Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tủy răng được ví như nguồn sống của một chiếc răng, do đó, khi tủy răng chết đi, răng sẽ giảm dần chức năng, thậm chí bị tiêu xương và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu và cần chăm sóc răng thế nào hợp lý? Bài viết sau, nha khoa Shark sẽ giúp bạn tìm hiểu chính xác câu trả lời về vấn đề trên.

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

Theo các chuyên gia nha khoa, răng đã chết tủy có thể tồn tại được trong khoảng thời gian là dưới 1 năm. Sau quãng thời gian này, thông thường răng sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa mô răng, khiến cho răng bắt đầu giòn và dễ gãy rụng, nhất là khi gặp phải tác động từ ngoại lực bên ngoài.

Răng chết tủy là tình trạng phần nhân răng nằm dưới lớp bảo vệ của ngà răng, men răng bị hư hỏng chức năng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm, răng sẽ không được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm giảm cảm giác ăn nhai hay cảm nhận nhiệt độ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Trong trường hợp tủy bị viêm nghiêm trọng, không còn đảm bảo được hoạt động ăn nhai bình thường như ban đầu thì nên cân nhắc nhổ bỏ răng chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy phát hiện sớm và có thể cứu vãn, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng, đồng thời tư vấn hướng khắc phục phù hợp, an toàn hơn.

Răng chết tủy sau khi nhổ bỏ nên được phục hình bằng các biện pháp trồng răng sứ, cấy ghép Implant để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương, ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt. Việc khắc phục răng chết tủy kịp thời, đúng cách sẽ giúp bạn bảo tồn được sức khỏe răng miệng, hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm sau này.

Răng chết tủy tồn tại được khoảng dưới 1 năm sau đó sẽ có nguy cơ sừng hóa
Răng chết tủy tồn tại được khoảng dưới 1 năm sau đó sẽ có nguy cơ sừng hóa

Các phương pháp kéo dài tuổi thọ răng chết tủy

Trên thực tế, răng đã bị chết tủy có tuổi thọ khá ngắn, không thể đảm bảo chức năng ăn nhai hay sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, sau khi răng đã chết tủy hoặc giảm chức năng, bạn nên tham khảo áp dụng các phương pháp kéo dài tuổi thọ của răng sau đây:

Trám răng

Trám răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trên thị trường, sử dụng những vật liệu chuyên dụng để trám bít vùng răng bị viêm nhiễm. Để có thể thực hiện trám răng, răng cần có cấu trúc bình thường và không bị hư tổn quá nhiều.

Sau khi thăm khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu trám răng thích hợp nhất dành cho người bệnh. Khi cách thức chữa trị đã được thống nhất, bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy, loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng bị hư hại, sau cùng dùng vật liệu an toàn để trám lại.

Kỹ thuật trám răng giúp khôi phục hình dáng răng như ban đầu, đảm bảo duy trì tốt thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, trám răng không gây đau và có chi phí thích hợp với đại đa số khách hàng, tuy nhiên khá dễ hỏng, dễ bong tróc khi ăn thức ăn quá cứng hoặc khô.

Kỹ thuật trám răng giúp kéo dài tuổi thọ răng chết tủy, cải thiện thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
Kỹ thuật trám răng giúp kéo dài tuổi thọ răng chết tủy, cải thiện thẩm mỹ và khả năng ăn nhai

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp được áp dụng trong những trường hợp răng bị hư tổn nghiêm trọng, không thể thực hiện trám răng để cải thiện. Sau khi bọc răng sứ, răng thật bên trong sẽ được bảo vệ toàn diện.

Với những ưu điểm nổi bật, bọc răng sứ có chi phí cao hơn so với trám răng và mang đến cho bạn phong phú sự lựa chọn. Phương pháp này giúp hàm răng đều đặn và khỏe mạnh, đồng thời hạn chế tình trạng bong tróc và cải thiện khả năng ăn nhai.

Khi thực hiện, bọc răng sứ yêu cầu mài nhỏ răng thật theo tỷ lệ nhất định, do đó cần được thực hiện tại các địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy để hạn chế tối đa các rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cấu trúc răng thật của bạn sẽ được bảo vệ với 2 phương pháp vừa được đề cập, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho răng bị chết tủy. Mỗi phương pháp khác nhau đều có những ưu nhược điểm riêng biệt, bạn cần lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để đạt được hiệu quả như mong muốn, và kết hợp cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Bọc răng sứ không chỉ kéo dài tuổi thọ răng chết tủy, mà còn mang đến hàm răng đều đặn, thẩm mỹ
Bọc răng sứ không chỉ kéo dài tuổi thọ răng chết tủy, mà còn mang đến hàm răng đều đặn, thẩm mỹ

Hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ răng bị chết tủy

Như vậy, với câu hỏi răng chết tủy tồn tại được bao lâu, nha khoa Shark đã giúp bạn có được câu trả lời cụ thể. Có khá nhiều người chủ quan với tình trạng răng chết tủy vì không còn cảm giác đau nhức, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.

