Răng khểnh là gì? Mọc như thế nào?

Răng khểnh là gì? Mọc như thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Qua mắt thường, mọi người đều có thể hình dung về hình dáng và vị trí của chiếc răng khểnh. Tuy nhiên, chiếc răng khểnh mọc như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này Kiến thức răng miệng của Nha khoa Shark sẽ giới thiệu chi tiết về loại răng này.

răng khểnh mọc như thế nào

Răng khểnh là gì?

Răng khểnh còn được mọi người biết đến với cái tên răng nanh mọc lệch. Răng khểnh nằm ở vị trí số 3, ngay cạnh răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4. Thông thường răng khểnh thường mọc hàm trên (thuộc nhóm răng nanh) và không mọc đều với những chiếc răng khác trên cung hàm. Nó có thể mọc lệch ra phía ngoài hoặc lệch vào phía trong từ 5 – 10 độ so với quỹ đạo của cả hàm răng.

Răng khểnh sẽ xuất hiện vào độ tuổi bé thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn (12 – 15 tuổi). Tùy vào từng trường hợp, có người mọc 1 cái, có người mọc 2 cái. Để nhận biết răng khểnh sắp mọc lên, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Khoảng cách giữa răng cửa và răng hàm quá hẹp, không đủ không gian để răng nanh mọc lên.
  • Răng nanh đã có dấu hiệu nhú lên những răng sữa vẫn chưa rụng.
  • Khung hàm quá hẹp, răng nanh không thể phát triển được.

Răng khểnh mọc như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nụ cười. Đó có thể là răng khểnh mọc đẹp nhưng cũng có thể xấu gây ra hiện tượng lòi xỉ. Cùng tìm hiểu hết bài xem bạn có thuộc trường hợp nào nhé.

Răng khểnh sẽ mọc lệch ra phía ngoài hoặc lệch vào phía trong từ 5 - 10 độ
Răng khểnh sẽ mọc lệch ra phía ngoài hoặc lệch vào phía trong từ 5 – 10 độ

Những nguyên nhân dẫn đến mọc răng khểnh

Hiện tượng mọc răng khểnh thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu do 4 nguyên nhân chính sau: yếu tố di truyền, thói quen xấu, kích  thước hàm, mất răng từ sớm. Cụ thể từng nguyên nhân như sau:

Do yếu tố di truyền

Những vấn đề liên quan tới cấu trúc xương hàm, hình dáng răng thì yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển. Trong gia đình có ông bà, bố mẹ,… đã gặp tình trạng răng khểnh thì thế hệ con cháu cũng rất dễ sở hữu những chiếc răng này.

Mặc dù di truyền là yếu tố quan trọng trong việc răng khểnh phát triển, tuy nhiên đây là không phải là yếu tố duy nhất. Bởi vì trong nhiều trường hợp mọc răng khểnh là do yếu tố khác.

Do thói quen xấu

Khi còn nhỏ, các thói quen dùng núm ti, mút ngón tay, mút bút… trong thời gian dài sẽ có thể tạo ra áp lực không đều lên răng và hàm. Từ đó gây ra sự chênh lệch trong việc xếp thẳng các răng.

Do đó, thói quen từ bé nên được kiểm soát và cần được loại bỏ trong giai đoạn răng vĩnh viễn phát triển. Bởi vì, khi thực hiện trong thời gian dài, nó sẽ gây ra các tác động tiêu cực tới răng và hàm, dẫn tới tình trạng răng khểnh.

Những thói quen xấu như mút tay, dùng núm ti,... có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch ra phía ngoài
Những thói quen xấu như mút tay, dùng núm ti,… có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch ra phía ngoài

Do kích thước, hình dáng hàm răng

Đối với dáng hàm răng quá nhỏ so với kích thước của răng cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng và không đủ không gian để mọc thẳng. Nếu hàm răng quá nhỏ thì sẽ không cung cấp đủ khoảng trống để răng mọc. Còn đối với hàm quá lớn thì các răng có thể chồng chéo lên nhau.

Chính vì vậy, kích thước, dáng hàm răng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc răng khểnh mọc như thế nào.

Do mất răng từ sớm

Yếu tố cuối cùng là do răng mất sớm hoặc mất sự cân bằng trong cấu trúc hàm cũng sẽ gây ra tình trạng răng nanh mọc lệch. Trong quá trình phát triển, răng sữa mất quá sớm sẽ gây xô lệch các răng bên cạnh, khiến khoảng trống còn lại không đủ để mọc răng nanh lên. Từ đó làm thay đổi vị trí của răng và dẫn tới mọc răng khểnh.

Tình trạng mọc răng khểnh theo đúng tiêu chuẩn thì được coi là răng đẹp, tạo ra nụ cười duyên dáng và thu hút. Do đó, không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại. Bạn hãy theo dõi bé trong lúc mọc răng khểnh để xác định chính xác nguyên nhân và trường hợp bé gặp phải để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khểnh đẹp

Răng khểnh mọc như thế nào? Mọc lên đẹp hay xấu còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, cấu trúc răng và khuôn mặt của mỗi người.

Đối với những người yêu vẻ đẹp tự nhiên, răng khểnh mảng lại nụ cười duyên dáng và sự hài hòa trong gương mặt. Nên đôi khi, họ còn nhờ sự can thiệp của những biện pháp phục hình răng khểnh để sở hữu những chiếc răng này.

Răng khểnh đẹp thường có những dấu hiệu sau: mọc lệch theo tỷ lệ chuẩn, không quá dài, quá nhọn; không gây cản trở việc ăn uống và vệ sinh mỗi ngày; trắng sáng, dáng đẹp; không xảy ra tình trạng chen chúc giữa các răng.

Tuy nhiên, không phải chiếc răng khểnh nào mọc lên cũng đẹp. Có nhiều răng mọc xấu, sai lệch khớp cắn, từ đó khiến gương mặt mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều tới việc vệ sinh và ăn uống.

Răng khểnh mọc đẹp khi chuẩn độ lệch, có kích thước hợp lý và trắng sáng
Răng khểnh mọc đẹp khi chuẩn độ lệch, có kích thước hợp lý và trắng sáng

Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào?

Sau khi tìm hiểu răng khểnh mọc như thế nào, nguyên nhân mọc răng khểnh thì thời gian mọc răng cũng được các mẹ quan tâm. Thời gian mọc răng khểnh thường diễn ra ở độ tuổi từ 12 – 15. Quá trình mọc răng khểnh kéo dài từ 2 – 4 tuần. Lúc này, răng sữa bắt đầu lung lay để nhường chỗ cho răng khểnh mọc lên.

Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi người có một cơ địa khác nhau nên răng khểnh có thể mọc trong vòng vài tháng hoặc vài năm. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hỗ trợ bé chăm sóc răng miệng đúng cách và giúp bé duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng để răng phát triển không gặp trở ngại.

Quá trình mọc răng khểnh kéo dài từ 2 - 4 tuần hoặc có thể lâu hơn
Quá trình mọc răng khểnh kéo dài từ 2 – 4 tuần hoặc có thể lâu hơn

Mọc răng khểnh có đau không?

Trong quá trình mọc răng khểnh, bé sẽ có cảm giác đau đớn và không thoải mái. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa và tình trạng răng miệng của bé. Tình trạng này sẽ kéo dài không quá lâu nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng

Nếu bé có dấu hiệu đau nhức, bố mẹ có thể làm một số biện pháp để giảm đau như: chườm lạnh, sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn, ăn thức ăn mềm, súc miệng bằng nước muối,….

Tuy nhiên, trong thời gian dài mà bé không có dấu hiệu thuyên giảm và triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì bố mẹ cần đưa bé tới bác sĩ nha khoa để kiểm tra và được điều trị thích hợp.

Mọc răng khểnh có gây ảnh hưởng gì không?

Mọi người thường xem răng khểnh là chiếc răng duyên dáng. Nên khi nói đến răng khểnh là nói tới nụ cười đẹp, thu hút mọi người xung quanh. Thế nhưng, bạn không biết rằng, người có răng khểnh phải chịu rất nhiều ảnh hưởng không tốt.

Có thể ban đầu, những chiếc răng khểnh không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi về lâu về dài, răng khểnh có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như:

  • Răng nanh trong cung hàm cũng có chức năng ăn nhai như những chiếc răng khác. Khi nó mọc lệch lên (răng khểnh) sẽ làm sai lệch khớp cắn và gây khó khăn trong việc ăn nhai, làm giảm lực nhai khiến thức ăn không được nghiền nát tốt.
  • Những chiếc răng mọc lệch quá nhiều sẽ gây ra tình trạng cộm, vướng víu, khó khép môi. Bên cạnh đó, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Gây ra các bệnh lý về răng miệng: Khi răng khểnh mọc chen chúc giữa 2 răng, sẽ tạo nên nhiều kẽ hở, khoảng trống. Điều này làm thức ăn dễ bám vào và nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây ra các bệnh lý viêm nướu, sâu răng,…

Tuy răng khểnh tạo nét đẹp duyên dáng nhưng nó cũng có một số khó khăn, gây trở ngại đối với sức khỏe răng miệng và các hoạt động hàng ngày. Do đó, bạn cần tìm hiểu và xem xét kỹ mọi khía cạnh nếu muốn phục hình chiếc răng này.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu các thông tin về chiếc răng khểnh để các bạn hiểu rõ hơn về chiếc răng này.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X