Sứt môi hở hàm ếch - Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Sứt môi hở hàm ếch – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Là một trong những dạng dị tật bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch mặc dù không gây tử vong nhưng ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và sinh hoạt xã hội. Khi gặp phải vấn đề này, trẻ thường bị mất tự tin. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng hở hàm, sứt môi? Mời bạn cùng nha khoa Shark tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết sau đây.

Sứt môi hở hàm ếch - Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Tìm hiểu hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch (hoặc còn gọi là hở vòm miệng) là một dạng dị tật bẩm sinh. Tình trạng này thường xuất hiện kèm với chứng sứt môi. Trong đó, sứt môi là một khiếm khuyết về hình thể của môi, có khe nứt ở đường giữa môi trên. Mặt khác, hở vòm miệng làm cho vòm miệng bị khiếm khuyết, tạo ra khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng. 

Theo các nghiên cứu, tình trạng sứt môi hở hàm ếch được chia làm 3 dạng cơ bản:

  • Chỉ bị hở vòm miệng, không bị sứt môi.
  • Chỉ bị sứt môi, không bị hở hàm. 
  • Bị cả sứt môi và hở hàm.
Bị hở vòm miệng là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ
Bị hở vòm miệng là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ

Các nguyên nhân gây ra tình trạng hở hàm ếch

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra xác định rõ ràng về nguyên nhân gây ra tình trạng hở hàm ếch. Tuy nhiên, dạng dị tật này được cho là bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và môi trường xung quanh.

Trong thai kỳ, phần môi của thai nhi sẽ hình thành vào giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 5. Đến tuần thứ 7 và thứ 8 thì thai nhi hình thành hàm trên. Nếu có nhiều tác động xấu đến thai phụ trong thời gian này, thai nhi khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị sứt môi hở hàm ếch.

Một số nguyên nhân khác gây ra dị tật này là:

  • Do yếu tố di truyền, nếu có người thân cận huyết thống bị dị tật này thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị mắc phải.
  • Các thai phụ bị nhiễm phải Virus Rubella trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là ở tuần thứ 4-12 của thai kỳ.
  • Mẹ bầu ăn uống không đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Vitamin B12, Vitamin B6 và Axit Folic.
  • Nếu thai phụ thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá, trẻ sinh ra sẽ bị sứt môi hở hàm ếch.
  • Bố hoặc mẹ mắc phải chứng bệnh giang mai, lậu nhưng không chữa dứt điểm làm trẻ bị sứt môi.
  • Bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại.

Ngoài những nguyên nhân vừa nêu, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị sứt môi hở vòm miệng ở trẻ.

  • Mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Các mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu lớn tuổi có tỷ lệ cao đẻ con ra bị sứt môi.
Nguyên nhân chủ yếu làm trẻ bị hở hàm ếch là do di truyền
Nguyên nhân chủ yếu làm trẻ bị hở hàm ếch là do di truyền

Triệu chứng nhận biết tình trạng hở hàm ếch

Khi trẻ vừa được sinh ra, có vết nứt ở vòm miệng hoặc ở môi thì bác sĩ sẽ xác định ngay là tình trạng sứt môi hở hàm ếch. Ngoài ra, dạng dị tật này còn xuất hiện ở những kiểu sau:

  • Có một vết nứt ở giữa môi và vòm miệng, làm ảnh hưởng đến 1 hoặc ở 2 bên của khuôn mặt.
  • Có một đường tách ra ở môi trông như một rãnh nhỏ, từ môi kéo dài qua vòm miệng dưới mũi.
  • Chỉ có một đường chia tách ở trong vòm miệng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt.

Trong số các trường hợp đó, một khe hở chỉ có ở vùng miệng mềm, nằm ở phía sau miệng và được che lấp bởi niêm mạc miệng là trường hợp ít phổ biến hơn. Dạng hở vòm miệng này thường không được phát hiện sớm vì khó chẩn đoán cho đến khi các dấu hiệu phát triển rõ ràng hơn. Đối với trường hợp này, cần chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng sứt môi sau đây:

  • Trẻ bị khó khăn khi ăn nhai.
  • Trẻ bị khó nuốt hoặc có thức ăn chảy ra từ mũi.
  • Trẻ nói giọng mũi.
  • Trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng tai mãn tính.
Trẻ bị sứt môi hở vòm miệng là khi sinh ra có vết nứt ở trên miệng
Trẻ bị sứt môi hở vòm miệng là khi sinh ra có vết nứt ở trên miệng

Các trường hợp có nguy cơ cao bị hở hàm ếch

Sứt môi hở hàm ếch là một dạng dị tật mang tính di truyền. Trẻ có nguy cơ cao mắc phải dị tật này khi cha mẹ cùng huyết thống thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cha hoặc mẹ bị sứt môi hở vòm miệng.
  • Mẹ thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc dùng một số loại thuốc khác trong quá trình mang thai.
  • Thai phụ bị mắc chứng bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi hở hàm ếch.
  • Thai phụ bị béo phì có tỷ lệ sinh con mắc chứng hở vòm miệng cao hơn.
  • Phụ nữ có tỷ lệ bị mắc chứng sứt môi hở vòm miệng cao hơn so với nam giới. Dị tật này chủ yếu phổ biến ở nhóm người Mỹ bản địa và ít phổ biến ở nhóm người Mỹ gốc Phi.

