- Mặc định
- Lớn hơn
Trẻ mọc răng là một quá trình tự nhiên và quan trọng trong giai đoạn trẻ phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp tình trạng răng mọc chậm hơn so với bình thường. Việc này làm nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Mọi thông tin về vấn đề trẻ chậm mọc răng sẽ được Nha Khoa Shark giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để các bố mẹ hiểu rõ hơn!
Thế nào được gọi là chậm mọc răng?
Chậm mọc răng có thể được hiểu là tình trạng trẻ qua 12 – 13 tháng tuổi những vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào. Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và kết thúc giai đoạn mọc răng ở độ tuổi 2.5 với 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Tuy nhiên, tốc độ mọc răng của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, không phải tất cả những trường hợp răng mọc chậm đều bất thường và nguy hiểm.
Một số dấu hiệu trẻ mọc răng chậm bố mẹ cần lưu ý:
- Qua 12 tháng tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc chiếc răng sữa nào.
- Một số biểu hiện: chảy nước dãi nhiều, quấy khóc hay đưa tay vào miệng nhai cắn nhưng vẫn chưa mọc răng.
Khi bé gặp phải tình trạng răng mọc chậm, bố mẹ nên đưa bé tới nha khoa thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân làm trẻ chậm mọc răng
Tình trạng mọc chậm răng ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu được chia thành 2 nhóm sau:
Nguyên nhân khách quan
- Do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ, người thân của bé từng gặp tình trạng răng mọc chậm. Khả năng cao tình trạng răng mọc chậm cũng xảy ra với trẻ.
- Do bé sinh non: Bé sinh non khiến cơ thể chưa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Nên dễ xảy ra tình trạng mọc chậm răng so với những trường hợp sinh đủ ngày đủ tháng.
- Những vấn đề về bệnh lý răng miệng: Bệnh lý viêm lợi, nhiễm khuẩn trong khoang miệng,… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình mọc răng của bé, làm trẻ mọc răng chậm hơn bình thường.
Nguyên nhân chủ quan
- Bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nên quá trình mọc răng sẽ diễn ra không đúng theo thời gian tiêu chuẩn.
- Trẻ thiếu canxi, nên răng không thể mọc và phát triển một cách bình thường.
- Cơ thể bé thiếu vitamin K2. Chất này có công dụng đưa canxi từ máu tới răng và xương. Do đó, khi thiếu hụt chất này sẽ khiến hàm lượng canxi đưa tới răng không đủ. Khi thiếu vitamin K2, quá trình đưa canxi tới răng và xương chỉ đạt hiệu quả khoảng 30%
- Một số bệnh lý suy tiếp giáp, hội chứng Down,… cũng là nguyên nhân làm trẻ mọc răng chậm hơn so với bình thường. Không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề mọc răng chậm, những bệnh lý này cũng sẽ khiến bé chậm nói, chậm đi hoặc thừa cân,…
Khi xác định được chính xác nguyên nhân, bạn sẽ có hướng chăm sóc bé tốt hơn để quá trình mọc răng phát triển ổn định.
Trẻ chậm mọc răng có sao không? Có nguy hiểm không?
Khi nhận thấy trẻ có tình trạng mọc răng chậm, bố mẹ không được chủ quan, cần đưa bé tới nha khoa uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và xử lý kịp thời.
Trong trường hợp tình trạng răng mọc chậm kéo dài và không được cải thiện, bé sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
- Răng vĩnh viễn không phát triển tốt nên khi mọc lên không được đều đẹp.
- Răng vĩnh viễn có khả năng cao mọc trước răng sữa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn và sức khỏe răng miệng của bé.
- Bé dễ gặp phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu với nhiều chiếc răng cùng lúc trên cung hàm.
Ngoài ra, trẻ mọc chậm răng cũng có thể gây ra ảnh hưởng: việc ăn nhai không được thuận lợi, khiến trẻ nói chậm và phát triển không được toàn diện.
Trẻ chậm mọc răng cần làm gì để khắc phục?
Sau khi xác định được nguyên nhân bé mọc răng chậm, ngoài thăm khám nha khoa, bố mẹ cũng cần chăm sóc bé, cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày để quá trình mọc răng của bé phát triển tốt hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian cho con bú, bố mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để cung cấp nguồn sữa tốt và lành mạnh cho bé. Cả mẹ và bé cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, hoa quả,… Hoặc những thực phẩm chứa: vitamin D, canxi, vitamin K2,…
Bên cạnh đó, ngoài sữa, mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé các thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, ngũ cốc,… để cơ thể bé hấp thụ đủ chất.
>>>Tìm hiểu thêm: Trẻ chậm mọc răng có cần bổ sung canxi không?
Tập cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh
Hàng ngày, bố mẹ nên cho bé tắm nắng trước 9h sáng khoảng 10 – 15 phút để cơ thể bé hấp thụ đủ vitamin D. Lưu ý, không nên tắm nắng quá lâu hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ cao vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới làn da của bé.
Tập cho bé thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống đúng bữa. Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng ngón tay hoặc dụng cụ massage nướu chuyên dụng để nướu của bé khỏe mạnh hơn. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp kích thích sự phát triển của răng và giảm bớt sự khó chịu khi bé mọc răng.
Ngoài ra, đưa bé tới thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Khi thấy bé có dấu hiệu răng mọc chậm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất đối với sức khỏe của bé.
Trẻ chậm mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ di truyền, thiếu chất dinh dưỡng cho đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng mọc răng của trẻ, kết hợp đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp đối với những trường hợp răng mọc chậm.
Bình luận bài viết