Bé mọc răng biếng ăn bao lâu, mẹ phải làm gì để cải thiện?

Bé mọc răng biếng ăn bao lâu, mẹ phải làm gì để cải thiện?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng thường xuất hiện khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Bé nhà bạn đang trong giai đoạn mọc răng và thường xuyên bỏ ăn khiến bạn lo lắng? Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bé mọc răng biếng ăn là gì, cách cải thiện hiệu quả trong bài viết dưới đây!

bé mọc răng biếng ăn

Bé mọc răng thì có biếng ăn không?

Trên thực tế, bé mọc răng có thể gặp phải hiện tượng biếng ăn, bỏ ăn. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở bé trong giai đoạn này. Nguyên nhân khiến bé biếng ăn có thể do:

  • Nướu sưng đỏ: Khi chiếc răng sữa nhú lên, nướu lợi của bé sẽ bị nứt ra kèm theo biểu hiện sưng đỏ khó chịu. Nướu nứt làm cho bé đau nhức, quấy khóc nhiều, thậm chí là bỏ ăn.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng: Trong giai đoạn mọc răng, vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào khoang miệng, tấn công và gây tình trạng nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn, bé sẽ gặp khó khăn trong quá trình nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn, từ đó làm gia tăng nguy cơ biếng ăn.
  • Thay đổi khẩu vị: Thông thường, khi bé bước vào giai đoạn mọc răng, bé sẽ bị thay đổi khẩu vị so với ngày thường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở bé nhỏ.
  • Giảm hoạt động của enzym tiêu hóa: Khi bé mọc răng thì hầu hết các enzym sẽ tập trung hoạt động tại vị trí răng mọc. Điều này vô tình gây suy giảm hoạt động của enzym tiêu hóa và khiến bé có biểu hiện biếng ăn, bỏ bú.

Như vậy, đa số các bé khi mọc răng sẽ có dấu hiệu biếng ăn do nướu lợi sưng đỏ, nhiễm khuẩn răng miệng,… Bố mẹ nên bình tĩnh, thấu hiểu và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này.

Hầu hết trẻ mọc răng đều có biểu hiện biếng ăn, lười bú
Hầu hết trẻ mọc răng đều có biểu hiện biếng ăn, lười bú

Bé mọc răng bị biếng ăn trong khoảng bao lâu?

Bé mọc răng thường biếng ăn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày cho đến khi răng nhú hẳn khỏi nướu lợi. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian trung bình và sẽ có sự khác nhau ở từng bé.

Một số bé có sức đề kháng tốt thì chỉ biếng ăn vài ngày, tuy nhiên nhiều bé cơ địa nhạy cảm thì có thể biếng ăn dài hơn, đồng nghĩa với việc thời gian răng nhú ra ngoài cũng lâu hơn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé.

Quá trình mọc răng sữa làm cho bé cảm thấy khó chịu, đau đớn, chán ăn, lười bú. Chính vì vậy, bố mẹ nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết về cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé.

Thông thường, bé mọc răng sẽ biếng ăn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày
Thông thường, bé mọc răng sẽ biếng ăn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày

Bé mọc răng bỏ ăn có nguy hiểm không? 

Việc bé mọc răng và biếng ăn trong vòng vài ngày thì không nguy hiểm hay gây bất cứ ảnh hưởng nào tới sự phát triển toàn diện của bé sau này nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn của bé kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí bé bị sụt cân nhiều, suy dinh dưỡng, người lờ đờ, mệt mỏi thì đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe.

  • Việc bé bỏ ăn, biếng ăn trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bé không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Lúc này, bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin, chất khoáng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch, quá trình phát triển trí não, thể chất sau này.
  • Bé biếng ăn trong thời gian dài làm mất đi hàm lượng calo cần thiết, khiến bé trở nên nhẹ cân, giảm đề kháng.
  • Trong giai đoạn mọc răng, bé thường chảy nhiều nước dãi, cộng thêm việc biếng ăn khiến bé có nguy cơ mất nước nguy hiểm.

Ngoài các ảnh hưởng tiêu cực bén thì bé biếng ăn trong giai đoạn mọc răng còn làm tăng nguy cơ táo bón, rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì vậy, bố mẹ nên có những biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời nếu bé biếng ăn trong thời gian dài.

Bé mọc răng và biếng ăn có nguy cơ cao bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Bé mọc răng và biếng ăn có nguy cơ cao bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Bé mọc răng biếng ăn mẹ cần làm gì để cải thiện?

Bé mọc răng biếng ăn hoàn toàn có thể cải thiện nếu bố mẹ áp dụng đúng biện pháp, cụ thể như dưới đây:

Bình tĩnh tìm kiếm các thông tin khoa học về tình trạng biếng ăn

Như đã chia sẻ, hầu hết các bé đến giai đoạn mọc răng sẽ đều chán ăn, bỏ ăn, lười ti. Do đó, thay vì hoảng loạn, lo lắng thái quá, mất bình tĩnh thì bố mẹ nên chủ động tìm hiểu các thông tin chăm con khoa học, được chia sẻ bởi các chuyên gia.

Việc bố mẹ mất bình tĩnh, ép con ăn đủ chất trong giai đoạn này có thể khiến con căng thẳng, sợ ăn và trở thành biếng ăn bệnh lý. Đây là hệ lụy hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển thể chất sau này ở bé.

Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé

Một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn giai đoạn mọc răng là do nhiễm khuẩn khoang miệng. Chính vì vậy, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé.

Bố mẹ chú ý rửa tay thật sạch, sử dụng gạc hoặc bông y tế thấm nước muối sinh lý để nhẹ nhàng vệ sinh nướu của bé. Việc này sẽ giúp làm sạch lợi, loại bỏ các tác nhân gây bệnh, từ đó giúp cho bé ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Bố mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng cho trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn
Bố mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng cho trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn

Cho bé ti sữa hoặc uống nhiều nước hơn

Trong giai đoạn mọc răng sữa, bé thường chảy dãi và tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Vì vậy, bé có nguy cơ mất nước nguy hiểm. Lúc này, mẹ hãy cho bé ti sữa và uống nhiều nước để khôi phục lại sự cân bằng độ ẩm trong khoang miệng nhé!

Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho bé

Bé biếng ăn giai đoạn mọc răng là tình trạng khó tránh khỏi. Bởi vậy, mẹ nên chấp nhận và chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho con, từ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa/ ngày.

Chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ giúp con được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, xoa dịu cảm giác khó chịu, đau nhức nướu lợi, đồng thời giảm kích ứng niêm mạc miệng cho bé.

Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho bé giai đoạn mọc răng
Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho bé giai đoạn mọc răng

Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Mọc răng thường khiến bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở nướu lợi. Một số bé còn thường xuyên gặm nhấm các vật cứng, sắc để giảm sự bức bối này. Tuy nhiên, việc gặm nhấm vật cứng có thể gây tổn thương nướu, chảy máu, khiến bé đau nhức hơn.

Bố mẹ hãy ưu tiên bổ sung cho bé các thực phẩm mềm trong giai đoạn mọc răng như cháo, súp, canh,…. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa, giúp bé ăn uống tốt hơn, hạn chế được tình trạng biếng ăn kéo dài.

Một số thực phẩm giàu vitamin, protein mà bố mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho bé giai đoạn mọc răng là khoai lang, bí đỏ, cà rốt, thịt gà, cá hồi,…. Việc thay đổi thực phẩm thường xuyên, nấu các món ăn đúng sở thích, màu sắc bắt mắt cũng là cách kích thích cảm giác thèm ăn ở bé mà bố mẹ nên áp dụng.

Chăm sóc bé giai đoạn mọc răng đòi hỏi bố mẹ phải thật kiên trì, bình tĩnh, áp dụng đúng các biện pháp khoa học thì mới giúp con vượt qua một cách dễ dàng. Mong rằng những thông tin về nguyên nhân, cách cải thiện tình trạng bé mọc răng biếng ăn trong nội dung bài viết trên của nha khoa Shark sẽ góp phần giúp bố mẹ cảm thấy an tâm hơn trên hành trình nuôi dạy con.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X