Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thông thường, các bé từ 1 – 3 tuổi thường gặp phải tình trạng sún răng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Về răng sún, một số phụ huynh thường nhầm lẫn với răng sâu. Vậy trên thực tế răng sún là gì, có khác biệt gì so với bệnh lý sâu răng không? Hãy cùng Nha khoa Shark giải đáp thắc mắc này rõ hơn trong thông tin dưới đây!

Sún răng

Sún răng là gì?

Sún răng là hiện tượng cấu trúc răng bị phá hủy, dẫn tới mài mòn men răng và dần dần tiêu biến làm giảm diện tích thân răng. Tình trạng này thường gặp ở bé từ 1 – 3 tuổi. Mặc dù không gây ra những cảm giác đau nhức hay khó chịu tại vị trí sún, nhưng bề mặt răng có màu đen, nâu và phần thân răng mềm.

Sún răng có mức độ lan truyền nhanh chóng, nếu không kiểm soát tốt sẽ lây lan sang các răng kế bên. Và kết quả cuối cùng, hàm răng chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ, chúng tụt gần xuống lợi hoặc chân răng nằm sát xuống lợi. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai, nuốt và giao tiếp của trẻ.

Răng sún thường gặp ở bé từ 1 - 3 tuổi và gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng
Răng sún thường gặp ở bé từ 1 – 3 tuổi và gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Tác hại khi trẻ bị sún răng

Khi trẻ gặp phải tình trạng răng sún mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng như sau:

  • Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

Răng bị sún thường bị mòn, vỡ hoặc gãy, khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai. Hơn nữa, việc ăn nhai không kỹ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy bụng và táo bón.

  • Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ

Sún răng sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hàm răng. Do đó, trẻ thường cảm thấy không được tự tin khi giao tiếp hàng ngày. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển của trẻ.

  • Gây ra các bệnh lý về răng miệng khác

Sún răng không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành sâu răng và gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ răng sún sẽ lây lan sang các răng bên cạnh, gây ra các bệnh lý về răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu,…

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể

Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, hiện tượng sún răng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,…

Như vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ tới thăm khám nha khoa khi gặp các dấu hiệu của sún răng.

Răng sún sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và sức khỏe tổng thể của bé
Răng sún sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và sức khỏe tổng thể của bé

Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ nhỏ

Mọi người thường bị nhầm lẫn về răng sâu và  răng sún. Nhưng trên thực tế, đây là 2 hiện tượng khác nhau. Do đó, cần biết cách phân biệt để có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.

Độ tuổi

Tình trạng sún răng sẽ phổ biến trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi. Trong khi đó, sâu răng chỉ xảy ra ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, thậm chí ở cả người lớn. Đối với sún răng, răng sữa sẽ dần bị tiêu biến. Còn răng sâu sẽ phá hủy cấu trúc bề mặt răng, gây đau nhức và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Biểu hiện

Về tình trạng răng sún, phần lợi của trẻ sẽ hơi cứng, có dấu hiệu chảy máu và răng sẽ tiêu nhỏ hơn bình thường, đặc biệt là hơi thở sẽ có mùi. Nhưng sún răng sẽ không gây ra các cảm giảm đau nhức mặc dù sún tới sát chân răng. Khi sún nâu, đen và nằm sát chân răng, bệnh sẽ không tiến triển thêm mà sẽ như vậy cho tới khi thay răng vĩnh viễn.

Còn về sâu răng, biểu hiện thường thấy sẽ là đau nhức, ê buốt răng kéo dài. Hơi thở cũng sẽ có mùi và trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những đốm đen. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường khi xảy ra bệnh lý sâu răng. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây sún răng chủ yếu do men răng yếu. Việc men răng yếu thường do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc do cơ thể trẻ không hấp thụ đủ canxi. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như ăn quá nhiều đồ ngọt, uống quá nhiều nước có gas. Bởi lượng đường trong những loại thức ăn này sẽ chuyển đổi thành axit và phá hủy lớp men răng.

Khác với sún răng, sâu răng là bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây ra. Vi khuẩn này có sẵn trong miệng, nó sẽ phân hủy thức ăn thừa thành axit, ăn mòn vào cấu trúc răng, sau đó lan dần tới tủy và tạo thành các lỗ sâu.

Bởi vì sâu răng ăn tới tủy rất nguy hiểm, nên để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa ngay khi có dấu hiệu sâu răng. Dựa vào tình trạng thực tế của trẻ, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị cụ thể và hiệu quả nhất.

Sún răng và sâu răng là 2 bệnh lý khác nhau và cần phân biệt đúng để có cách điều trị, khắc phục tốt
Sún răng và sâu răng là 2 bệnh lý khác nhau và cần phân biệt đúng để có cách điều trị, khắc phục tốt

Biện pháp phòng ngừa sún răng và răng sâu cho trẻ

Như vậy, sún răng và sâu răng là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau và bố mẹ không được chủ quan. Để phòng ngừa thật tốt 2 hiện tượng này, mọi người hãy thực hiện theo một số lưu ý sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ở giai đoạn răng mới nhú lên, mẹ hãy sử dụng khăn gạc mềm để vệ sinh nướu, lưỡi và răng của bé vào mỗi buổi sáng, sau mỗi bữa ăn. Kết hợp cho bé uống nước sau khi ăn để thức ăn không còn bám lại trên khoang miệng.

Khi răng đã dần hoàn chỉnh trên cung hàm, bố mẹ hãy hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng mỗi ngày. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, dùng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương nướu. Cần chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Xây dựng thực đơn hợp lý

Trong giai đoạn bé thay răng, hãy bổ sung cho trẻ các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như: trứng, sữa, gan động vật, cá biển,… Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe răng miệng như: bánh kẹo, nước ngọt,…

Cho bé sử dụng thuốc hợp lý

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng chính là nguyên nhân gây vàng răng, hỏng men răng. Do đó, để bảo vệ răng của bé luôn chắc khỏe, hãy cho bé sử dụng thuốc khi có chỉ định. Không được tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.

Cho bé sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, không dùng quá liều lượng hoặc tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Cho bé sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, không dùng quá liều lượng hoặc tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Loại bỏ những thói quen xấu

Một số thói quen xấu như bú bình, ngậm bình sữa khi đi ngủ,… cần được hạn chế trong giai đoạn răng phát triển. Đồng thời, không cho trẻ ăn những vật quá cứng hay ăn đêm quá nhiều. Trong trường hợp uống sữa vào buổi đêm, hãy súc miệng lại với nước để làm sạch khoang miệng.

Khi trẻ được 8 – 10 tháng tuổi, nên ngừng bú sữa mẹ vì sẽ không tốt cho sức khỏe của răng miệng. Ngoài ra, những thói quen ngậm cơm trong mỗi bữa ăn cũng cần khắc phục để thức ăn thừa không bám lại trên răng gây sún răng.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Cuối cùng, bố mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và có những biện pháp chăm sóc tốt hơn. Nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng răng miệng của bé. Từ đó đưa ra phương án khắc phục tốt nhất đối với các vấn đề về răng miệng.

Vấn đề sún răng hoàn toàn có thể khắc phục khi bố mẹ kiểm soát tốt và chú ý tới cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Và cần lưu ý rằng, răng sún khác với răng sâu, nên cần phân biệt rõ để có những phương án khắc phục tốt nhất.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X