Răng bị chìa là gì? Khắc phục răng bị chìa thế nào?

Răng bị chìa là gì? Khắc phục răng bị chìa thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng bị chìa là khuyết điểm răng miệng thường gặp, không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt mà còn làm suy giảm chức năng nhai. Mặc dù xuất hiện khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết rõ răng bị là gì cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Cùng Nha khoa Shark tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Răng bị chìa là gì? Khắc phục răng bị chìa thế nào?

Răng bị chìa là gì? 

Răng chìa là tình trạng răng mọc sai lệch không theo hướng bình thường, có xu hướng chìa ra ngoài, gây mất tương quan giữa 2 hàm và dẫn đến sự sai lệch về khớp cắn. 

Răng chìa có nhiều loại khác nhau:

  • Răng chìa hàm trên: Tình trạng này xuất hiện khi xương hàm phía trên phát triển quá mức, nhô ra trước; khiến 2 hàm mất cân đối, khuôn mặt trở nên lệch lạc.
  • Răng chìa hàm dưới: Hàm dưới nằm bên ngoài hàm trên, cằm lệch ra ngoài khiến bạn không thể khép khuôn miệng như bình thường. Khi ngậm kín miệng sẽ dễ dàng thấy cằm bị lệch sang một bên.
  • Răng chìa cằm lẹm: Cằm bị thụt vào trong do cấu trúc xương hàm quá ngắn, khuôn mặt bị nhô ra trước gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, môi căng và không thể khép lại tự nhiên.
  • Răng chìa hở lợi: Răng mọc chìa ra ngoài kèm theo lợi bị hở quá nhiều khi cười hoặc nói, ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ khuôn mặt.
  • Răng chìa môi dày: Răng hàm trên nhô ra quá mức, khiến phần môi phía trên bị kéo căng ra, tạo cảm giác môi dày hơn so với bình thường.
Răng bị chìa là tình trạng răng hàm trên hoặc hàm dưới mọc chìa ra ngoài
Răng bị chìa là tình trạng răng hàm trên hoặc hàm dưới mọc chìa ra ngoài

Nguyên nhân gây ra răng bị chìa

Răng chìa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Di truyền, răng và xương hàm không có sự tương quan về tỷ lệ, xương hàm phát triển quá mức, bệnh lý xương hàm và thói quen xấu từ nhỏ.

  • Di truyền: Răng chìa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trong một gia đình, ông bà hay cha mẹ bị răng chìa thì khả năng cao tới đời con cháu cũng gặp phải tình trạng này.
  • Răng và xương hàm không có sự tương quan về tỷ lệ: Xương hàm có hình dáng và kích thước cố định, không thể thay đổi. Khi răng phát triển lớn hơn không gian có sẵn trong cung hàm, chúng sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu và mọc lệch nhô ra bên ngoài.
  • Xương hàm phát triển quá mức: Tình trạng răng chìa có thể xuất hiện do xương hàm phát triển quá mức hoặc không bình thường so với xương hàm đối diện, gây mất cân đối giữa 2 hàm. 
  • Bệnh lý xương hàm: Những người bị bệnh lý liên quan tới xương hàm như: U ác tính trong miệng, khối nang góc hàm,… sẽ có nguy cơ bị chìa răng ra ngoài rất cao. 
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Các thói quen như mút tay, nghiến răng, tật đẩy lưỡi,… từ khi còn nhỏ có thể tạo áp lực không đều lên răng, ảnh hưởng tới quá trình răng phát triển, gây ra sự lệch lạc và mất cân đối.
Thói quen mút tay từ nhỏ là một trong những nguyên nhân khiến răng chìa
Thói quen mút tay từ nhỏ là một trong những nguyên nhân khiến răng chìa

Răng bị chìa có ảnh hưởng gì?

Răng chìa làm suy giảm chức năng nhai cắn, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt khiến bạn thiếu tự tin, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.

  • Suy giảm chức năng nhai cắn

Răng chìa ra ngoài làm cho 2 hàm không khớp với nhau gây ra tình trạng khớp cắn ngược khả năng ăn nhai thức ăn sẽ bị suy giảm. Thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần sẽ gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

  • Mất thẩm mỹ

Răng chìa ra ngoài khi cười hoặc nói sẽ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, ảnh hưởng tới vẻ ngoại hình. Do đó, bạn sẽ cảm thấy tự ti hơn trong giao tiếp công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Chìa răng ra ngoài gây mất thẩm mỹ khuôn mặt
Chìa răng ra ngoài gây mất thẩm mỹ khuôn mặt
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn

Tình trạng răng chìa khiến cho việc vệ sinh và làm sạch răng miệng khó khăn hơn bình thường. Từ đó, mảng bám và vi khuẩn tích tụ nhiều gây ra các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, hôi miệng, viêm lợi,…

  • Mòn răng, mất răng 

Khi răng chìa, quá trình nhai cắn thức ăn sẽ tạo áp lực lên các răng đối diện khiến chúng bị mài mòn. Nếu không điều trị dứt điểm từ sớm có thể gây đau nhức khi ăn nhai, thậm chí là bị mất răng.

  • Phát âm không chuẩn

Răng chìa khiến khớp cắn sai lệch, 2 hàm mất cân đối làm ảnh hưởng tới khả năng phát âm, khi nói chuyện sẽ không tròn vành và rõ chữ.

Răng chìa khiến 2 hàm mất cân đối, ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Răng chìa khiến 2 hàm mất cân đối, ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Có thể thấy tình trạng chìa răng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng cũng như cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng này gây ra.

Khắc phục răng bị chìa bằng những kỹ thuật nào?

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật nha khoa, tình trạng chìa răng sẽ được khắc phục hiệu quả, giúp bạn sở hữu hàm răng cân đối và khuôn mặt thẩm mỹ. Khi tới nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị răng bị chìa bằng các phương pháp sau:

Bọc răng sứ

Trường hợp răng bị chìa ở mức độ nhẹ do răng mọc sai vị trí, có hình dáng không đẹp và xỉn màu, bạn nên chọn giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để khắc phục. 

Để thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật theo tỷ lệ đã được tính toán kỹ lưỡng từ trước. Sau đó gắn răng sứ lên trên, giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng và đều đẹp, khắc phục tình trạng răng chìa.

Răng sứ có 2 loại chính là: Răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Tùy theo nhu cầu và điều kiện của bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp.

Bọc răng sứ có thể khắc phục hiệu quả tình trạng chìa răng ở mức độ nhẹ
Bọc răng sứ có thể khắc phục hiệu quả tình trạng chìa răng ở mức độ nhẹ

Niềng răng

Niềng răng được đánh giá là một trong những giải pháp điều trị răng bị chìa tối ưu nhất, có thể khắc phục hiệu quả hầu hết các mức độ sai lệch răng. Tại các nha khoa hiện nay, có 2 loại niềng răng chính: Niềng răng bằng mắc cài và Niềng răng trong suốt. Dựa theo điều kiện và tình trạng chìa răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tốt nhất cho bạn.

Với kỹ thuật niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha là: Dây cung, mắc cài, dây chun hoặc khay niềng trong suốt kết hợp với các khí cụ niềng răng khác để tạo lực siết, nắn chỉnh răng sai lệch về đúng chuẩn vị trí trên cung hàm. Sau một thời gian chỉnh nha sẽ giúp bạn có hàm răng đều đẹp và một nụ cười tự tin.

Niềng răng cải thiện hầu hết các mức độ chìa răng, từ nhẹ tới nặng
Niềng răng cải thiện hầu hết các mức độ chìa răng, từ nhẹ tới nặng

Phẫu thuật 

Trong trường hợp răng bị chìa ở mức độ nặng, sai lệch do cả hàm và răng, các kỹ thuật niềng răng hay bọc răng sứ không thể khắc phục hiệu quả. Bạn sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật hàm để loại bỏ phần xương hàm dư thừa. Sau đó, nếu răng lệch lạc và chìa ra ngoài, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉnh nha.

Phẫu thuật hàm tác động trực tiếp tới cấu trúc xương hàm, mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp nên có chi phí cao, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm và sử dụng các thiết bị nha khoa hiện đại.

Nhìn chung, bọc răng sứ, niềng răng hay phẫu thuật hàm điều trị răng bị chìa thì nên lựa chọn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả chỉnh nha cao, bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của bạn.

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Răng bị chìa là khuyết điểm cần được khắc phục kịp thời, bởi tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Bạn có thể tham khảo một trong những phương pháp mà Nha khoa Shark đã đề cập để cải thiện tình trạng này, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười tỏa sáng.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher