Viêm chân răng có nguy hiểm không?

Viêm chân răng có nguy hiểm không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi bị viêm chân răng, mọi người thường chủ quan và không chữa trị triệt để. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Do đó, cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này và tìm cách điều trị hiệu quả trong thông tin bài viết dưới đây!

Viêm chân răng

Viêm chân răng là gì? Nguyên nhân gây viêm nhiễm chân răng

Viêm chân răng là tình trạng nướu quanh chân răng bị viêm và nhiễm trùng. Đây là giai đoạn cuối của bệnh nha chu – bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay, có thể gây ra tình trạng mất răng nếu như không được chữa trị kịp thời.

Theo các chuyên gia nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm chân răng, nhưng chủ yếu do:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ không thể làm sạch những mảng bám thức ăn thừa trên kẽ răng. Lâu ngày sẽ khiến mảng bám tích tụ và gây viêm nhiễm quanh chân răng.
  • Chế độ ăn uống không khoa học như ăn nhiều đồ cứng, dai, quá nóng hoặc lạnh cũng có thể làm phần nướu bị tổn thương. Lâu dần sẽ dẫn tới mất liên kết với răng, làm tạo ra những kẽ hở giúp vi khuẩn xâm nhập và gây viêm chân răng.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, sâu răng, viêm tủy,… Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công và phá hủy mạnh mẽ chân răng và gây viêm nhiễm.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị tim, tiểu đường hay huyết áp. Những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng, điển hình là viêm nhiễm chân răng.

Khi tìm hiểu rõ các nguyên nhân dẫn tới bệnh lý viêm nhiễm chân răng, bạn sẽ có những phương pháp phòng tránh phù hợp. Qua đó, sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt hơn.

Viêm nhiễm chân răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm và cũng là giai đoạn cuối của bệnh nha chu
Viêm nhiễm chân răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm và cũng là giai đoạn cuối của bệnh nha chu

Biểu hiện khi gặp viêm chân răng

Tình trạng viêm nhiễm chân răng ở mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Cụ thể về từng giai đoạn sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Giai đoạn nhẹ

Lúc này, phần lợi sẽ bị sưng đỏ và chân răng thường xuyên chảy máu. Tuy phần nướu bị tổn thương những vẫn bao bọc, bảo vệ phần chân răng và chưa xảy ra tình trạng tổn thương tới xương hàm, mô quanh chân răng.

  • Giai đoạn nặng

Phần lợi bị sưng đỏ nghiêm trọng, kèm theo những triệu chứng: tụt lợi, áp xe nướu răng. Bạn sẽ cảm thấy hơi thở mùi bởi dịch mủ quanh chân răng, cùng với sự đau nhức và sưng ở vùng má.

  • Giai đoạn nghiêm trọng

Ở giai đoạn này, bạn sẽ có những biểu hiện như: chân răng bị lung lay, răng bị xỉn màu và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào. Nghiêm trọng hơn, những vi khuẩn viêm nướu sẽ lây lan sang các răng kế bên.

Một số triệu chứng khi chân răng bị viêm như sưng đau, răng lung lay,...
Một số triệu chứng khi chân răng bị viêm như sưng đau, răng lung lay,…

Những biến chứng khi bị viêm chân răng

Với giai đoạn mới bắt đầu, viêm nướu chân răng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Do đó mọi người thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu bệnh lý này không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn cần biết:

  • Khi các ổ viêm phát triển quá mức, dẫn tới sự mất liên kết giữa nướu và chân răng. Khi đó, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ lung lay và gãy rụng.
  • Dễ gặp bệnh lý viêm tủy răng do vi khuẩn xâm nhập xuống tủy, lan rộng và phá hủy các tổ chức tủy răng.
  • Có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim bởi vi khuẩn viêm nhiễm chân răng có thể xâm nhập vào hệ thống máu.
  • Khi bị viêm nhiễm, sức đề kháng của mọi người giảm xuống. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, tình trạng bệnh lý sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu viêm chân răng kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phụ nữ đang mai thai, gây ra tình trạng sinh non, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Như vậy, tình trạng chân răng bị viêm nhiễm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn cần phải tới những cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời nếu như phát thấy những dấu hiệu bị viêm nhiễm chân răng.

