- Mặc định
- Lớn hơn
Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng đã mất rất phổ biến, nhiều người lựa chọn phương pháp này vì có các ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, vấn đề làm răng sứ xong bị hôi miệng lại làm cho khá nhiều người lo ngại. Nhưng thực chất làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết.
Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không?
Làm cầu răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng. Vấn đề hơi thở có mùi xuất hiện sau khi làm cầu răng chủ yếu là do trồng răng sai kỹ thuật, hoặc do 1 số yếu tố khách quan khác.
Để làm cầu răng sứ an toàn và không biến chứng, cần có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị, máy móc hiện đại. Hơn nữa, chất lượng răng sứ phải đạt chuẩn để không gây kích ứng răng và nướu.
Nếu bạn bị hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ, hãy liên hệ ngay với 1 trong các nguyên nhân sau đây: Kỹ thuật thực hiện sai sót, nứt răng sứ, răng sứ kim loại bị Oxy hóa, chưa trị dứt điểm bệnh lý răng miệng, chăm sóc răng miệng sai cách,…
Sau đây là thông tin cụ thể hơn về từng nguyên nhân gây hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ.
Sai sót trong kỹ thuật thực hiện
Kỹ thuật làm cầu răng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, tay nghề tốt để thao tác chính xác trong mọi bước thực hiện. Khi lắp răng sứ lên trên cùi răng thật phải sát khít và bao trọn nướu răng xung quanh.
Nếu kỹ thuật chế tác răng sứ không chuẩn xác, tỷ lệ răng sứ và cùi răng thật không ăn khớp sẽ tạo ra kẽ hở. Đây chính là vị trí trụ ngụ lý tưởng của vi khuẩn, lâu dần sẽ gây hôi miệng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… Như vậy, kỹ thuật thực hiện là yếu tố chính quyết định vấn đề làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không.
Ngoài ra, bác sĩ yếu tay nghề còn có thể làm cho cầu răng sứ bị hở nhịp ở giữa 2 trụ răng, tạo ra khoảng trống tại vị trí bị mất răng. Thức ăn rất dễ bị giắt lại tại chỗ này, nhất là mảnh thức ăn nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm, hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi. Vấn đề này thậm chí làm ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Răng sứ bị nứt
Bị hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ còn có thể là do răng sứ bị nứt. Hiện nay, có rất nhiều dòng răng sứ được sản xuất và sử dụng trên thị trường. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có thể sử dụng nhầm 1 số loại răng sứ kém chất lượng. Răng sứ không đạt chuẩn rất dễ bị nứt vỡ, ngay cả khi bạn dùng lực ăn nhai nhẹ.
Ngoài yếu tố chất lượng, răng sứ còn có thể bị nứt do: Thói quen nghiến răng khi ngủ, ăn nhai thực phẩm cứng, dùng răng cắn đồ vật,… Khe nứt ở răng sứ chính là vị trí dễ bị tích tụ cặn thức ăn và rất khó để làm sạch. Vì vậy, răng sứ bị nứt là 1 trong các nguyên nhân gây hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ.
Răng sứ kim loại bị Oxy hóa
Răng sứ kim loại là yếu tố quyết định làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không. Đây là dòng răng sứ phổ biến trên thị trường bên cạnh răng sứ toàn sứ. Cấu tạo chính của răng sứ kim loại là kim loại ở sườn bên trong và lớp sứ bên ngoài. Kim loại trong răng sứ khi tiếp xúc với nước bọt, gia vị thức ăn khi đi vào khoang miệng,… trong thời gian dài sẽ bị Oxy hóa.
Răng sứ kim loại bị Oxy hóa làm cho đường viền nướu bị đen. Riêng với những người có cơ địa nhạy cảm, bị hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ là vấn đề dễ xảy ra. Không chỉ hôi miệng, 1 số biểu hiện khác có thể đồng thời xuất hiện: Ngứa rát, sưng nướu,…
Do ảnh hưởng từ các bệnh lý nền
Trước khi thực hiện bất kì thủ thuật nha khoa nào, sức khỏe răng miệng là yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo. Nếu không chữa sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… trước khi làm cầu răng sứ, bạn không chỉ bị hôi miệng, mà kết quả phục hình cũng không tốt.
Như vậy, ảnh hưởng từ các bệnh lý nền là 1 trong các nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ. Điều trị bệnh lý sơ sài sẽ không thể diệt hoàn toàn sự tồn tại của các vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể làm cho chúng sinh sôi mạnh mẽ hơn. Ngoài hôi miệng, vấn đề này còn kéo theo các hệ lụy khác: Sưng nướu, viêm xương hàm,…
Chăm sóc răng miệng sai cách
Để xác định làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không, bạn cần kiểm tra lại cách vệ sinh răng miệng thường ngày của mình. Vệ sinh răng sạch sẽ là việc làm rất cần thiết, dù là trước hay sau khi làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, có 1 số người lại không mấy coi trọng vấn đề này và gặp phải biến chứng khi làm cầu răng, trong đó có hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho hơi thở ngày càng nặng mùi. Hoặc bạn có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, ăn nhiều thức ăn có độ bám dính cao cũng sẽ làm cho hơi thở nặng mùi.
Cách khắc phục khi làm cầu răng sứ gây hôi miệng
Cách khắc phục hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ hiệu quả nhất chính là đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Sau khi xác định nguyên nhân của vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị thích hợp nhất dành cho bạn.
- Với các trường hợp bị hôi miệng do làm cầu răng sứ sai kỹ thuật, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách điều chỉnh lại cầu răng, hoặc chế tác cầu răng sứ mới đúng tiêu chuẩn.
- Nếu bạn bị hôi miệng do cơ địa không thích ứng với cầu răng sứ kim loại, bác sĩ sẽ tư vấn thay thấy bằng răng sứ toàn sứ. Điều này giúp đảm bảo an toàn và không gây kích ứng.
- Trường hợp bị hôi miệng do không trị dứt điểm các bệnh lý trước khi làm cầu răng sứ, bác sĩ cần: Tháo bỏ răng sứ, điều trị bệnh lý và làm lại cầu răng sứ mới.
Hướng dẫn cách phòng ngừa hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ
Mùi hôi miệng không chỉ mang đến cảm giác khó chịu, mà còn làm cho bạn tự ti với mọi người xung quanh. Vì vậy, để không phải đối mặt với các tình huống khó xử, bạn cần tìm hiểu cách phòng tránh, chăm sóc cầu răng sứ để tránh hôi miệng.
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để làm cầu răng sứ. Sau khi hoàn thành, bạn hãy vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà:
- Đánh răng bằng bàn chải có lông tơ mềm mại và kem đánh răng có hàm lượng Fluor thích hợp. Tần suất đánh răng khoa học là 2 lần mỗi ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
- Bạn nên lưu ý thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần để hạn chế tích tụ vi khuẩn trên bàn chải, tránh gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Không nên dùng tăm xỉa răng, thay vào đó, bạn hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn bị giắt lại ở kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng có tác dụng rất tốt trong việc giữ sạch khoang miệng.
- Để không bị hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ, bạn còn cần kiêng hút thuốc lá, kiêng ăn nhiều các thực phẩm nặng mùi như: Mắm tôm, nước mắm, sầu riêng,…
- Hãy đến nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần. Việc làm này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của răng sứ, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ xoay quanh chủ đề “Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không?”, chúng tôi đã có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Với bài viết, bạn cũng đã biết thêm cách khắc phục và phòng tránh hôi miệng sau khi làm cầu răng sứ. Nếu bạn vẫn còn các thắc mắc khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay để được hỗ trợ.
Bình luận bài viết