Để chăm sóc và bảo vệ răng bị chết tủy đúng cách, bạn cần tham khảo và thực hiện theo 1 số gợi ý sau đây.

Vệ sinh răng đúng cách

Sau khi hoàn tất quy trình điều trị tủy răng, bạn cần bọc sứ để cải thiện khả năng ăn nhai và đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Để chăm sóc răng bị chết tủy đúng cách, bạn nên:

  • Đánh răng tối thiểu 2-3 lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám dư thừa trong khoang miệng.
  • Thời điểm đánh răng cần thiết nhất chính là sau khi ăn, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ để giữ hơi thở thơm mát cho khoang miệng.
  • Kết hợp sử dụng các dụng cụ làm sạch răng chuyên dụng như chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng sẽ làm tăng hiệu quả.
  • Bạn nên ưu tiên sử dụng những loại bàn chải có lông mềm và dùng lực chải răng nhẹ nhàng để không khiến các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương.
  • Lưu ý thăm khám nha khoa tối thiểu 6 tháng 1 lần để kiểm tra, đánh giá tổng quan tình hình sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, theo hướng dẫn của chuyên gia có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng. Do đó, bạn nên nghiêm túc thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng răng chết tủy.

Để chăm sóc, bảo vệ răng bị chết tủy, bạn nên đánh răng đều đặn và đúng cách
Để chăm sóc, bảo vệ răng bị chết tủy, bạn nên đánh răng đều đặn và đúng cách

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng trong cuộc sống hàng ngày và sức khỏe răng miệng có liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, sau khi phát hiện tủy bị viêm nhiễm hoặc răng chết tủy, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ răng lành mạnh.

Răng chết tủy thường rất giòn và dễ vỡ, dễ trở thành vị trí giắt lại thức ăn dư thừa gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,… Cho nên sau khi điều trị tủy răng, bạn cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu các dưỡng chất thiết yếu như: Canxi, Vitamin, khoáng chất,…
  • Ưu tiên sử dụng các thức ăn có dạng mềm như: Cháo, súp, sinh tố,… để giảm áp lực lên răng bị chết tủy.
  • Răng chết tủy tồn tại được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, vì vậy bạn cần hạn chế sử dụng.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các thức ăn có dạng quá dai, quá cứng, hoặc quá nóng, quá lạnh. Vì những thức ăn này có thể làm răng chết tủy bị nứt vỡ do không thể thích ứng.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và hạn chế dùng lực ở những chiếc răng chết tủy.
  • Không nên sử dụng nhiều các thức ăn có chứa nhiều Axit để bảo vệ độ bền chắc của răng được lâu dài hơn.

Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là điều mà bạn nên chú ý. Hãy ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có hàm răng chắc khỏe.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý có tác dụng bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý có tác dụng bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn nên loại bỏ 1 số thói quen xấu trong đời sống để gia tăng tuổi thọ của răng và ngăn ngừa 1 số bệnh lý về răng miệng. Bạn có thể tham khảo 1 vài gợi ý sau đây:

  • Không cắn móng tay, không nghiến răng hoặc sử dụng răng như 1 công cụ.
  • Uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để kích thích sự sản sinh nước bọt, đồng thời mang lại tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Không dùng lưỡi chạm vào răng bị chết tủy, không nhai đá hoặc thở bằng miệng và nên hạn chế ăn vặt.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để gia tăng sức khỏe, thăm khám bác sĩ đúng định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh (nếu có).

Bên cạnh chế độ ăn, vệ sinh răng miệng hàng ngày, các chuyên gia khuyên những người có răng chết tủy hoặc muốn hạn chế tình trạng này nên xây dựng lối sống khoa học. Đây là cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, giúp răng thêm chắc khỏe và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm có thể gặp.

Bạn nên tăng cường vận động, tập thể dục để có sức khỏe toàn diện
Bạn nên tăng cường vận động, tập thể dục để có sức khỏe toàn diện

Một số lưu ý cho người có răng bị chết tủy

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu không phải là vấn đề duy nhất bạn cần lưu tâm, bạn còn cần:

  • Nhanh chóng thăm khám nha sĩ khi phát hiện các dấu hiệu răng bị chết tủy để được can thiệp xử lý kịp thời, phòng tránh nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
  • Cần nghiêm túc tái tạo thân răng sau khi chữa tủy để duy trì khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
  • Cần thăm khám nha khoa đúng định kỳ sau khi chữa tủy răng và lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Thông qua bài viết vừa rồi, thắc mắc răng chết tủy tồn tại được bao lâu của bạn đã có được lời giải đáp chính thức. Theo đó, những chiếc răng này có thể tồn tại tối đa trong khoảng 1 năm. Để phòng tránh những vấn đề rủi ro có thể xảy ra, bạn cần thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên tại các đơn vị răng hàm mặt uy tín. Hãy liên hệ với nha khoa Shark khi bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher