- Mặc định
- Lớn hơn
Phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ được xem là giải pháp hiện đại, đem lại hiệu quả toàn diện, tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, sau khi phục hình, răng sứ có thể bị hở gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu răng sứ bị hở mà bạn nên biết. Cùng Nha khoa Shark theo dõi ngay nhé!
Dấu hiệu răng sứ bị hở bạn nên biết
Bọc răng sứ thẩm mỹ là kỹ thuật nha khoa đem lại công dụng khắc phục hoàn hảo các nhược điểm răng miệng như răng xỉn màu, ố vàng hoặc nứt vỡ, xỉn màu.
Sau đây là các dấu hiệu răng sứ bị hở điển hình nhất:
- Xuất hiện khe hở giữa răng sứ và nướu răng
Dấu hiệu răng sứ bị hở dễ quan sát nhất chính là khu vực tiếp giáp, nối giữa mão răng sứ và nướu răng xuất hiện kẽ hở. Kẽ hở này có thể nhìn thấy bằng mắt qua gương hoặc thông qua tay khi chạm vào khoang miệng.
- Vết đen quanh chân răng
Nếu một ngày mà bạn quan sát thấy xung quanh chân răng có sự xuất hiện của các vết đen “lạ lẫm” thì rất có thể răng sứ đã bị hở sau quá trình phục hình. Vết đen này chính là hậu quả của quá trình oxy hóa giữa chất liệu mão răng và acid bên trong khoang miệng.
- Chân răng sứ lộ ra ngoài
Kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo đúng quy trình hoặc có xảy ra sai sót sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải hiện tượng răng sứ bị hở, từ đó khiến chân răng sứ bị lộ ra ngoài. Đây cũng là triệu chứng khá dễ quan sát và nguy hiểm mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý, tìm cách khắc phục an toàn.
- Đau nhức, tê buốt răng
Sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ nếu như chẳng may bạn gặp phải triệu chứng đau nhức, răng sứ bị ê buốt khó chịu tại răng miệng, nhất là trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì có thể răng sứ của bạn đã bị hở.
Khi răng sứ hở, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn về mọi tác động từ bên ngoài. Điều này khiến cho bạn dễ cảm thấy tê răng, thậm chí đau nhức dữ dội nếu ăn phải đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
- Hôi miệng
Dấu hiệu răng sứ bị hở tiếp theo mà bạn có thể tham khảo chính là hôi miệng, thở ra mùi hôi khó chịu. Bởi vì, khi răng sứ bị hở do bất kỳ nguyên nhân nào thì thức ăn, vi khuẩn cũng dễ bám lại giữa các kẽ răng.
Nếu không được vệ sinh, làm sạch hàng ngày, những mảng thức ăn dư thừa sẽ tồn tại và phân hủy gây ra mùi hôi thối vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin vốn có trong giao tiếp hàng ngày của bạn.
Răng sứ bị hở nguyên nhân do đâu?
Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về các dấu hiệu răng sứ bị hở ở phần trên thì ở phần này, nha khoa Shark sẽ bật mí cho bạn các nguyên nhân khiến răng sứ hở:
- Vật liệu nha khoa không đảm bảo về chất lượng
Tại các phòng khám nha khoa uy tín hiện nay có hai loại răng sứ nổi tiếng, được nhiều tín đồ làm đẹp ưu tiên lựa chọn nhất chính là răng toàn sứ và răng chế tác từ chất liệu kim loại.
Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện phục hình răng tại địa chỉ kém chất lượng thì chất liệu răng sứ sẽ không đảm bảo, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng kích ứng, dị ứng răng miệng.
Nếu bạn không được phát hiện sớm và kịp thời, chức năng của răng sẽ suy yếu, răng sứ hở, nguy hiểm hơn là dẫn đến hàng loạt các biến chứng nha khoa vô cùng nguy hiểm như tuột răng sứ, viêm nha chu, viêm nướu lợi.
- Kỹ thuật bọc răng sứ có sai sót
Mặc dù là phương pháp thẩm mỹ phổ biến, hiện đại nhưng kỹ thuật bọc răng sứ lại không hề đơn giản mà đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao, vững vàng.
Các dấu hiệu răng sứ bị hở mà bạn đang gặp có thể là do quá trình bọc răng có xảy ra sai sót trong kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương đến răng thật, đồng thời làm mất đi sự liên kết vững chắc giữa mão sứ và trụ răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả phục hình.
- Kích thước răng sứ không vừa với cấu trúc xương hàm
Để đạt được hiệu quả phục hình thẩm mỹ đúng như ý mong muốn thì bạn phải tiến hành bọc răng sứ có kích thước vừa vặn nhất với cấu trúc xương hàm. Việc kích thước chênh lệch sẽ khiến răng sứ dễ hở, không khớp với cùi răng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Keo nha khoa kém chất lượng
Để thực hiện bọc răng sứ thì bác sĩ sẽ phải sử dụng loại keo dán nha khoa kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu keo này không đảm bảo, độ bám dính kém thì giữa mão sứ và răng sẽ không thể cố định chắc chắn, từ đó tạo ra các kẽ hở kém thẩm mỹ.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Thói quen vệ sinh hàng ngày tuỳ tiện, không khoa học là một trong số nguyên nhân gây ra dấu hiệu răng sứ bị hở điển hình, bị nhiều người bỏ qua. Cụ thể, nếu bạn đánh răng thô bạo, quá mạnh hoặc bàn chải có lông cứng thì sẽ gây ra các khe hở giữa kẽ răng.
Tác hại khi răng sứ bị hở
Răng sứ bị hở nếu không có được biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như dưới đây:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
Răng sứ bị hở là điều kiện thuận lợi và hoàn hảo để vi khuẩn, thức ăn dễ dàng mắc kẹt lại. Lúc này, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh bên ngoài sẽ nhân lên và phát sinh một cách mạnh mẽ, từ đó gây ra hàng loạt các bệnh lý viêm nhiễm tại răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu lợi, sâu răng nặng nề.
- Gây hôi miệng
Khi thức ăn và vi khuẩn bám lại vào kẽ hở giữa các răng lâu ngày thì sẽ phát sinh ra mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt, nói chuyện hàng ngày của bạn, từ đó làm suy giảm hiệu suất, chất lượng công việc.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ tổng thể
Dấu hiệu răng sứ bị hở ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả thẩm mỹ của tổng thể hàm răng và gương mặt. Cụ thể, khi răng hở sẽ dẫn đến hiện tượng lộ trụ răng, viền răng đen, tác động xấu đến tính thẩm mỹ sau phục hình.
- Tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu hoá
Răng sứ bị hở ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn nhai hàng ngày của khách hàng. Điều này khiến bạn dễ đau nhức, khó khăn trong ăn uống, từ đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trào ngược dạ dày, đau đại tràng hoặc táo bón.
Xem thêm: Bọc răng sứ cho răng mọc lệch có hở hay không?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở?
Ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu răng sứ bị hở nghiêm trọng kể trên thì bạn cần phải thăm khám kỹ càng và điều trị triệt để để ngăn ngừa biến chứng có hại sau này.
Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng trên, mời bạn tham khảo thêm:
- Bọc răng sứ lần 2: Tùy vào tình hình thực tế mà bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ và tiến hành bọc lại răng mới. Tuy nhiên, lần này thì bác sĩ phải tính toán cẩn thận, kỹ càng về kích thước mão răng sứ và lựa chọn chất liệu sứ phù hợp để phòng ngừa tình trạng hở răng.
- Gắn lại răng: Nếu răng sứ bị hở nguyên nhân do keo dán kém chất lượng thì bác sĩ có thể cải thiện bằng cách gắn lại răng bằng loại keo đảm bảo hơn.
Bên cạnh các phương pháp kể trên thì sau khi bọc răng sứ, bạn cần phải tuân thủ tối đa, tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Theo đó, bạn cần duy trì thói quen đánh răng miệng ít nhất mỗi ngày từ 2 – 3 lần bằng loại bàn chải chuyên dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn chậm, nhai kỹ và ưu tiên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như thức ăn nấu nhuyễn, cháo, canh, súp,…
Vừa rồi Nha khoa Shark đã chia sẻ tới bạn đọc các dấu hiệu răng sứ bị hở phổ biến mà nhiều người gặp phải. Để tránh những biến chứng nguy hiểm thì hãy đến phòng khám nha khoa uy tín ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên nhé!
Bình luận bài viết