Viêm nhiễm chân răng có thể làm các mẹ bầu sinh non, do đó rất nguy hiểm
Viêm nhiễm chân răng có thể làm các mẹ bầu sinh non, do đó rất nguy hiểm

Viêm chân răng chữa bằng cách nào?

Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu chân răng bị viêm, bạn không nên tự ý chữa trị tại nhà hay dùng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này, lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để điều trị là hợp lý nhất. Dựa vào từng mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị hợp lý.

  • Khi bệnh lý ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch chỗ viêm nhiễm để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Thông thường, bác sĩ sẽ cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng bằng các thiết bị nha khoa chuyên dụng.
  • Với những trường hợp ổ viêm đã xuất hiện túi mủ, áp xe răng, cuộc tiểu phẫu loại bỏ ủ mũ sẽ được diễn ra. Tình trạng càng được xử lý càng sớm càng tốt để vi khuẩn viêm nhiễm không lây lan sang các răng kế bên.
  • Trong trường hợp xuất hiện các ổ viêm lớn, phá hủy toàn bộ chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để không gây ảnh hưởng tới các răng kế bên. Cùng với nhổ răng, bác sĩ khuyến khích trồng răng để thay thế chiếc răng đã mất nhằm phục hình chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.

Như vậy, tùy vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp để mang lại cho khách hàng những hàm răng khỏe mạnh nhất.

Hình ảnh viêm chân răng

Tham khảo một số hình ảnh về viêm nhiễm chân răng thường gặp để giúp bạn nhận biết chính xác về bệnh lý này khi xảy ra:

Viêm nhiễm ở chân răng xuất hiện ổ dịch mủ
Viêm nhiễm ở chân răng xuất hiện ổ dịch mủ
Chân răng bị viêm nhiễm ở giai đoạn xuất hiện túi mủ
Chân răng bị viêm nhiễm ở giai đoạn xuất hiện túi mủ
Túi dịch mủ xuất hiện ở chân răng hàm trên
Túi dịch mủ xuất hiện ở chân răng hàm trên

Một số câu hỏi thường gặp?

Khi chân răng bị viêm nhiễm, mọi người thường hay quan tâm về những vấn đề sau:

Viêm chân răng thì uống thuốc gì?

Bác sĩ khuyến khích nên dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng, viêm nhiễm. Để kháng viêm, nên dùng một số loại thuốc: Ibuprofen, mefenamic, axit meloxicam,…Đối với viêm nhiễm nặng, nên dùng những loại thuốc chứa corticosteroid.

Để giảm đau và sưng tấy quanh vùng viêm nhiễm, nên uống metrogyl. Hoặc bạn có thể dụng một số loại nước súc miệng như Chlorhexidine 0.25% hoặc dạng sợi (Tetracycline) để nhét vào những kẽ túi quanh chân răng bị viêm.

Viêm chân răng nên kiêng ăn gì?

Viêm nhiễm chân răng gây ra rất nhiều triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai. Do đó, để ăn nhai thoải mái và hạn chế viêm nhiễm nặng hơn, bạn cần liêng một số thực phẩm sau: quá nóng, quá lạnh; thực phẩm nhiều đường; gây khô miệng; có tính axit; cay hoặc quá cứng, dai. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nên kiêng những thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc chua cay
Nên kiêng những thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc chua cay

Viêm chân răng có gây đau đầu?

Chân răng bị viêm nhiễm sẽ có gây ra tình trạng đau đầu. Bởi những phần mô nướu quanh chân răng bị viêm, dây thần kinh ở những khu vực này sẽ bị kích ứng và ảnh hưởng tới vùng thái dương và gây đau đầu. Thông thường, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội, nhức nhối ở một bên. Đi kèm theo là sưng tấy. chảy máu, hôi miệng,…

Tuy nhiên, đau đầu do viêm nhiễm chân răng sẽ không quá nghiêm trọng. Khi điều trị khỏi viêm, tình trạng đau đầu sẽ chấm dứt. Trong trường hợp đau nhức vùng đầu kéo dài liên tục, bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp lúc.

Viêm chân răng không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Do đó, không được chủ quan mà cần tới nha khoa điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu xảy ra. Bên cạnh đó, đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách mỗi ngày để sức khỏe răng miệng tốt hơn mỗi ngày nhé.

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher