8 trên cung hàm tính từ ngoài vào trong, là răng cuối cùng trong cung hàm. |
Thời điểm mọc | Từ 6-13 tuổi. | Từ 17-25 tuổi. |
Chức năng | Có chức năng quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn. | Không có chức năng cụ thể. |
Nguy cơ liên quan bệnh lý | Nguy cơ bệnh lý tương tự như những chiếc răng khác. | Nguy cơ mọc ngầm, mọc lệch, làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận. |
Chỉ định | Bảo tồn tối đa. | Nhổ khi cần thiết. |
Mức độ cần thiết trồng lại khi mất | Rất cần thiết để bảo toàn khả năng ăn nhai | Không cần thiết. |
Các vấn đề thường gặp ở răng cấm và răng khôn
Phân việt răng cấm và răng khôn thì 2 răng này có vị trí và chức năng khác nhau, vì vậy những chiếc răng này sẽ gặp phải một số vấn đề cũng không tương tự, đây cũng là một trong những đặc điểm giúp bạn phân biệt răng cấm và răng khôn.
Các vấn đề thường gặp ở răng cấm
Phân biệt răng cấm và răng khôn, răng cấm thường gặp phải một số vấn đề như: Nhạy cảm với nhiệt độ, tình trạng áp xe răng, viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng, bị răng khôn làm ảnh hưởng,…
Nếu như răng cấm của bạn gặp phải một trong những vấn đề nêu trên thì bạn cần nhanh chóng chữa trị bởi những bác sĩ nha khoa uy tín. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp cho răng cấm được bảo tồn.
Để có thể khắc phục những tình trạng nêu trên cho răng cấm, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ. Khi tình trạng quá nặng và không thể khắc phục được, nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng.
Sau khi nhổ răng cấm, bạn cần nhanh chóng trồng lại càng sớm càng tốt để chức năng ăn nhai không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc mất răng cấm lâu ngày có thể kéo theo tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu, răng bị xô lệch, điều này cho thấy việc trồng lại răng cấm là hết sức cần thiết.
Các vấn đề thường gặp ở răng khôn
Phân biệt răng cấm và răng khôn, răng khôn mọc khi những chiếc răng khác đã mọc đủ và xương hàm cũng đã ngừng tăng trưởng, chính vì vậy khi răng khôn mọc sẽ gây nên một số vấn đề như: Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, các răng bên cạnh bị chèn ép, gây nên tình trạng sưng đau, lợi bị nhiễm trùng, xương hàm bị hoại tử, tạo nên khe giắt thức ăn với răng số 7,…
Để khắc phục những tình trạng vừa nêu, nhổ răng khôn được nhận xét là giải pháp tối ưu nhất có thể ngăn ngừa những biến chứng, giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng thông thường. Sau khi nhổ răng khôn, bạn không nhất thiết phải trồng lại, vì những chiếc răng này không có chức năng nổi bật và việc mất răng khôn cũng không làm cho những chiếc răng khác bị ảnh hưởng.
Cách phòng ngừa các vấn đề về răng
Để có thể sở hữu được một hàm răng chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về răng miệng có thể xảy ra đối với răng cấm, chúng ta cần tiến hành điều chỉnh lối sống nếu cần thiết và xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt.
- Đầu tiên, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều những loại thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Tiếp theo, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật lành mạnh và cân bằng đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng thường xuyên những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
- Không nên nhai đá hoặc những thức ăn có dạng quá cứng.
- Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đều đặn, đánh răng tối thiểu 02 lần mỗi ngày.
- Hãy thay mới bằng chải đánh răng theo đúng định kỳ từ khoảng 3-6 tháng 1 lần.
- Cuối cùng, bạn nên đến nha sĩ thăm khám thường xuyên, đúng định kỳ là 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng cần được điều trị.
Vừa rồi là những thông tin được chia sẻ để giúp bạn phân biệt răng cấm và răng khôn, hy vọng đây là những thông tin thú vị và bổ ích. Hãy liên hệ với Nha khoa Shark ngay khi bạn có những thắc mắc cần được giải đáp thông qua Hotline: 1800 2069 hoặc 0941 623 322. Nha khoa Shark luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bình luận bài viết