Hướng dẫn cách vệ sinh răng giả tháo lắp chi tiết

Hướng dẫn cách vệ sinh răng giả tháo lắp chi tiết

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đeo hàm giả tháo lắp có thể khắc phục các vấn đề về răng như bị mất răng, tổn thương răng, thưa răng,… giúp cải thiện chức năng nhai cắn và thẩm mỹ răng miệng. Trong quá trình sử dụng, bạn cần phải biết cách vệ sinh răng giả tháo lắp sạch sẽ để duy trì tuổi thọ của hàm giả cũng như bảo vệ sức khỏe miệng. 

Hướng dẫn cách vệ sinh răng giả tháo lắp chi tiết

Hướng dẫn cách vệ sinh răng giả tháo lắp đơn giản và hiệu quả

Sau khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn nên vệ sinh và làm sạch hàm giả đúng cách. Hàm giả tháo lắp trong tình trạng sạch sẽ, không mùi sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn. Cách vệ sinh răng giả tháo lắp rất đơn giản, bạn có thể tuân theo các bước sau:

  • Bước 1: Súc miệng sạch sẽ và tháo hàm giả khỏi miệng.
  • Bước 2: Ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối, nước giấm hoặc nước vệ sinh hàm giả chuyên dụng trong khoảng 15-20 phút.
  • Bước 3: Lấy bàn chải lông mềm để vệ sinh hàm giả. Đặc biệt là các vị trí kẽ răng giả. Chú ý thực hiện làm sạch nhẹ nhàng và cẩn thận. 
  • Bước 4: Rửa sạch lại hàm giả.
  • Bước 5: Thấm khô hàm giả vào khăn mềm trước khi đeo lại. Nếu không sử dụng, hãy bảo quản hàm giả tại vị trí khô ráo, thoáng mát.

Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể vệ sinh hàm giả hiệu quả. Hãy nhớ tuân thủ đầy đủ các bước trong cách vệ sinh răng giả tháo lắp và thực hiện thường xuyên sau mỗi lần sử dụng để duy trì độ bền của hàm giả cũng như ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Thực hiện đúng cách vệ sinh răng giả tháo lắp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hàm giả và bảo vệ sức khỏe răng miệng
Thực hiện đúng cách vệ sinh răng giả tháo lắp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hàm giả và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Cần lưu ý những gì trong khi vệ sinh răng giả tháo lắp?

Một số lưu ý cần thực hiện cũng như cần kiêng không làm trong quá trình vệ sinh hàm giả bạn nên biết để gia tăng thời gian sử dụng răng giả, cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt nhất:

7 điều cần làm khi vệ sinh răng giả tháo lắp

Muốn gia tăng tuổi thọ của răng giả, bạn cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Theo đó, bạn nên thực hiện theo những cách sau:

  • Tháo hàm và vệ sinh răng giả ít nhất 2 lần/1 ngày

Bạn cần tháo hàm giả và vệ sinh sạch sẽ 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch những mảng bám giắt vào răng giả. Trong quá trình chải răng, bạn chỉ nên chải mặt ngoài của vòm răng. Đối với mặt trong vòm răng – vùng tiếp xúc với nướu, hạn chế chải răng để giảm tình trạng mài mòn, giúp hàm giả sử dụng được lâu hơn.

  • Lựa chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng

Khi chăm sóc hàm giả tháo lắp, bạn cũng sẽ thực hiện như đối với răng thật. Do đó, chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa trên răng. Cách làm này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng xỉn màu, ố vàng răng xảy ra trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ những mảng bám trên răng một cách dễ dàng. Lưu ý, không lựa chọn những bàn chải có đầu quá to, quá cứng vì có thể gây mòn và trầy xước hàm giảm. Từ đó ảnh hưởng tới thời gian sử dụng hàm giả.

Nên sử dụng những loại bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và vệ sinh hàm giả nhẹ nhàng, cẩn thận
Nên sử dụng những loại bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và vệ sinh hàm giả nhẹ nhàng, cẩn thận
  • Tháo răng giả trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn hãy tháo hàm giả, sau đó đem vào nước muối loãng qua đêm. Cách làm này vừa giúp tiệt trùng hàm giả hiệu quả, vừa giúp nướu được nghỉ ngơi cũng như máu lưu thông tốt.

  • Vệ sinh răng thật đúng cách

Không chỉ vệ sinh hàm giả tháo lắp mỗi ngày, bạn cũng cần kết hợp chăm sóc thường xuyên những chiếc răng thật trên cung hàm của mình. Điều này giúp khoang miệng luôn sạch sẽ và tránh vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Đồng thời, kết hợp massage vùng nướu nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt và giúp vùng nướu luôn khỏe mạnh.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của răng giả cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn mỗi ngày. Trong quá trình sử dụng hàm giả, hạn chế ăn những loại thực phẩm cứng, dai, quá lạnh hay quá dẻo. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới răng giả.

  • Tái khám nha khoa định kỳ

Bất kỳ phương pháp phục hình răng nào cũng vậy, việc thăm khám nha khoa định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát tốt những vấn đề xảy ra. Và hàm giả tháo lắp cũng vậy, kiểm tra răng miệng định kỳ giúp bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng và xử lý những bất thường của hàm giá như hàm giả không ổn định, hàm răng giả bị lỏng lẻo,…

Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ giúp bạn sớm phát hiện được các bệnh lý về răng miệng nếu có. Từ đó, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm để ngăn chặn các diễn biến nặng xảy ra như mất răng hoặc viêm nướu.

Tái khám nha khoa theo đúng lịch bác sĩ đề ra để bảo vệ sức khỏe răng giả tốt hơn
Tái khám nha khoa theo đúng lịch bác sĩ đề ra để bảo vệ sức khỏe răng giả tốt hơn

5 điều không nên làm khi vệ sinh hàm giả tháo lắp

Bên cạnh những điều cần làm, trong quá trình chăm sóc răng giả tháo lắp, bạn cũng cần tránh một số vấn đề sau đây nếu không muốn ảnh hưởng tới độ bền của hàm giả.

  • Không ngâm răng giả vào nước nóng

Khi nước có nhiệt độ quá nóng sẽ gây ra tình trạng chảy nền hàm giả. Điều này làm hàm thay đổi kích thước, bị cong vênh và trở nên không vừa với khuôn hàm răng thật. Vì vậy, mọi người chỉ nên ngâm hàm với nước ấm để vệ sinh răng giả qua đêm.

  • Không sử dụng kem đánh răng thông dụng để vệ sinh răng giả

Đối với những loại kem đánh răng thông thường sẽ chứa rất nhiều thành phần ăn mòn, nên khi sử dụng sẽ tạo ra rất nhiều lỗ li ti trên bề mặt hàm giả. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

  • Không vệ sinh hàm giả quá mạnh

Trong quá trình chải răng giả, thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, không nên làm những động tác quá mạnh vì có thể khiến hàm bị mài mòn và mẻ. Thậm chí nặng hơn sẽ gây gãy hàm trong quá trình sử dụng.

  • Không được tự ý sửa, mài dũa hàm

Nếu khi đeo hàm giả, răng bị lỏng lẻo hay bị gãy, việc tự ý sửa chữa hay dùng keo dán thông thường sẽ không mang tác dụng, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Bạn cần tới nha khoa, bác sĩ sẽ có những phương án xử lý phù hợp với từng tình trạng của khách hàng.

  • Không đeo răng giả trong lúc ngủ

Việc đeo hàm trong lúc ngủ vừa làm mỏi hàm, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Lúc này, bạn nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đó là trong lúc đi ngủ cần tháo hàm và massage nướu nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt.

Không nên đeo hàm giả trong khi ngủ
Không nên đeo hàm giả trong khi ngủ

Có thể hàm giả tháo lắp không được đánh giá cao về độ bền hay chức năng ăn nhai. Nhưng việc thực hiện cách vệ sinh răng giả tháo lắp đúng chuẩn, khoa học sẽ phần nào khắc phục được các vấn đề này. Do đó, hãy lưu ý những thông tin trong bài viết để răng giả và sức khỏe răng miệng luôn tốt và khỏe mạnh nhé.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X