- Mặc định
- Lớn hơn
Răng cửa thuộc nhóm răng ở vị trí đặc biệt, mang rất nhiều chức năng quan trọng như về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Trong nội dung bài viết dưới đây, chuyên gia Nha Khoa Shark sẽ chia sẻ rõ hơn về nhóm răng này để mọi người cùng tham khảo.
Răng cửa là gì?
Răng cửa là nhóm răng nằm ở vị trí trung tâm và là những chiếc răng đầu tiên bạn nhìn thấy khi ai đó cười nói. Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt.
Nhóm răng này được thiết kế để cắn, xé thức ăn với tổng cộng 8 chiếc (trong đó có 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới) ở vị trí số 1 và 2 trên cung hàm.
Đồng thời, đây cũng chính là nhóm răng mọc đầu tiên trên cung hàm và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát âm của trẻ.
Cấu tạo của nhóm răng cửa
Cũng giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, nhóm răng cửa gồm 4 bộ phận chính: men răng, ngà răng, tủy răng và chân răng. Cụ thể về từng bộ phận như sau:
- Men răng: Đây là lớp ngoài cùng của răng và rất cứng chắc. Men răng có màu trắng, trong mờ và không có mạch máu. Chức năng chủ yếu là bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, axit và nhiệt độ từ bên ngoài môi trường.
- Ngà răng: Phần này nằm dưới lớp men răng và có nhiệm vụ bảo vệ buồng tủy, cũng cứng chắc nhưng không bằng men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt và có chức năng chính là cảm nhận kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt, nên rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài.
- Tủy răng: Nằm ở trung tâm của răng, là phần mềm chứa các mạch máu và dây thần kinh. Phần này có nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng và nuôi sống răng phát triển.
- Chân răng: Nằm ở dưới nướu, là phần neo giữa răng vào xương hàm. Đặc biệt khác với nhóm răng hàm hay răng cối, nhóm răng cửa chỉ có duy nhất 1 răng.
Ngoài ra, cấu tạo của răng có thể thay đổi tùy theo vị trí của răng. Ví dụ, răng cửa giữa thường có kích thước lớn hơn răng ở bên.
Vai trò của những chiếc răng cửa trên cung hàm
Những chiếc răng cửa đảm nhận vị trí quan trọng trên cung hàm về tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, khả năng phát âm. Về từng chức năng sẽ được giải thích như sau:
- Chức năng ăn nhai: Nhóm răng này đóng vai trò quan trọng trong việc cắt nhỏ thức ăn thành nhiều miếng nhỏ. Qua đó giúp quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
- Chức năng thẩm mỹ: Một nụ cười đẹp và rạng rỡ với những chiếc răng trắng sáng, đều đẹp sẽ tạo được ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. Răng cửa giúp định hình khuôn mặt và làm cho khuôn mặt cân đối hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phục hình nhóm răng này nếu như gặp khuyết điểm.
- Chức năng phát âm: Răng cửa giúp tạo ra sự vang và rõ ràng trong giọng nói. Cụ thể, với vị trí chính diện, nó chặn hơi phát ra ngoài trong quá trình nói. Nhờ vậy, âm phát ra chuẩn xác hơn. Trên thực tế, trẻ em bị sâu răng thường ảnh hưởng khá nhiều về mặt tư duy ngôn ngữ.
Không những vậy, nhóm răng này có chức năng bảo vệ các răng khác trong khoang miệng khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường.
Một số vấn đề thường gặp ở răng cửa và cách khắc phục
Vì nhóm răng cửa đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thẩm mỹ, quyết định tới sự cân đối và hài hòa trên gương mặt. Do đó, nếu gặp các khuyết điểm, mọi người thường lo lắng và đi tìm biện pháp để khắc phục.
Và dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở răng cửa và phương pháp khắc phục:
-
Răng bị thưa và mọc lệch
Đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải và khiến nụ cười mất đi tính thẩm mỹ. Tình trạng răng thưa và mọc lệch do rất nhiều nguyên nhân.
Đó có thể là do yếu tố bẩm sinh khi cung hàm quá rộng, hoặc do những thói quen xấu từ lúc nhỏ dẫn tới các răng vĩnh viễn không sát khít vào nhau.
Với tình trạng này, bạn có thể khắc phục hiệu quả bằng các phương pháp: bọc răng sứ, dán sứ Veneer, hàn trám răng và chỉnh nha niềng răng.
Dựa vào từng tình trạng răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
-
Răng to
Răng cửa to là một khuyết điểm trên răng phổ biến ở mọi độ tuổi. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, đặc biệt còn tạo điều kiện cho thức ăn giắt vào kẽ răng.
Trong trường hợp không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Từ đó sẽ gây ra hàng loạt bệnh về răng miệng.
Để khắc phục khuyết điểm răng cửa to, bạn có thể lựa chọn bọc răng sứ, dán sứ Veneer. Đây là 2 phương pháp phục hình răng sử dụng công nghệ hiện đại và mang lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng.
-
Sâu răng
Ở mọi vị trí trên cung hàm đều gặp phải tình trạng sâu răng và nhóm răng cửa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Tình trạng sâu răng vừa gây tổn thương cấu trúc răng, vừa xuất hiện những cơn đau nhức và ê buốt kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sâu răng sẽ phá hủy cấu trúc răng, dẫn tới nguy cơ mất răng rất cao.
Tình trạng này có thể khắc phục triệt để bằng các phương pháp: trám răng, nhổ răng, bọc răng sứ, trồng răng Implant. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp tùy vào tình trạng răng miệng của từng khách hàng.
-
Mất răng
Vì có cấu trúc đặc biệt với 1 chiếc chân răng nên răng cửa thường rất dễ gãy, rụng. Nguyên nhân gãy răng có thể do tai nạn, chấn thương hoặc các bệnh lý về răng miệng.
Tình trạng mất răng cửa sẽ ảnh hưởng khá lớn tới sự hài hòa của gương mặt, cũng như khả năng ăn nhai và phát âm.
Do đó, mọi người nên sớm khắc phục tình trạng này. Và để khắc phục hiệu quả đối với trường hợp mất răng cửa, bạn nên trồng răng Implant.
Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay, nên chắc chắn sẽ giúp khôi phục những chiếc răng mới chắc chắn và có tính thẩm mỹ giống răng thật.
Cách chăm sóc sức khỏe răng cửa
Sức khỏe của toàn bộ hàm răng, đặc biệt là răng cửa sẽ ảnh hưởng rất nhiều nếu như bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng và cần được thực hiện cẩn thận.
- Về vệ sinh răng miệng
Bạn cần đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng và làm sạch đều các mặt răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để giúp răng chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch các mảng bám dắt ở kẽ răng.
- Về chế độ ăn uống
Uống nhiều nước, đặc biệt sau mỗi bữa ăn. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe răng miệng.
Một số loại thực phẩm bắt buộc phải có: rau củ, thịt cá, hải sản, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, trái cây,… Cùng với đó, cần hạn chế ăn vặt, uống nước có gas và nước ngọt.
- Khám răng miệng định kỳ
Bạn cần đi khám răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Đồng thời, thăm khám thường xuyên để cạo vôi răng định kỳ. Việc làm này giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu xảy ra.
Bài viết trên đã chia sẻ tất cả các thông tin về cấu tạo, đặc điểm và chức năng của nhóm răng cửa. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn mỗi ngày.
Bình luận bài viết