Biện pháp chẩn đoán bệnh hở hàm ếch

Trước đó, tình trạng sứt môi hở vòm miệng chỉ được xác định khi trẻ vừa sinh ra mà không thông qua xét nghiệm hay chẩn đoán nào. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, dạng dị tật này có thể chẩn đoán được thông qua kết quả siêu âm trước khi em bé chào đời.

  • Siêu âm trong thai kỳ là một dạng xét nghiệm. Thông qua việc sử dụng sóng âm thanh tạo ra ảnh của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển. Dựa vào hình ảnh, bác sĩ có thể chẩn đoán được thai nhi có bị hở hàm ếch hay không.
  • Bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức môi  của thai nhi. Thai nhi càng phát triển, việc chẩn đoán càng dễ dàng hơn. Nếu thai nhi chỉ bị hở vòm miệng nhưng không bị sứt môi thì sẽ khó nhận biết hơn.

Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai nhi có khe hở môi, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu nước ối để tiếp tục xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm nước ối có thể chỉ ra một số dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Siêu âm là cách thức duy nhất để chẩn đoán tình trạng hở vòm miệng ở trẻ
Siêu âm là cách thức duy nhất để chẩn đoán tình trạng hở vòm miệng ở trẻ

Cách điều trị bệnh hở hàm ếch hiệu quả

Trẻ bị sứt môi hở vòm miệng cần được điều trị để cải thiện khả năng năng nhai và thẩm mỹ của gương mặt. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ. Cách điều trị chủ yếu là thực hiện phẫu thuật để chỉnh sửa phần môi nứt và vòm miệng bị hở. Sau đó, bác sĩ tiếp tục áp dụng thủ thuật để cải thiện lời nói và khả năng phát âm của trẻ.

Quy trình phẫu thuật hở hàm ếch được thực hiện lần lượt như sau:

  • Trẻ 3-6 tháng tuổi: Thực hiện phẫu thuật sửa môi.
  • Trẻ 12 tháng tuổi (hoặc có thể sớm hơn): Thực hiện phẫu thuật sửa hở vòm miệng.
  • Trẻ khoảng 2 tuổi: Thực hiện phẫu thuật ống tai và phẫu thuật tái tạo.

Sửa môi

Thực hiện phẫu thuật sửa môi với mục đích cải thiện hình dáng, cấu trúc và chức năng bình thường của môi. Cụ thể, bác sĩ sẽ rạch 2 bên khe hở ở môi và tạo ra các vạt mô. Điều này giúp bên trong môi không còn sự tách biệt. Sau đó bác sĩ khâu các vạt môi lại với nhau.

Sửa vòm miệng

Bác sĩ tiếp tục sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để đóng tách và tạo hình lại vòm miệng. Các thực hiện sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của trẻ. Bác sĩ sẽ rạch 2 bên khe hở và sắp xếp lại mô cơ liên quan, sau đó khâu kín lại.

Phẫu thuật ống tai

Trẻ em mắc phải dị tật sứt môi, hở hàm ếch cần thực hiện phẫu thuật ống tai để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, tránh tình trạng bị mất thính giác khi trưởng thành. Cụ thể, bác sĩ sẽ đặt các ống nhỏ hình trụ vào trong màng nhĩ của trẻ để tạo ra lỗ mở và ngăn không cho chất lỏng tích tụ bên trong.

Phẫu thuật tái tạo

Sau cùng, bác sĩ thực hiện phẫu thuật tái tạo để cải thiện hình dáng môi, miệng, mũi của trẻ. Sau khi phẫu thuật tái tạo thành công, trẻ sẽ không còn bị tự ti khi trưởng thành.

Để khắc phục sứt môi hở vòm miệng, bác sĩ cần phẫu thuật
Để khắc phục sứt môi hở vòm miệng, bác sĩ cần phẫu thuật

Hướng dẫn cách phòng ngừa chứng hở hàm ếch

Dị tật sứt môi hở hàm ếch mang tính chất di truyền, nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Trong thai kỳ, phụ nữ hãy bổ sung từ 0,4-1mg Axit Folic cho cơ thể mỗi tháng 1 lần bằng việc ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc hoặc sử dụng các viên uống. Thông qua đó, đứa trẻ sinh ra sẽ được giảm tỷ lệ mắc phải chứng hở vòm miệng.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ bị hở hàm ếch ở trẻ, bố mẹ cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi có kế hoạch sinh con:

  • Phụ nữ đang mang thai cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuân thủ lịch khám thai định kỳ.
  • Trong suốt thai kỳ, bố và mẹ tuyệt đối không tiếp xúc với các tia phóng xạ và chất hóa học gây hại.
  • Thai phụ luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan, không nên suy nghĩ quá nhiều theo hướng tiêu cực.
  • Phụ nữ đang mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc, kể cả Vitamin A.
  • Khi có kế hoạch mang thai, hãy thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như: Rubella, cúm,…

Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ, nha khoa Shark đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn về dị tật, sứt môi hở hàm ếch ở trẻ. Đây là một dạng dị tật nguy hiểm, làm mất thẩm mỹ gương mặt. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để kiểm tra và có hướng điều trị chính xác.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher