Bé bị hôi miệng khi mọc răng - Nguyên nhân và cách cải thiện

Bé bị hôi miệng khi mọc răng – Nguyên nhân và cách cải thiện

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trong giai đoạn trẻ mọc răng thường có dấu hiệu hôi miệng. Rất nhiều ba mẹ lo lắng không biết bé bị hôi miệng khi mọc răng có sao không? Nguyên nhân bắt đầu từ đâu? Tham khảo các chia sẻ từ bài viết sau!

Bé bị hôi miệng khi mọc răng
Bé bị hôi miệng khi mọc răng

Bé bị hôi miệng khi mọc răng do đâu?

6 đến 8 tháng là thời điểm bé mọc răng sữa, giai đoạn này thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu về hôi miệng. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều lý do như:

  • Vi khuẩn xâm nhập: Giai đoạn mọc răng em bé tiết nước bọt nhiều, hay mút tay, gặm đồ chơi và các vật dụng. Đây là cơ hội vi khuẩn xâm nhập.
  • Không vệ sinh răng miệng kỹ: Bố mẹ thường không có thói quen vệ sinh răng miệng hoặc làm sạch lưỡi. Các vi khuẩn có cơ hội tích tụ từ đó hôi miệng xuất hiện và có những ảnh hưởng.

Ngoài ra, bé hôi miệng khi mọc răng có thể do rối loạn đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. triệu chứng thông thường sẽ nhận thấy như biếng ăn, quấy khó, mệt mỏi, hơi thở có mùi khó chịu.

Bé bị hôi miệng khi mọc răng do quá trình ăn uống, vệ sinh hoặc bệnh lý
Bé bị hôi miệng khi mọc răng do quá trình ăn uống, vệ sinh hoặc bệnh lý

Bé bị hôi miệng khi mọc răng có sao không?

Khi nhận thấy dấu hiệu bé hôi miệng khi mọc răng, ba mẹ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng kỹ cho bé. Mặc dù hôi miệng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cần đến nha sĩ thăm khám để xem xét nguyên nhân do đâu, sớm phát hiện nguồn gốc bệnh lý và có phương pháp cải thiện.

Ngoài ra, bố mẹ nên cho em bé đi thăm khám nha khoa định kỳ ở những địa chỉ uy tín để kiểm tra và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Bên cạnh đó cần thường xuyên chăm sóc, hướng dẫn bé tập thói quen vệ sinh răng miệng để có sức khỏe tốt nhất.

Cần đến nha sĩ thăm khám khi xuất hiện tình trạng hôi miệng do mọc răng
Cần đến nha sĩ thăm khám khi xuất hiện tình trạng hôi miệng do mọc răng

Hướng dẫn cách trị hôi miệng cho bé

Để phòng tránh tình trạng bé hôi miệng hoặc khi bé đã hôi miệng, ba mẹ cần chú ý áp dụng một trong những cách sau để cải thiện nhanh chóng nhất

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Trẻ sơ sinh thường giai đoạn mọc răng ngứa nướu, mẹ nên chú ý dùng gạc rơ lưỡi vệ sinh lưỡi và khoang miệng mỗi ngày.

Đây là cách để làm sạch cặn sữa, hạn chế những mảng bám còn sót lại trên miệng. Trẻ từ 3 tuổi trở lên nên chú ý đánh răng mỗi ngày 2 lần, dùng bàn chải mềm để hạn chế những ảnh hưởng đến khoang miệng.

Vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ

Thói quen ngậm mút tay và các vật dụng sẽ xuất hiện thường xuyên khi bé vào giai đoạn bé mọc răng quấy khóc ban đêm, Để hạn chế vi khuẩn, ba mẹ nên vệ sinh kỹ dụng cụ ăn uống, các vật dụng đồ chơi cho bé.

Tạo thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé
Tạo thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé

Dùng mật ong và bột quế

Trường hợp nếu như mùi hôi miệng của bé xuất hiện, ba mẹ có thể sử dụng mật ong và quế có tác dụng sát khuẩn.

Cho 1 thìa mật ong với bột quế theo đúng tỷ lệ 1;1 để súc miệng cho bé vào mỗi tối, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Chanh tươi

Chanh có tính kháng khuẩn cao, có thể dùng nước cốt chanh pha với muối và duy trì thói quen súc miệng cho bé.

Tuy nhiên cách này không nên áp dụng cho những trẻ dưới 1 tuổi vì em bé dễ nuốt muối, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Ăn uống lành mạnh

Bố mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước. Trong bữa ăn hàng ngày cần hạn chế sử dụng các loại hành tỏi, cà ri sẽ có thể khiến miệng bị hôi, cho bé ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả giòn để giúp làm sạch các mảng bám xuất hiện trên bề mặt răng.

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi, cụ thể trong giai đoạn mọc răng cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng như áp dụng một số các bí quyết như:

  • Nếu như bắt đầu mọc răng sữa, nên hạn chế hôn hít từ người lớn sang em bé để không bị vi khuẩn truyền nhiễm
  • Chú ý vệ sinh núm vú giả của bé để không có vi khuẩn tồn tại
  • Khi bé trong giai đoạn ăn dặm, nên cung cấp dinh dưỡng đa dạng, không sử dụng gia vị trong thời điểm này
  • Tuyệt đối không cắn, mớm thức ăn từ người lớn sang em bé để hạn chế các vấn đề về sâu răng.
  • Hạn chế cho bé mút tay, mút các vật dụng ti giả và bình sữa để không xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ để sớm phát hiện các ảnh hưởng bất thường và cải thiện hiệu quả.
Cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho các bé khi ăn dặm
Cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho các bé khi ăn dặm

Bé bị hôi miệng khi mọc răng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu hôi miệng. Cần xem xét nguyên nhân cũng như nhanh chóng đến nha sĩ để thăm khám, hạn chế các dấu hiệu hôi miệng nhanh chóng nhất.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X