Bị móm hàm dưới – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bị móm hàm dưới – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Inscrivez-vous pour une consultation
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Underbite dans la mâchoire inférieure là tình trạng hàm dưới phát triển quá mức dẫn đến khớp cắn không thống nhất, tác động xấu đến thẩm mỹ của gương mặt. Cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân bị móm hàm dưới cũng như có phương pháp cải thiện hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.

Biểu hiện của móm hàm dưới?

Móm hàm dưới là tình trạng khớp cắn ngược, răng hàm dưới nhô ra lệch bên ngoài, không thống nhất với hàm trên. Tình trạng sai lệch khớp cắn do móm hàm dưới sẽ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, tác động đến ăn nhai, người mắc phải tự ti, mặc cảm. Chưa kể móm hàm dưới còn tác động gây nên tình trạng phát âm không đúng chuẩn, ảnh hưởng đến giọng nói, công việc.

Móm hàm dưới
Móm hàm dưới do răng hoặc hàm phát triển quá mức

Dấu hiệu móm hàm dưới như sau:

  • Hàm dưới phát triển đưa ra nhiều về trước, môi và cằm hàm dưới nhô ra
  • Góc nghiêng sẽ thấy gương mặt nhọn, lõm
  • Khó khăn trong quá trình ngậm miệng, răng hàm dưới che phủ răng hàm trên.

Phân loại móm hàm dưới

Thông thường, bị móm hàm dưới sẽ được chia thành hai loại cơ bản. Trong đó là móm do răng và móm do hàm.

Móm do răng

Là trường hợp răng hàm dưới mọc lệch khớp cắn, bao bọc cả phần răng hàm trên. Nguyên nhân móm do răng chính là cấu trúc của răng bị phát triển quá mức, không liên quan đến cấu trúc xương hàm.

Móm do răng thường sẽ dễ can thiệp hoặc áp dụng các phương pháp khác nhau để cải thiện.

Móm có thể xuất hiện do răng hoặc do hàm
Móm có thể xuất hiện do răng hoặc do hàm

Móm do hàm

Trái ngược với móm do răng, móm hàm là tình trạng răng mọc bình thường. Tuy nhiên cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mức, xương hàm trên không phát triển, dẫn đến hai hàm lệch nhau, khớp cắn bị ngược.

Móm do hàm can thiệp và cải thiện khá khó khăn vì cần tác động đến cấu trúc bên trong mới có thể điều chỉnh về vị trí cân đối, hạn chế những ảnh hưởng và tác động.

Cho dù móm do răng hay móm do hàm thì tình trạng bị móm hàm dưới vẫn là nỗi lo của nhiều người. Ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, tác động đến sức khỏe cũng như vẻ ngoài.

Nguyên nhân móm hàm dưới do đâu?

Thông thường, móm hàm dưới bắt nguồn từ một số những nguyên nhân cơ bản như

Di truyền

Nguyên nhân phổ biến củae móm là do di truyền. Nếu trong gia đình có những người thân bị móm thì con cái sẽ ảnh hưởng và xuất hiện những dấu hiệu này.

Các thói quen xấu

Thường xuyên có những thói quen xấu như mút tay, nút lưỡi sẽ khiến cho tình trạng móm xuất hiện. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30% các dấu hiệu bị móm hàm dưới.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng móm xuất hiện
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng móm xuất hiện

Các nguyên nhân khác

Tai nạn, những ảnh hưởng từ bên ngoài dẫn đến tác động khiến cấu trúc hàm dưới nhô ra ngoài gây móm. Hoặc mất răng cũng là trường hợp gây nên tình trạng móm hàm dưới. Nếu mất răng hàm trên lâu, xương hàm bị teo sẽ co lại, dẫn đến dấu hiệu móm hàm dưới.

Những ảnh hưởng khi bị móm hàm dưới

Móm hàm dưới được xem là bệnh lý khiến nhiều người lo âu. Tình trạng này xuất hiện gây nên nhiều những ảnh hưởng, tác động kém duyên.

Tác động cấu trúc gương mặt

Móm khiến cho gương mặt bị lệch, bị lệch hàm., phần cằm nhọn, tổng thể giống hình lưỡi cày kém duyên. Khi nói và cười, tình trạng móm khiến gương mặt không tự nhiên, gây mặc cảm, tự tin cho người mắc phải.

Tác động đến chức năng ăn nhai

Móm hàm dưới khiến răng chìa ra, hàm trên không thống nhất khớp cắn. Từ đó việc nhai và cắn thức ăn bị hạn chế, không thể ăn nhai như bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.

Móm gây nhược cơ, ảnh hưởng đến ăn nhai
Móm gây nhược cơ, ảnh hưởng đến ăn nhai

Giọng nói

Tưởng chừng như không liên quan nhưng móm là nguyên nhân khiến cho việc phát âm, giọng nói không như bình thường. Những người bị móm thường có dấu hiệu nói ngọng, nói lắp.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Tình trạng móm hàm dưới xuất hiện khiến cho người mắc phải sẽ rối loạn khớp thái dương hàm, bị nhược cơ. Từ đó suy thoái và ảnh hưởng đến các chức năng về ăn nhai.

Cải thiện móm hàm dưới như thế nào?

Nếu chẳng may bị móm hàm dưới, cách tốt nhất chính là đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chụp CT hàm mặt đánh giá nguyên nhân móm do đâu để có phương pháp cải thiện hiệu quả.

Niềng răng móm hàm dưới

Nếu nguyên nhân móm hàm dưới xuất hiện là do răng. Bạn sẽ cần can thiệp cải thiện móm bằng cách áp dụng phương pháp niềng. Sử dụng các khí cụ niềng răng với lực siết tác động sẽ giúp cân chỉnh cấu trúc răng về đúng vị trí, thống nhất hai hàm, đảm bảo khớp cắn cân xứng, từ đó hỗ trợ ăn nhai và thẩm mỹ.

Niềng răng là phương pháp cải thiện móm hàm dưới hiệu quả
Niềng răng là phương pháp cải thiện móm hàm dưới hiệu quả

Niềng răng hiện nay có nhiều phương pháp như: Niềng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt, niềng răng mặt trong. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và sẽ được lựa chọn dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Bạn chỉ cần đến nha khoa uy tín, việc áp dụng niềng răng móm như thế nào sẽ được hỗ trợ tận tình.

Phẫu thuật hàm móm

Khi móm hàm dưới xuất hiện là do cấu trúc xương phát triển. Để cải thiện hiệu quả cần áp dụng phẫu thuật cấu trúc xương hàm. Với nguyên nhân móm do hàm, việc áp dụng niềng răng sẽ không hiệu quả.

Phẫu thuật hàm móm tương đối khó và phức tạp. Phương pháp đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, công nghệ thực hiện an toàn, quy trình khép kín vô trùng, có đầy đủ máy móc hiện đại hỗ trợ.

Trường hợp móm do xương cần phải phẫu thuật
Trường hợp móm do xương cần phải phẫu thuật

Để phẫu thuật hàm móm thành công, bác sĩ chuyên khoa sẽ gây mê, sau đó bằng kỹ thuật chuyên biệt tác động cắt xương hàm dưới, cân chỉnh khớp cắn, đảm bảo kéo hàm dưới về đúng vị trí, từ đó hỗ trợ khôi phục các chức năng ăn nhai. Phẫu thuật hàm dưới được diễn ra trong khoảng 2 tiếng, cần áp dụng ở những nơi uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn.

Một số những trường hợp móm do răng lẫn hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật hàm mới đảm bảo kết quả như mong muốn. Trường hợp này cần sự hội chẩn của đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao để có được kết quả an toàn, không gây biến chứng, ảnh hưởng.

Địa chỉ cải thiện móm hàm dưới hiệu quả nhất

Được đánh giá là thương hiệu nha khoa uy tín, nhận được sự quan tâm của hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước. Nha khoa Shark vinh dự, tự hào với sự tin tưởng, đồng hành từ quý khách hàng.

Với những ai mắc phải tình trạng hàm móm, hàm hô hoặc các khuyết điểm về răng. Nha khoa Shark tự tin sẽ đem đến các dịch vụ cao cấp, quy trình làm đẹp chuyên sâu, hiệu quả lâu dài cũng như cải thiện nhanh các khuyết điểm trong thời gian ngắn.

Nha khoa Shark có đội ngũ các bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm. Bác sĩ luôn thăm khám, xem xét nguyên nhân móm hàm dưới do đâu cũng như có phương án cải thiện, xử lý kịp thời.

Nha khoa Shark chính là địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
Nha khoa Shark chính là địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng

Ngoài chất lượng dịch vụ tốt, nha khoa Shark còn có chi phí phải chăng cũng như nhiều những quyền lợi, cam kết hỗ trợ khách hàng lâu dài. Chính vì điều này mà thương hiệu nhận được những quan tâm, tin chọn từ đông đảo khách hàng.

Underbite dans la mâchoire inférieure mặc dù gây ảnh hưởng và tác động đến cuộc sống. Hãy tìm đến nha khoa Shark để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn, nhanh chóng cải thiện bằng các phương pháp phù hợp nhất.

 

Đánh giá bài viết

Commentaire sur l'article

Soumettre un commentaire envoyer

CONNAISSANCES CONNEXES

Vidéos associées

vidéo de fond icône - jouer

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière d'article 1

Raisons de choisir Shark Dental

Bannière de publication 1 Mo
Contacter le médecin

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation
Consultez maintenant
Prendre rendez-vous
1800 2069
Dental Tourism Process

X

PRENDRE RENDEZ-VOUS

Pour le meilleur service

PRENDRE RENDEZ-VOUS

X

CHOISISSEZ L'HEURE

Aujourd'hui, jour

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORMULAIRE DE RENDEZ-VOUS

Prendre rendez-vous

INSCRIVEZ-VOUS À LA CONSULTATION,
EXAMEN GRATUIT

Inscrivez-vous pour une consultation

X