Răng cấm là răng số mấy? Răng cấm có thay không?

Răng cấm là răng số mấy? Răng cấm có thay không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hàm răng. Việc duy trì sức khỏe và chăm sóc cho răng cấm là một phần không thể thiếu của việc duy trì sức khỏe toàn diện của hàm răng và răng miệng. Trong bài viết này, Nha Khoa Shark sẽ chia sẻ tới các bạn độc giải mọi thông tin chi tiết về răng cấm cũng như cách chăm sóc, bảo vệ răng cấm tốt nhất.

răng cấm là gì

Răng cấm là răng gì?

Răng cấm, cũng được gọi là “răng hàm” hay “răng ấn,” là những răng có vị trí ở phía sau cùng của hàm răng và thường được sử dụng để nghiền và nát thức ăn. Đây là những răng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và giữ vai trò không thể thiếu trong chức năng răng miệng của con người.

Giống với những chiếc răng bình thường trên cung hàm, răng cấm có cấu tạo 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Ngoài ra, răng số 6 có 2 chân và răng số 7 sẽ có 3 chân, đặc biệt phần chân răng có hơi cong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ sẽ có nhiều hoặc ít hơn 1 – 2 chân.

Răng cấm là những chiếc răng đứng ở vị trí số 6, 7 trên cung hàm và thuộc nhóm răng hàm
Răng cấm là những chiếc răng đứng ở vị trí số 6, 7 trên cung hàm và thuộc nhóm răng hàm

Răng cấm có thay không?

Mọi người cần hiểu rằng, trong 32 chiếc răng thì chỉ có 20 chiếc răng (gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng tiền hàm) là có thể rụng đi và mọc lại. Còn những chiếc răng ở vị trí răng hàm, trong đó có răng số 6, 7 là những chiếc răng vĩnh viễn nên không thể thay thế. Việc này có nghĩa là nó chỉ mọc 1 lần duy nhất.

Do đó, bạn cần bảo vệ những chiếc răng này thật tốt. Trong trường hợp răng cấm bị hư tổn nặng và cần nhổ bỏ, thì bạn nên trồng răng giả càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Cách phân biệt răng khôn và răng cấm

Răng cấm là răng khôn là những chiếc răng thuộc nhóm răng hàm nên thường gây ra nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, về đặc điểm, chức năng và vị trí của chúng đều không giống nhau. Bạn có thể dễ dàng so sánh 2 loại răng này trong bảng dưới đây:

Đặc điểm Răng cấm Răng khôn
Vị trí của răng Thuộc nhóm răng hàm nằm ở vị trí số 6, 7 Thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí số 8 (cuối cùng trên cung hàm)
Thời điểm mọc 6 – 13 tuổi 17 – 25 tuổi
Chức năng của răng Đóng vai trò quan trọng trong nghiền nát thức ăn. Chịu lực chính của toàn hàm Không đóng vai trò gì trên cung hàm
Nguy cơ về bệnh lý Gặp các bệnh lý như những chiếc răng khác trên cung hàm như sâu răng, viêm nha chu,… Thường mọc lệch, mọc ngầm nên dễ ảnh hưởng tới những răng kế bên
Chỉ định Bảo tồn tối đa, hạn chế nhổ răng Nhổ răng khi cần thiết (thường được khuyến khích nhổ)
Biện pháp phục hình khi răng mất Rất cần thiết, quan trọng nên sau khi nhổ răng cần được trồng răng giả càng sớm càng tốt Không cần thiết phải phục hình răng

Một số bệnh lý răng cấm thường gặp phải

Cũng giống như những vị trí răng khác trên cung hàm, răng số 6, 7 thường gặp phải một số bệnh lý phổ biến như sâu răng, viêm tủy răng, mất răng, tiêu xương hàm,….

  • Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý dễ gặp ở nhóm răng hàm, nhất là răng cấm. Bởi chúng có cấu tạo bề mặt răng đặc biệt cùng với thường xuyên ăn nhai thức ăn nên rất dễ tích tụ mảng bám. Lâu ngày không vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng, đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sâu răng sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh đó, việc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng tới răng số 7 cũng rất dễ xảy ra tình trạng sâu răng.

Những chiếc răng ở vị trí số 6, 7 thường mắc phải bệnh lý sâu răng
Những chiếc răng ở vị trí số 6, 7 thường mắc phải bệnh lý sâu răng
  • Viêm tủy răng

Khi ăn nhai, tình trạng nứt bề mặt răng cấm rất dễ xảy ra. Qua những vết nứt, vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập vào bên trong răng, gây viêm tủy răng. Trong trường hợp này, mọi người thường cảm thấy đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy và gây mất răng.

  • Viêm nha chu

Đây là tình trạng viêm tổ chức nướu xung quanh răng, làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng. Lâu dần, tình trạng này sẽ phá hủy xương ổ răng và làm răng bị lung lay. Khi bị viêm nha chu, bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu: sưng phồng nướu, đau nhức, khó chịu và gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh xung quanh răng.

  • Mất răng và tiêu xương hàm

Nếu những trường hợp sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ làm phá hủy cấu trúc răng, gây mất răng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Hơn nữa, sau khi mất răng mà không được trồng răng sớm sẽ khiến tiêu xương hàm, làm răng trên cung hàm mọc lộn xộn, sai lệch khớp cắn. Từ đó, khuôn mặt sẽ bị thay đổi và biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt.

Trong trường hợp răng cấm có dấu hiệu hư tổn, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để được thăm khám và có phương án xử lý phù hợp. Đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Khi răng số 6, 7 gặp các bệnh lý nặng cần phải nhổ mà không được trồng răng kịp thời sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm
Khi răng số 6, 7 gặp các bệnh lý nặng cần phải nhổ mà không được trồng răng kịp thời sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm

Hướng dẫn cách chăm sóc răng cấm đúng cách

Răng cấm rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt, nó lại chỉ mọc một lần duy nhất trong đời nên bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ thật tốt. Để tránh những bệnh lý về răng miệng và giúp cho răng luôn chắc khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đánh răng từ 2 – 3 lần/1 ngày với lực nhẹ nhàng và thực hiện đúng kỹ thuật theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nên sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và kem đánh răng có chứa Fluor ngừa sâu răng.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng và kẽ răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học như bổ sung thêm các thực phẩm nhiều canxi, vitamin vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt, hạn chế những thực phẩm nhiều đường như kẹo, đồ uống có gas,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và tránh hút thuốc lá để không gây hại tới sức khỏe răng miệng và tổng thể.
  • Nếu như có tật nghiến răng, nên đeo máng chống nghiến trước khi đi ngủ để không gây mài mòn men răng.

Bên cạnh chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn cũng cần thăm khám nha khoa thường xuyên 3 – 6 tháng/1 lần. Khi tới kha khoa, bác sĩ sẽ lấy cao răng, mảng bám trên răng cấm và toàn bộ răng trên cung hàm.

Hơn nữa, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ có phương án điều trị triệt để. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.

Qua bài viết, chắc bạn cũng hiểu rằng, răng cấm đóng vai trò quan trọng trong cung hàm nên cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Ngoài ra, đừng quên bảo vệ sức khỏe răng số 6, 7 bằng việc thăm khám nha khoa định kỳ. Hãy lựa chọn những cở nha khoa uy tín như Nha Khoa Shark để đảm bảo an toàn nhé!

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher