- Default
- Bigger
Trẻ em mọc răng sữa bị sốt nhẹ được xem là bình thường nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ thì phụ huynh cần lưu ý.
Nếu tình trạng này kèm theo các biểu hiện như tiêu chảy, nôn trớ, co giật, phát ban, lừ đừ thì nên đưa con đi cấp cứu kịp thời. Theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết trường hợp nguy hiểm và biết cách xử lý.
Trẻ sốt mọc răng 39 độ do đâu?
Thực tế, trẻ bị sốt không phải là dấu hiệu mọc răng như nhiều người vẫn tưởng. Khi mọc răng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dao động từ 37,2 đến 37,8 độ C.
Trong khi đó, cơn sốt được xác định khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ. Tình trạng sốt thường liên quan đến bệnh lý kèm với các triệu chứng khác.
Vì vậy, nguyên nhân trẻ sốt không hẳn bắt nguồn từ việc mọc răng. Nếu mọc răng sốt 39 độ C thì đó là một dấu hiệu không bình thường cần phải lưu ý.
Có hai nguyên nhân chính khiến trẻ sốt trẻ sốt cao khi mọc răng là:
- Tiếp xúc với mầm bệnh: Khi mọc răng, nướu sẽ phải nứt ra trước khi răng nhú lên. Nếu để trẻ ngậm và nhai các đồ vật xung quanh, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể. Điều này vô tình làm cho trẻ bị nhiễm các mầm bệnh mới và gây sốt cao.
- Mất kháng thể: Khi trẻ đạt độ tuổi từ 6 đến 12 tháng, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Từ đó, cơ thể trẻ dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh lý có triệu chứng sốt.
Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không?
Khi bé sốt mọc răng 39 độ C là tình trạng không hiếm gặp và khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nếu không có các triệu chứng nguy hiểm khác thì không cần lo lắng quá mức.
Nếu không có các triệu chứng nguy hiểm khác, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường khác thì đây là một trường hợp nguy hiểm và bố mẹ hãy đưa con đến phòng khám để được khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu bất thường kèm theo khi bé sốt mọc răng 39 độ sẽ bao gồm:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt > 38 độ C.
- Trẻ từ 3 tháng trở lên và bị sốt 39 độ C hoặc cao hơn.
- Sốt cao liên tục không giảm kèm theo co giật, tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban.
- Triệu chứng sốt mọc răng vẫn tiếp tục và trở nên nặng hơn sau khi răng đã nhú lên.
- Trẻ ngủ không yên hoặc quấy khóc không ngừng, không thể dỗ được.
- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày hoặc có dấu hiệu không đỡ, có máu trong phân.
- Sụt cân nhanh, trọng lượng cơ thể giảm hơn 5% trước khi trẻ sốt mọc răng.
Trẻ sốt mọc răng 39 độ kéo dài bao lâu?
Những dấu hiệu và triệu chứng mọc răng thông thường có thể gây khó chịu cho trẻ như quấy khóc, trằn trọc, bú kém, ăn ít và bỏ bữa. Khi trẻ sốt mọc răng ở mức 39 độ, đây có thể là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi răng đang mọc.
Thường thì sốt do mọc răng sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Sau thời gian này, răng bắt đầu nhú, cơn sốt sẽ giảm dần và tự khỏi.
Nếu sốt của trẻ kéo dài trẻ sốt quá lâu (5 ngày trở lên), hoặc kèm theo các triệu chứng đã đề cập ở trên, nên đưa con đi khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ phải làm sao?
Khi trẻ mọc răng, có thể xảy ra sốt và đau nướu, điều này gây khó chịu và trẻ có thể quấy khóc. Trường hợp sốt 39 độ, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước: Trẻ cần được uống đủ nước để tránh mất nước do sốt. Bạn có thể cho trẻ uống sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
- Lau người: Cha mẹ cần giảm nhiệt bằng cách lau người bằng nước ấm, tránh sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Đo nhiệt độ và theo dõi: Đo nhiệt độ của trẻ thường xuyên và theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên trên 39 độ C hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi: Trẻ cần được nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi. Hãy cho trẻ một môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi.
- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái: Mặc trẻ những bộ quần áo nhẹ, rộng rãi và thoáng mát để tránh quá nóng và giữ cho cơ thể thoáng khí.
- Sử dụng thuốc: Nếu trẻ sốt và đau nhiều, cha mẹ có thể cho trẻ uống Paracetamol để giảm sốt và giảm đau. Liều lượng thường là khoảng 10-15mg/kg cân nặng của trẻ, uống cách nhau 4-6 giờ mỗi lần. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ uống thuốc
- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ giúp tránh tái nhiễm hoặc nhiễm trùng nướu. Sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay để lau nhẹ nhàng và massage nướu.
Trên đây là bài viết chia sẻ về tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ. Các bậc phụ huynh khi đã nhận biết rõ các triệu chứng nguy hiểm kèm theo, cần thực hiện những biện pháp chăm sóc phù hợp. Lưu ý rằng việc chăm sóc tại nhà chỉ áp dụng khi trẻ không có các triệu chứng nguy hiểm khác. Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng hoặc không có sự cải thiện sau một thời gian, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Comment on the article