Thở bằng miệng có bị hô không? Nguyên nhân do đâu?

Thở bằng miệng có bị hô không? Nguyên nhân do đâu?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thở bằng miệng là một thói quen xấu có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Vậy thở bằng miệng có bị hô không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây Nha khoa Shark sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.

thở bằng miệng có bị hô không

Tìm hiểu về răng hô

Trước khi quan tâm đến vấn đề thở bằng miệng có bị hô không, cần nắm rõ răng hô là gì. Thực tế răng hô, vẩu là tình trạng xương hàm trên có xu hướng đưa ra ngoài, hai hàm cách xa nhau và chênh lệch khớp cắn. Đây được đánh giá là tình trạng khá phổ biến trong nha khoa.

Hô dẫn đến mất thẩm mỹ cho vẻ ngoài, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của nhiều người. Và thông thường tình trạng hô sẽ được chia làm 3 nguyên nhân là:

  • Hô do răng: Sự phát triển quá mức của cấu trúc răng dẫn đến hô và lệch lạc
  • Hô do xương: Phần xương hàm trên phát triển mạnh trong khi hàm dưới bình thường dẫn đến sai lệch khớp cắn, hai bên không thống nhất
  • Hô do răng lẫn xương: cấu trúc răng và xương đều hô dẫn đến hai hàm không thống nhất, ăn nhai khó khăn.
Răng hô là tình trạng cấu trúc hàm trên phát triển quá mức
Răng hô là tình trạng cấu trúc hàm trên phát triển quá mức

Thở bằng miệng có bị hôi không?

Có thể thấy, nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng răng hô. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số trường hợp thở bằng miệng có thể dẫn đến răng bị hô và ảnh hưởng. Vì khi thở từ miệng, phần cấu trúc lưỡi sẽ có thể hạ xuống để đường thở được mở rộng. Những lúc này áp lực từ lưỡi sẽ vô tình gây nên những tác động đến cung hàm dưới nhiều hơn. Từ đó răng hàm dưới sẽ lùi vào trong, dẫn đến răng hàm trên nhô ra ngoài.

Thường đối với những trẻ em thở bằng miệng thường xuyên sẽ có nguy cơ gặp dấu hiệu sai lệch khớp cắn cũng như dẫn đến hô. Từ đó các bậc phụ huynh nên chú ý và quan tâm để không xuất hiện những ảnh hưởng không mong muốn.

Thở bằng miệng có thể khiến răng hô và xuất hiện các ảnh hưởng
Thở bằng miệng có thể khiến răng hô và xuất hiện các ảnh hưởng

Nguyên nhân dẫn đến thở bằng miệng

Thông thường, thói quen thở bằng miệng bắt nguồn từ nhiều những nguyên nhân khác nhau.

Viêm mũi dị ứng: Tình trạng viêm mũi kích thích các tác nhân dị ứng từ môi trường dẫn đến dấu hiệu nghẹt mũi và ứ dịch, từ đó thường xuyên khó chịu, phải áp dụng thở bằng miệng.

Lệch vách ngăn mũi: Một số trường hợp thở bằng miệng là do vách ngăn mũi bị đóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí qua mũi. Từ đó người mắc phải có xu hướng thở bằng miệng.

Căng thẳng, áp lực: khi làm việc, hoạt động quá sức dẫn đến tình trạng mất cân bằng, hệ thống dây thần kinh sẽ gây khó thở và mệt mỏi. Từ đó nhiều người có thói quen thở bằng miệng.

Cảm lạnh: Một số trường hợp xuất hiện tình trạng cảm lạnh do cơ thể bị tác động bởi virus, từ đó thở khó khăn hơn bằng mũi, nhiều người tự chủ động chuyển qua thở bằng miệng.

Bệnh hen suyễn: Phần niêm mạc của ống phế quản bị sưng và viêm do những tác nhân gây hại. từ đó ống phế quản bị hẹp dần, làm không khí khó lưu thông và khó thở. Lúc này theo bản năng sẽ bắt đầu thở bằng miệng.

Bệnh hen suyễn gây khó chịu và dẫn đến thở bằng miệng
Bệnh hen suyễn gây khó chịu và dẫn đến thở bằng miệng

Những ảnh hưởng lớn khi thở bằng miệng

Nếu như thường xuyên thở bằng miệng do thói quen hoặc bệnh lý, tình trạng này sẽ gây nên những ảnh hưởng và tác hại lớn cho người mắc phải như:

  • Lệch khớp cắn do tình trạng lưỡi hạ xuống dưới nhiều, đặt sai tư thế trong thời gian dài. Từ đó cung hàm thu hẹp khiến răng mọc lệch và chen chúc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên dấu hiệu hô răng.
  • Ảnh hưởng cấu trúc gương mặt: Khi tác động thở bằng miệng dẫn đến việc thường xuyên vận động cơ quan xương và mặt, từ đó gương mặt có thay đổi theo chiều hướng xấu hơn.
  • Xuất hiện các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu. Nguyên nhân là do thở bằng miệng sẽ xuất hiện tình trạng khô miệng, nước bọt không tiết được đầy đủ, gây mất kiểm soát trong môi trường khoang miệng. Từ đó, dẫn đến những bệnh lý như trên.
  • Có nguy cơ ngưng thở bởi tình trạng thở bằng miệng sẽ khiến cơ thể mất đi lượng CO2. Từ đó gây những phản ứng ngược bằng việc ức chế hô hấp, dẫn đến tình trạng ngưng thở và ảnh hưởng đến tính mạng.
Thở bằng miệng có thể gây lệch khớp cắn hàm
Thở bằng miệng có thể gây lệch khớp cắn hàm

Hướng dẫn bí quyết ngăn ngừa thở bằng miệng hiệu quả

Thở bằng miệng gây nên nhiều những ảnh hưởng và tác động không tốt đến cuộc sống. Theo đó, mỗi người cần chú ý áp dụng các phương pháp khác nhau để sớm cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những cách có thể ngăn ngừa thở bằng miệng:

  • Chú ý thay đổi tư thế ngủ như nằm ngửa, ngẩng cao đầu để thúc đẩy đường thở bằng mũi
  • Giữ cho nhà luôn sạch sẽ, có không khí tốt, ngăn ngừa các căn bệnh về hô hấp xuất hiện
  • Luyện tập thở và vận động bằng Yoga để có thể kích hoạt hệ thống dây thần kinh, thúc đẩy thở sâu qua hệ thống mũi.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và stress, tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, từ bỏ thói quen thở bằng miệng
  • Cắt amidan để hạn chế sưng amidan, từ đó thường xuyên thở bằng miệng hiệu quả.

Những băn khoăn về thở bằng miệng có bị hô không đã được các chuyên gia chia sẻ và giải đáp cụ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt, hạn chế những biến chứng do thở bằng miệng, cần chú ý luyện tập thói quen sống và sinh hoạt khoa học.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher