- Mặc định
- Lớn hơn
Viêm quanh cuống răng là 1 trong những bệnh lý răng miệng có cảnh báo cao về mức độ nguy hiểm. Bệnh lý này không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, mà còn làm sụt giảm sức khỏe toàn thân. Vậy nguyên nhân làm cho xung quanh cuống răng bị viêm là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm ở cuống răng? Hãy theo dõi bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết.
Viêm quanh cuống răng là gì?
Viêm nhiễm quanh cuống răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh lý này xuất hiện sau khi tủy răng đã chết nhưng không được xử lý kịp thời. Theo đó, xương ổ răng, hệ thống các dây thần kinh và dây chằng xung quanh răng bị nhiễm khuẩn. Dưới sự tác động của vi khuẩn yếm khí và ái khí, phần tủy bên trong răng sẽ bị viêm và lây nhiễm sang các bộ phận kế cận.
Có rất nhiều sự nhầm lẫn về bệnh viêm quanh cuống răng và viêm nha chu. Thực chất, 2 chứng bệnh này hoàn toàn khác nhau: Viêm nhiễm xung quanh cuống răng là viêm nha chu ở vùng chóp răng.
Các bác sĩ khẳng định viêm nhiễm quanh cuống răng là bệnh lý nguy hiểm, vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, xác định cách điều trị và phòng ngừa có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Các nguyên nhân làm cho cuống răng bị viêm
Các nhà nghiên cứu đã xác định có 3 nguyên nhân chính có thể làm cho xung quanh cuống răng bị viêm: Do bị nhiễm khuẩn, do răng bị sang chấn, hoặc do mắc phải sai sót trong khi điều trị nha khoa.
Do bị nhiễm khuẩn
Bị viêm nhiễm ở cuống răng chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào lỗ sâu răng gây viêm tủy, chết tủy. Càng kéo dài, tình trạng càng nghiêm trọng và chuyển thành viêm nhiễm quanh cuống răng. Các vi khuẩn gây ra bệnh lý này có thể là:
- ß – Glucuronidase, Enzyme tiêu Protein, Arylsulfatase và Phosphatase.
- Interleukin 6 và Prostaglandin.
- Nội và ngoại độc tố.
Do răng bị sang chấn
Ngoài tác động của vi khuẩn, bị sang chấn ở răng cũng là 1 trong các nguyên nhân làm cho bạn bị viêm quanh cuống răng. Sang chấn răng gồm có sang chấn mạn tính và sang chấn cấp tính.
- Sang chấn mạn tính: Là dạng tổn thương nhẹ ở khoang miệng, chấn thương khớp cắn do: Tật nghiến răng, thói quen cắn bút, dùng răng mở nắp chai,… Các thói quen thiếu lành mạnh vừa kể lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ làm tổn thương vùng chóp răng.
- Sang chấn cấp tính: Là những tác động mạnh lên răng và mạch máu, hệ thống các dây thần kinh nằm sâu bên trong cuống răng. Đây chính là điều kiện lý tưởng để hại khuẩn tấn công xung quanh cuống răng và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Do sai sót trong điều trị nha khoa
Khi điều trị tủy bị viêm, tay nghề của bác sĩ cần thành thạo và tỉ mỉ. Bất kỳ sai sót nào trong quá trình chữa tủy cũng có thể làm bạn mắc phải bệnh lý viêm quanh cuống răng:
- Nếu thao tác lấy tủy viêm ra khỏi ống tủy bị sai sót sẽ gây bội nhiễm.
- Dùng dụng cụ lấy tủy sai cách sẽ làm cho ống tủy bị tắc.
- Trong 1 số trường hợp, người điều trị bị dị ứng với vật liệu trám ống tủy. Điều này xảy ra khi bác sĩ không thăm khám kỹ lưỡng hoặc thậm chí bỏ qua bước này.
- Nếu bác sĩ dùng thuốc sát khuẩn có nồng độ quá cao sẽ làm cho vùng quanh cuống răng bị kích ứng.
- Để chất trám ống tủy bị thừa lại sau khi thực hiện gây ra hiện tượng sang chấn khớp cắn.
Triệu chứng nhận biết bị viêm quanh cuống răng
Để phân biệt chứng viêm nhiễm quanh cuống răng với bệnh lý viêm nha chu, bạn cần dựa vào các dấu hiệu cơ bản. Các nhà nghiên cứu đã chia bệnh viêm răng quanh cuống thành 3 dạng cơ bản: Viêm quanh cuống cấp, viêm quanh cuống bán cấp và viêm quanh cuống mạn tính.
Trường hợp viêm quanh cuống cấp
Khi bị viêm quanh cuống răng cấp tính, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các biểu hiệu sau đây:
- Mệt mỏi, lừ đừ người, sốt cao hơn 38 độ C.
- Môi khô ráp, cảm giác khó chịu ở lưỡi, cơ thể bị nổi hạch.
- Răng bị đau nhức dai dẳng, đặc biệt là khi ăn nhai.
- Vùng má bên ngoài vị trí bị viêm sưng tấy, đỏ.
- Răng dễ bị lung lay.
- Phần niêm mạc nướu phù nề, mô nướu bị lỏng lẻo.
Khi đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám, bác sĩ sẽ xác định bệnh viêm quanh cuống cấp bằng các dấu hiệu lâm sàng:
- Kết quả chụp phim X-quang: Hình ảnh phim X-quang bị mờ ở cuống răng, dây chằng xung quanh răng có dấu hiệu bị giãn so với trạng thái bình thường.
- Kết quả xét nghiệm máu: Cho thấy hàm lượng bạch cầu đa nhân trung tính cao vượt ngưỡng cho phép.
Trường hợp viêm quanh cuống bán cấp
Trong trường hợp bị viêm quanh cuống răng bán cấp, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện các biểu hiện sau đây:
- Không bị sốt hoặc sốt nhẹ dưới 38 độ C, nhưng cơ thể có cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
- Bị đau đầu hoặc đau nửa đầu.
- Răng đau nhức âm ỉ và liên tục.
- Ở vùng cuống răng bị viêm, răng có dấu hiệu trồi lên cao, đặc biệt bị đau khi 2 hàm chạm vào nhau.
- Nướu răng tại vùng bị viêm nhiễm sưng to và có màu đỏ, bị đau nhiều khi dùng tay chạm vào nhưng má bên ngoài ít sưng.
- Trong 1 số trường hợp răng bị chuyển thành màu xám.
- Răng bị sâu và lung lay ở mức độ 1 hoặc 2. Bạn có thể phân biệt bệnh lý của mình bằng cách gõ: Gõ dọc sẽ đau hơn khi gõ ngang.
Trường hợp viêm quanh cuống mạn tính
Với bệnh lý viêm quanh cuống mạn tính, bạn có thể nhận biết bởi các dấu hiệu sau đây:
- Răng bị chuyển sang màu xám.
- Nướu răng cùng bị viêm sưng nề nghiêm trọng, có lỗ ở cuống răng. Cũng có nhiều trường hợp lỗ rò xuất hiện ở ngoài da hoặc nền mũi thay vì ở trong hốc miệng.
- Răng bị lung lay nhiều và có dấu hiệu tiêu xương ổ răng.
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ xác định bệnh lý này thông qua các dấu hiệu cận lâm sàng sau đây:
- Dùng chất Gutta-Percha chuyên dụng cho qua lỗ rò, thông qua hình ảnh chụp phim X-quang sẽ có thể xác định nguồn gốc của ổ mủ.
- Hình ảnh X-quang cho thấy tiêu xương không rõ ranh giới.
Trường hợp bị viêm quanh cuống mạn tính sẽ không thể xác định được nếu không tiến hành kiểm tra sinh thiết.
Viêm quanh cuống răng có nguy hiểm không?
Bị viêm nhiễm xung quanh cuống răng là bệnh lý nguy hiểm, nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:
- Vùng cuống răng bị viêm nhiễm sẽ bị áp xe.
- Xương hàm bị viêm.
- Viêm xung quanh cuống răng có thể kéo theo các bệnh lý toàn thân: Đau nửa mặt, viêm khớp, viêm thận, tim mạch, đau dây thần kinh V,…
- Bị sốt liên tục trong nhiều ngày.
- Viêm cuống răng làm ảnh hưởng trực tiếp khả năng ăn nhai, làm hơi thở có mùi hôi nên tự ti khi giao tiếp.
- Nguy cơ bị mất răng hàng loạt.
- Viêm quanh răng là nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh lý về dạ dày, hệ tiêu hóa,…
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn cần đến nha khoa uy tín thăm khám càng sớm càng tốt khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Thông qua kết quả chụp phim X-quang và thực hiện xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chuẩn xác nhất, chỉ định điều trị bằng phương pháp thích hợp.
Cách điều trị khi bị viêm quanh cuống răng
Viêm quanh cuống răng là bệnh lý nguy hiểm, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Để chữa bệnh lý dứt điểm, bạn cần đến nha khoa để tiếp nhận điều trị chuyên sâu. Vì tiêu chí quan trọng khi điều trị cuống răng viêm chính là phải loại bỏ hoàn toàn mô răng bị nhiễm khuẩn và hoại tử ở trong tủy răng.
Tại nha khoa, có 3 phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh lý này: Điều trị bằng kháng sinh toàn thân, điều trị nội nha hoặc phẫu thuật.
Kháng sinh điều trị viêm quay răng
Bệnh lý viêm quanh cuống răng làm cho bạn bị đau nhức nhiều và ảnh hưởng khả năng ăn nhai. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau chống viêm và kháng sinh toàn thân. Đây là bước điều trị đầu tiên phải thực hiện trước khi chuyển sang điều trị nội nha.
Điều trị nội nha
Với phương pháp điều trị nội nha, mục đích quan trọng nhất chính là loại bỏ hoàn toàn các mô tủy bị viêm nhiễm ra khỏi ống tủy. Ngoài ra, phương pháp này còn dẫn lưu mô viêm vùng cuống, trám bít ống tủy để tạo điều kiện cho mô quanh răng hồi phục.
Quy trình điều trị nội nha được thực hiện với 5 bước cơ bản:
- Bước 1: Vệ sinh và tạo hình ống tủy.
- Bước 2: Lưu dẫn Ca(OH)2 trong ống tủy để trung hòa các mô bị viêm nhiễm, sau đó sát khuẩn ống tủy.
- Bước 3: Trám bít ống tủy.
- Bước 4: Phục hình thân răng.
Phẫu thuật
Nếu điều trị nội nha không mang lại kết quả thì bác sĩ bắt buộc phải cắt cuống răng để chữa viêm quanh cuống răng. Toàn bộ tổn thương quanh cuống sẽ được loại bỏ, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám răng.
Cách phòng ngừa viêm quanh cuống răng
Để phòng ngừa bệnh lý viêm nhiễm quanh cuống răng, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:
- Duy trì thói quen đánh răng đúng cách và đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Chỉ nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông chải mềm, nên kết hợp với bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng.
- Ăn uống theo chế độ thích hợp cho sức khỏe của khoang miệng, hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng như: Kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có gas,…
- Không nên uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích như thuốc lá.
- Nên tăng cường bổ sung lượng Vitamin cần thiết vào chế độ ăn uống thường ngày của mình nhằm tăng cường sức khỏe nói chung.
- Khám nha khoa định kỳ 1 năm 2 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và chỉ định điều trị bằng phương pháp thích hợp.
Thông qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin cơ bản về bệnh lý viêm quanh cuống răng. Hy vọng đây là những kiến thức nha khoa hữu ích, giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe răng miệng của mình. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mình bị viêm ở cuống răng, hãy liên hệ ngay với nha khoa Shark để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ giỏi sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho bạn.
Bình luận bài viết