Bị đau quai hàm gần tai - Bệnh lý nguy hiểm cần cảnh giác

Bị đau quai hàm gần tai – Bệnh lý nguy hiểm cần cảnh giác

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Có khá nhiều người bị đau quai hàm gần tai. Đây là dấu hiệu thường thấy của một số bệnh lý nguy hiểm nên bạn không thể xem nhẹ. Nếu không xử lý trong thời gian dài, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hơn. Hãy theo dõi bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ chia sẻ chi tiết hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa tình trạng này.

Bị đau quai hàm gần tai

Bị đau quai hàm gần tai là gì?

Hàm là cấu trúc quan trọng trong cơ thể con người. Cấu trúc của hàm bao gồm khớp thái dương bên phải và bên trái, cơ hàm và răng. Thông qua sự vận động, liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận kể trên, cơ hàm có thể vận động để bạn ăn uống hay nói chuyện dễ dàng.

Nếu 1 trong các bộ phận của hàm có vấn đề, bạn sẽ bị đau quai hàm, hoặc nói cách khác là đau quai hàm gần tai. Trong thời gian đầu, các cơn đau còn nhẹ, có thể đột nhiên xuất hiện và biến mất. Tuy nhiên, nếu không điều trị thì cơn đau sẽ dữ dội hơn, kéo dài trong nhiều ngày. Tình trạng này làm cho tinh thần và cuộc sống thường nhật của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, bạn cần xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.

Bị đau quai hàm gần tai làm cho đời sống và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nặng nề
Bị đau quai hàm gần tai làm cho đời sống và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nặng nề

Dấu hiệu cho biết bạn bị đau quai hàm gần tai

Đau quai hàm làm cho bạn bị nhức nhối, khó chịu ở gần vùng hàm tai. Trong đó, quai hàm chính là cơ bắp ở 2 bên khuôn mặt, chức năng chính là tạo sự thuận tiện để con người nhai thức ăn, thực hiện các hoạt động khác liên quan đến hàm. Vì vậy, nếu như cơ hàm bị đau nhức, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Sau đây là những dấu hiệu cơ bản nhất của tình trạng đau quai hàm gần tai:

  • Hàm bị co cứng, cử động khó khăn.
  • Cảm giác đau nhức hàm gần tai âm ỉ trong dài ngày không thuyên giảm.
  • Cảm giác bị đau có thể lan sang vùng mặt, đầu.
  • Bị đau dữ dội nhất khi ăn uống, nói chuyện.
  • Há miệng có tiếng kêu, khép miệng khó khăn.
  • Có thể bị đau quai hàm gần tai bên trái, hoặc bị đau quai hàm gần tai bên phải. 
Khi bị đau quai hàm, bạn sẽ mở và khép miệng khá khó khăn
Khi bị đau quai hàm, bạn sẽ mở và khép miệng khá khó khăn

Bị đau quai hàm gần tai và các bệnh lý liên quan

Đau quai hàm gần tai là tình trạng thường gặp vì có rất nhiều bệnh lý có triệu chứng này. Đây có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như: Viêm xoang, u nang, đau dây thần kinh sinh ba,… Sau đây là những thông tin chi tiết.

Viêm khớp thái dương hàm

Theo kết luận của các bác sĩ đầu ngành, chứng viêm khớp thái dương hàm chính là nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai phổ biến nhất. Bệnh lý này liên quan đến ổ viêm nhiễm ở vùng sọ mặt, làm cử động hàm và ăn nhai khó khăn. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bị viêm khớp thái dương hàm, nhất là đối với nữ giới đang dậy thì hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Một số triệu chứng nhận biết viêm, rối loại khớp thái dương hàm là:

  • Bị đau 1 bên hoặc cả 2 bên mặt theo từng cơn co thắt.
  • Ban đầu chỉ là những cơn đau thoáng qua, nhưng càng lâu thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
  • Bạn đặc biệt cảm thấy đau ở xung quanh tai hoặc trong tai.
  • Cử động miệng và hàm khó khăn.
  • Cử động khớp hàm sẽ nghe tiếng lục cục.
  • Viêm khớp thái dương hàm làm bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.
  • Mặt có thể bị phình to tại chỗ bị viêm.
Bị đau quai hàm gần tai là bệnh lý có liên quan đến viêm khớp thái dương hàm
Bị đau quai hàm gần tai là bệnh lý có liên quan đến viêm khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khác với viêm khớp thái dương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý liên quan đến hệ cơ bắp, dây chằng và cấu trúc quanh hàm, mặt. Bệnh lý này có tên khoa học là Temporomandibular Joint Disorder, viết tắt là TMJ.

Rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Bị sưng má ở vùng gần quai hàm, khó khăn khi há miệng.
  • Cử động ở hàm bị hạn chế, không còn linh hoạt như trước.
  • Thường xuyên bị ù tai, choáng váng.
  • Cảm thấy bị mỏi cơ hàm, nhất là khi ăn nhai.
  • Cử động hàm có tiếng lục cục.

Đối với bệnh lý TMJ, bác sĩ khuyên nghị bạn nên thực hiện 1 số biện pháp giảm đau. Biện pháp bao gồm thay đổi thói quen ăn uống, uống đúng thuốc và tập vật lý trị liệu.

Sái quai hàm

Sái quai hàm cũng gây đau. Tình trạng này còn gọi là trật khớp, làm cho quai hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân làm bạn bị sái quai hàm thường là do há miệng đột ngột, cười nói quá to. Sái quai hàm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào.

Theo nghiên cứu bởi các chuyên gia, có 6 lý do chính gây ra tình trạng lệch quai hàm và gây đau:

  • Bị nhiễm trùng ở mũi và họng.
  • Ngủ không đúng tư thế, nhất là nằm ngửa hoặc nằm sấp quá lâu.
  • Có thói quen nghiến răng.
  • Cười quá lớn, há miệng quá to.
  • Liên tục tạo áp lực lên cổ và vai làm cho các cơ liên quan bị căng quá mức.
  • Bị căng thẳng, stress, mệt mỏi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm sái quai hàm.
Sái quai hàm cũng là 1 trong những trường hợp gây đau nhức dai dẳng
Sái quai hàm cũng là 1 trong những trường hợp gây đau nhức dai dẳng

Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba cũng là lý do làm bạn bị đau quai hàm gần tai bên trái. So với các bệnh lý khác, bệnh lý liên quan đến dây thần kinh sinh ba ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, khi bị mắc phải, bạn sẽ cảm thấy đau nhức rất dữ dội.

Nguyên nhân làm cho dây thần kinh sinh ba bị tổn thương là do các vấn đề ở não tạo áp lực. Bệnh lý này phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới. Để nhận biết khi nào thì dây thần kinh sinh ba bị tổn thương, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:

  • Bị đau nhức ở 1 hoặc cả 2 bên mặt. Trong 1 số trường hợp bạn còn có cảm giác như bị bỏng.
  • Bị đau dữ dội hơn khi chạm vào mặt hoặc cử động cơ mặt. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
  • Thường xuyên bị co giật các cơ trên mặt.
  • Thường xuyên bị đau 1 bên hàm dưới, nhất là khi há to miệng.
  • Thời gian càng dài, bệnh tình càng nghiêm trọng hơn, lúc này bạn đang đau rất dữ dội.

Như vậy, dấu hiệu cơ bản nhất của đau dây thần kinh sinh ba chính là những cơn đau ngắn. Cơn đau này sẽ không thuyên giảm ngay cả khi bạn sử dụng thuốc giảm đau. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị.

Viêm tủy xương

Bị đau quai hàm gần tai bên phải còn là 1 trong những biểu hiện của bệnh viêm tủy xương. Đây là bệnh lý xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong xương, rất nguy hiểm. Những người đã từng trải qua phẫu thuật nha khoa, hoặc bị chấn thương răng miệng nghiêm trọng có nguy cơ rất cao mắc phải chứng bệnh này.

Viêm tủy xương cần phải điều trị kịp thời bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều đó, bạn cần phải kịp thời nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu cơ bản:

  • Đau hàm dữ dội ở 1 bên.
  • Sốt cao, mặt bị sưng phù.
  • Hơi thở có mùi tanh, hôi.
  • Khó cử động cơ hàm.
  • Thường xuyên có cảm giác tê môi, hàm.
Ở một số trường hợp, bị đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh lý viêm tủy xương
Ở một số trường hợp, bị đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh lý viêm tủy xương

Khối nang và u nang

Thực tế, khối nang và u nang là 2 dạng bệnh khác nhau, nhưng chúng đều là nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai. Tuy nhiên, 2 dạng bệnh này khá hiếm gặp. Khối u là những mô phát triển bất thường, khác với u nang chứa nhiều chất lỏng bên trong. Bệnh lý này không phải ung thư, nhưng rất ảnh hưởng sức khỏe vì có khả năng phá hủy mô trong hàm và miệng.

Một số loại khối nang và u nang có thể kể đến là: U nguyên bào tủy, u nang nhiều hạt, Odontoma,… Biểu hiện cơ bản nhất của chứng bệnh này chính là bị đau quai hàm gần tai. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Khó chịu trong cổ họng, bị khàn tiếng.
  • Bị loét và chảy máu trong miệng, sờ thấy có khối u.
  • Ăn nhai, cử động hàm khó khăn.
  • Bị sưng phù hàm hoặc toàn gương mặt.

Các bệnh về răng miệng

Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nha khoa Hoa Kỳ, bị đau quai hàm gần tai còn là do 1 số bệnh lý răng miệng gây ra. Cụ thể là:

  • Viêm nướu, viêm nha chu: 2 bệnh lý này làm cho nướu bị sưng đỏ, ảnh hưởng đến quai hàm nếu nghiêm trọng. Lúc này, bạn sẽ bị đau nhức, khó chịu ở quai hàm.
  • Sứt mẻ, gãy vỡ răng: Bạn có thể bị sứt mẻ răng, gãy răng do chấn thương hoặc va đập. Tình trạng này gây đau cơ hàm, đặc biệt là khi ăn uống, để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với vùng răng bị tổn thương.
  • Sâu răng, viêm chân răng: Đây cũng là những bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến dây chằng quanh quai hàm gây đau. Nếu nghiêm trọng, cảm giác khó chịu sẽ lan sang vùng mặt.
  • Nghiến răng: Nghiến răng tuy không phải là bệnh lý răng miệng, nhưng là thói quen xấu làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Có nhiều nguyên nhân làm bạn nghiến răng, có thể là do khớp cắn lệch, hoặc là do căng thẳng trong thời gian dài.
Các bệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... cũng gây đau quai hàm
Các bệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cũng gây đau quai hàm

Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý nặng hơn so với viêm mũi và các vấn đề khác liên quan đến họng. Bệnh lý này hình thành do xoang hàm trên bị vi khuẩn tấn công. Viêm xoang có thể làm cho bạn bị đau nhức ở 1 bên hoặc cả 2 bên hàm kèm theo các triệu chứng khác. Chẳng hạn như:

  • Nghẹt mũi, khó thở, ù tai, đau đầu.
  • Bị sưng phù hàm hoặc toàn mặt.
  • Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.
  • Bị mất vị giác, khứu giác.

Các đối tượng dễ bị đau quai hàm gần tai

Nếu bị đau quai hàm ở gần tai, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, vì những cơn đau sẽ xuất hiện và biến mất đột ngột. Thời gian càng kéo dài, cơn đau càng nghiêm trọng. Đau quai hàm có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, dù là người trưởng thành hay là trẻ em.

Tuy nhiên, đối tượng dễ bị đau ở quai hàm nhất là nữ giới ở tuổi dậy thì hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý (nếu có).

Biến chứng nguy hiểm khi bị đau quai hàm gần tai

Những thông tin vừa chia sẻ trước đó đã chứng minh rằng, đau quai hàm gần tai là bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nếu bạn cảm nhận cơn đau không thuyên giảm và dần gia tăng theo thời gian, hãy đến gặp bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời.

Đã có nhiều ghi nhận về các trường hợp không chữa đau quai hàm đúng lúc nên phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là: Viêm khớp, viêm tủy xương, thậm chí là hoại tử xương hàm,…

Những biến chứng kể trên không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của bạn, mà thậm chí còn đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và những biểu hiện bất thường của cơ thể, nhất là những cơ đau ở quai hàm. Đây là con đường ngắn nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và hỗ trợ bạn điều trị bệnh tận gốc (nếu có).

Bị đau quai hàm gần tai không chữa trị kịp thời sẽ gây ra chứng viêm khớp, viêm tủy xương, hoại tử xương hàm,...
Bị đau quai hàm gần tai không chữa trị kịp thời sẽ gây ra chứng viêm khớp, viêm tủy xương, hoại tử xương hàm,…

Hướng dẫn cách xử lý bị đau quai hàm gần tai tại nhà

Đối với các trường hợp bị đau quai hàm ở gần tai mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng 1 số phương pháp xử lý ngay tại nhà để giảm đau. Sau đây là những gợi ý đã được các bác sĩ công nhận về tính hiệu quả.

Uống thuốc giảm đau

Khi đau quai hàm gần tai mức nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác khó chịu. Thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi là Paracetamol hoặc Ibuprofen. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn có thể sử dụng thuốc chống viêm Steroid hoặc thuốc gây tê cục bộ.

Tuy nhiên, dù bạn uống thuốc để giảm đau, nhưng cũng không nên lạm dụng. Vì lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc giảm đau. Nếu thấy cảm giác đau quai hàm không giảm bớt, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. 

Để giảm đau quai hàm mức độ nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau
Để giảm đau quai hàm mức độ nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau

Chườm lạnh, chườm nóng

Chườm lạnh và chườm nóng là 2 phương pháp chữa đau quai hàm vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Không chỉ có thể chữa đau quai hàm, bạn còn có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện đau răng, đau cơ, đau mỏi vai gáy,…

Chườm lạnh là phương pháp sử dụng túi đá hoặc túi lạnh để chườm lên chỗ quai hàm bị đau. Cách này rất có hiệu quả đối với các trường hợp bị sưng đau cấp tính. Nhiệt lạnh có công dụng giãn tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đến chỗ bị đau. Nhờ đó, bạn có thể giảm sưng đau tạm thời.

Chườm nóng trái ngược với chườm lạnh. Phương pháp này sử dụng túi nóng chườm quanh quai hàm bị đau, mục đích để giãn cơ và thư giãn cơ quai hàm. Nhiệt nóng làm tăng tuần hoàn máu đến chỗ bị đau, hỗ trợ thư giãn cơ bắp.

Thực hiện bài tập thư giãn cơ hàm

Để cải thiện tình trạng bị đau quai hàm gần tai tại nhà, bạn có thể áp dụng 1 số bài tập đơn giản. Trước tiên, bạn hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa lên chỗ hàm bị đau, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn, kết hợp với cử động miệng. Bạn hãy thực hiện cách này nhiều lần, mỗi lần 5-10 vòng cho đến khi cảm giác đau đã giảm bớt.

Thay đổi tư thế ngủ

Ngủ nghiêng, ngủ 1 bên trong thời gian dài hoặc có thói quen đặt tay dưới hàm khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau quai hàm. Để cải thiện cơn đau, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ, nằm theo chiều ngược lại. Mục đích của việc làm này là làm giảm áp lực lên quai hàm bị đau. Nhờ đó, cảm giác đau nhức sẽ dịu bớt.

Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách hỗ trợ giảm đau quai hàm gần tai
Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách hỗ trợ giảm đau quai hàm gần tai

Chữa bị đau quai hàm gần tai tại nha khoa

Đối với các trường hợp bị đau quai hàm nghiêm trọng, hoặc đã áp dụng cách chữa tại nhà nhưng không hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để chữa trị. Trong đa số trường hợp, bác sĩ đều ưu tiên thực hiện các biện pháp không xâm lấn để giúp bạn xóa bỏ cảm giác đau nhức dai dẳng. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng

Trong nha khoa, dụng cụ bảo vệ răng miệng được chế tác bằng nhựa y khoa, an toàn và không gây kích ứng. Dụng cụ này được gắn ở hàm trên và hàm dưới, mục đích là ngăn chặn tác hại của thói quen nghiến răng, từ đó hỗ trợ giảm đau quai hàm. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc.

  • Kê thuốc giãn cơ

Nếu chỉ sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng nhưng không có kết quả, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn thuốc giãn cơ. Loại thuốc này giúp thư giãn nhóm cơ hàm và cải thiện cơn đau.

  • Tiêm Botox

Cách chữa đau quai hàm gần tai này khá phổ biến. Sau khi tiêm Botox vào trong cơ thể, Botox sẽ làm giãn các cơ đang bị căng cứng, thông qua đó, cảm giác đau nhức quai hàm được cải thiện rõ rệt.

  • Phẫu thuật hàm

Cách này được thực hiện đối với các trường hợp bị đau quai hàm hiếm gặp, thường là do liên quan đến khớp thái dương hàm. Để thực hiện phẫu thuật an toàn, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y khoa uy tín. 

Nếu bị đau quai hàm nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để thăm khám
Nếu bị đau quai hàm nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để thăm khám

Cách phòng tránh tình trạng bị đau quai hàm gần tai

Không chỉ tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị, bạn cũng cần nắm được những thông tin về cách phòng tránh đau quai hàm gần tai. Hãy thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt:

  • Hạn chế những thói quen gây hại cho khớp thái dương hàm. Chẳng hạn như: Cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai, dùng răng cắn đồ vật cứng,…
  • Thay đổi thói quen ăn uống thường ngày: Hạn chế thức ăn có dạng quá cứng hoặc dai để không tạo áp lực lớn lên xương hàm.
  • Tăng cường thêm Canxi, Vitamin và các loại dưỡng chất thiết yếu khác vào trong thực đơn ăn uống thường ngày để xương và răng chắc khỏe hơn.
  • Hãy nhai đều ở cả 2 hàm khi ăn uống, nhai từ từ để không tạo ra áp lực quá nhiều.
  • Bạn hãy để tinh thần của mình được thư giãn, điều này giúp hạn chế thói quen nghiến răng, làm giảm áp lực lên cơ hàm.
  • Khi ngáp, bạn có thể dùng tay đỡ hàm để tránh trường hợp bị tổn thương.
  • Tìm hiểu và thực hành các kỹ thuật massage cơ hàm cũng là cách phòng ngừa bị đau quai hàm rất hiệu quả. 
  • Bạn cần chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng mỗi ngày để sức khỏe răng miệng luôn ổn định. Hãy sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý về răng miệng hoặc có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy đến nha khoa thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh đau quai hàm gần tai, bạn có thể tìm hiểu và thực hành các bài tập massage cơ hàm tại nhà
Để phòng tránh đau quai hàm gần tai, bạn có thể tìm hiểu và thực hành các bài tập massage cơ hàm tại nhà

Thông qua những thông tin vừa rồi có thể thấy, bị đau quai hàm gần tai là 1 trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ mà nên khẩn trương tìm cách phòng ngừa và điều trị. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, nha khoa Shark đã có thể gửi đến bạn thật nhiều kiến thức mới hữu ích. Chúng tôi mong bạn có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Để được hỗ trợ tận tình và giải đáp chi tiết các thắc mắc, mời bạn liên hệ với nha khoa Shark thông qua Hotline hoặc đến trực tiếp các chi nhánh. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng bạn. Nha khoa Shark luôn áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới nhất để điều trị bệnh lý răng miệng, nên bạn có thể yên tâm.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X