Răng cối là gì? Có thay hay không?

Răng cối là gì? Có thay hay không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trên cung hàm, răng cối đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Đối với những người chưa biết đến răng này, có thể đặt ra câu hỏi: “Răng cối là gì?” Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa và tầm quan trọng của răng cối trong bài viết sau đây của Nha khoa Shark.

Răng cối là gì?

Răng cối là gì? Răng cối là răng số mấy

Răng cối hay còn gọi là răng số 8, đây là loại răng cuối cùng trên cả hai hàng răng trên và dưới, thường mọc sau cùng khi chúng ta đạt đến độ tuổi trưởng thành. Răng cối có vai trò quan trọng không chỉ trong việc nghiền nát thức ăn mà còn đối với sự ổn định của dãy răng và sức khỏe nướu.

Đối với mọi người, răng cối là gì có thể khá xa lạ nhưng thực chất răng cối chính là răng hàm, mọc ở trong cùng của hàm răng. Trung bình, một người trưởng thành sẽ gồm 20 chiếc răng hàm, mọc ở vị trí từ 4 – 8 trên cung hàm, trong đó có răng số 6, 7 cần đặc biệt quan tâm vì đây là những chiếc răng vĩnh viễn mọc một lần duy nhất.

Răng cối bao gồm răng cối nhỏ và răng cối lớn. Trong đó, răng cối nhỏ gồm răng số 4, 5 và răng cối lớn là những chiếc răng ở vị trí số 6, 7, 8. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận một chức năng riêng trên cung hàm.

Răng cối là gì? Đây là những chiếc răng hàm, thuộc vị trí từ 4 - 8 trên cung hàm
Răng cối là gì? Đây là những chiếc răng hàm, thuộc vị trí từ 4 – 8 trên cung hàm

Những thông tin về răng cối nhỏ

Trong những thông tin liên quan tới răng cối là gì, vấn đề liên quan tới răng cối nhỏ cũng rất quan trọng, mọi người nên biết để hiểu rõ hơn về những chiếc răng trên cung hàm của mình. Dưới đây là một số thông tin về những chiếc răng cối nhỏ:

Thời điểm mọc răng cối nhỏ trên cung hàm

Trung bình, mỗi người trưởng thành sẽ mọc đủ 8 chiếc răng cối nhỏ. Đây là những chiếc răng thay thế cho những chiếc răng sữa, chúng xuất hiện trên cung hàm ở độ tuổi từ 9 – 11.

Số lượng răng cối trên cung hàm

Trong thời nguyên thủy, mỗi người sẽ sở hữu 16 chiếc răng tiền cối. Tuy nhiên, qua quá trình tiến hóa, những chiếc răng này đã biến mất. Tới thời điểm hiện đại, số lượng răng cối nhỏ ở mỗi người chỉ có 8 cái.

Răng cối nhỏ hàm trên có đặc điểm gì?

Một số đặc điểm nổi bật của nhóm răng này bạn cần biết:

  • Răng cối nhỏ thứ 1, 2 ở hàm trên có hình dạng khá giống nhau và có nhiều nét tương đồng hơn so với hàm dưới.
  • Thường có 2 múi lớn, nhô cao với kích thước tương đối bằng nhau.
  • Nhìn từ mặt nhai, răng cối nhỏ hàm trên có kích thước trong ngoài nổi bật và lớn hơn kích thước gần xa.
  • Nhìn theo hướng mặt bên, chúng có đường viền ngoài nghiêng nhẹ về phía trong.
  • Nhìn theo hướng từ trên xuống, răng cối nhỏ hàm trên có điểm lồi nằm tại vị trí ⅓ giữa.
Răng cối nhỏ hàm trên thường có hình dạng khá giống với răng hàm dưới
Răng cối nhỏ hàm trên thường có hình dạng khá giống với răng hàm dưới

Đặc điểm răng cối nhỏ hàm dưới

Những đặc điểm của răng cối nhỏ hàm dưới phải kể đến:

  • Múi ngoài có kích thước lớn hơn khá nhiều so với múi trong.
  • Phần thân răng có kích thước múi trong và múi ngoài tương đương giống nhau.
  • Nhìn về hướng mặt bên, đường viền ngoài nghiêng về phía bên trong rất nhiều.
  • Phần rãnh giữa thường cong và lồi vào phía bên trong.

So sánh giữa răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới

  • Răng cối nhỏ hàm dưới có hình dáng không giống nhau bằng các răng cối nhỏ hàm trên. Tuy nhiên, răng cối nhỏ hàm trên vẫn có sự khác nhau về kích thước. Ngoài ra, những răng cối nhỏ hàm dưới sẽ nhỏ hơn với những chiếc răng còn lại.
  • Răng hàm dưới có thân răng nghiêng về phía mặt lưỡi giao với chân răng. Trong khi đó, thân răng cối nhỏ hàm trên thẳng hàng hơn.
  • Hàm trên, răng cối có mặt nhai gần giống nhau về kích thước. Còn hàm dưới thì mặt nhai to hơn hai múi. Đặc biệt, các múi trong thường bé hơn múi ngoài.
  • Răng cối nhỏ ở hàm trên có hai chân, những chiếc răng cối hàm dưới có 1 chân.

Tuy cùng là răng cối nhỏ nhưng ở hàm trên và hàm dưới có những sự khác biệt nhất định. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về răng cối là gì cũng như răng cối nhỏ như thế nào, bạn có thể tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia nha khoa nhé.

Số chân răng của răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới khác nhau nhưng đều dùng để nghiền nát thức ăn
Số chân răng của răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới khác nhau nhưng đều dùng để nghiền nát thức ăn

Một số thông tin về răng cối lớn

Sau khi tìm hiểu về răng cối nhỏ thì những thông tin liên quan tới răng cối là gì cũng bao gồm răng cối lớn. Để tìm hiểu rõ hơn về loại răng cối này, tham khảo thông tin dưới đây:

Số lượng của răng cối lớn

Một người trưởng thành sẽ gồm 12 chiếc răng cối lớn chia đều cho cả hai hàm. Có thể thấy, số lượng răng cối lớn chiếm phần lớn diện tích trên cung hàm.

Thời điểm mọc răng cối lớn trên cung hàm

Chiếc răng cối mọc sớm nhất là chiếc răng số 6 – chúng được mọc vào thời điểm trẻ 6 tuổi. Đây cũng chính là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của mỗi người. Tiếp theo là chiếc răng số 7, độ tuổi mọc chiếc răng vĩnh viễn thứ là 12. Cuối cùng là chiếc răng khôn, thời điểm mọc từ 17 – 25, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Răng cối lớn hàm trên có đặc điểm gì?

Bạn có thể nhận biết nhóm răng này qua những đặc điểm  sau:

  • Gồm 3 chân răng, trong đó 2 chân ở phía ngoài và chân còn lại ở phía trong.
  • Gồm 4 múi trong đó có 3 múi lớn và 1 múi nhỏ.
  • Thân răng lớn.
  • Các múi răng sẽ khớp lại với nhau thành gờ chéo.
  • Múi phía gần ngoài lớn hơn múi ở xa ngoài. Bên cạnh đó, 2 múi ngoài cũng có kích thước không tương đồng nhau.
  • Trong một số trường hợp, múi xa không có hoặc nếu có thường rất nhỏ.
Những răng cối lớn sẽ thường sở hữu từ 2 - 4 chân răng
Những răng cối lớn sẽ thường sở hữu từ 2 – 4 chân răng

Răng cối lớn hàm dưới có đặc điểm gì?

Răng cối lớn hàm dưới được nhận diện bởi những đặc điểm sau:

  • Phần chân răng gồm 2 cái, 1 gần, 1 xa.
  • Về múi răng, gồm 4 múi lớn, 5 múi nhỏ. Đặc biệt, các múi gần ngoài và xa ngoài có kích thước tương tương nhau.
  • Về chân răng, phía gần xa sẽ lớn hơn phía ngoài trong.

Cũng giống với răng cối nhỏ, răng cối lớn cũng được chia thành hàm trên và hàm dưới nhiều đặc điểm nổi bật khác nhau. Như vậy, bạn đã có thêm nhiều kiến thức của răng cối là gì sau khi tìm hiểu răng cối lớn và nhỏ.

Răng cối có thay không?

Quá trình thay răng của trẻ diễn ra trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi. Lúc này những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa. Tuy nhiên, đối với răng cối hay còn được gọi là răng hàm thì không phải chiếc nào cũng trải qua quá trình thay răng.

  • Những chiếc răng cối có thay: Đây là những chiếc răng thuộc nhóm răng số 1, 2 trong bộ răng sữa. Chúng sẽ trải qua giai đoạn thay răng như những chiếc răng sữa bình thường. Sẽ lung lay và gãy rụng, sau đó răng vĩnh viễn mọc lên để lấp đầy khoảng trống. Thông thường, những chiếc răng này sẽ được thay ở độ tuổi từ 10 – 12.
  • Những chiếc răng cối không thay: Chúng thuộc nhóm răng hàm số 3, là những chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm và chỉ mọc lên một lần duy nhất mà không cần trải qua giai đoạn thay răng. Do đó, bạn chăm sóc thật kỹ những chiếc răng này nhé.
Những chiếc răng hàm số 6, 7, 8 sẽ không thay một lần nào trong suốt cuộc đời của bạn
Những chiếc răng hàm số 6, 7, 8 sẽ không thay một lần nào trong suốt cuộc đời của bạn

Làm cách nào để bảo vệ răng cối chắc khỏe, bền lâu?

Những chiếc răng cối có vai trò rất quan trọng trên cung hàm, đảm nhận chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Chúng được đánh giá chắc khỏe hơn những chiếc răng còn lại nhưng vẫn có thể gặp phải các bệnh lý về răng miệng nếu như không chăm sóc đúng cách.

Do đó, ngoài tìm hiểu răng cối là gì, bạn cũng cần biết cách chăm sóc để bảo vệ răng cối chắc khỏe bền lâu:

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đây là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung và răng cối nói riêng. Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/1 ngày, mỗi lần 2 phút. Sử dụng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và kem đánh răng có chứa Flour để không ảnh hướng tới nướu và men răng.
  • Bên cạnh đó, kết hợp dùng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải thường không thể tiếp cận được.

Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đồ ngọt,… vì chúng gây nguy cơ sâu răng cao. Thay vào đó, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt,… để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.

Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám nha khoa từ 3 – 6 tháng/1 lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng. Nếu bạn gặp các vấn đề về răng miệng, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe của răng cối.

Qua bài viết, bạn đã hiểu được răng cối là gì chưa? Mong rằng, với những chia sẻ của Nha Khoa Shark, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm về răng cối để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Việc hiểu rõ về răng cối là chìa khóa để duy trì hệ thống nướu và răng khỏe mạnh. Nó không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nướu mà còn đảm bảo rằng chức năng nghiền thức ăn diễn ra hiệu quả.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher