Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân cách chữa trị

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân cách chữa trị

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi hơi thở có mùi tanh không chỉ khiến bạn thấy e ngại khi giao tiếp. Đây còn là biểu hiện cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý khác. Vậy cụ thể hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Vì sao lại có mùi tanh? Cách điều trị ra sao? Trong bài viết sau, nha khoa Shark sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời.

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân cách chữa trị

4 nguyên nhân hơi thở có mùi tanh

Tình trạng hơi thở có mùi tanh ở mỗi người sẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 lý do phổ biến để bạn tham khảo.

Vệ sinh răng miệng chưa sạch

Khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi tanh. Bởi mảng bám và thức ăn thừa đọng lại trên răng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Chúng sẽ phân hủy thức ăn thừa và làm cho hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu và gây ra tình trạng viêm nướu hay sâu răng,..

Ăn các thực phẩm có mùi

Nếu bạn thường xuyên ăn hành, tỏi hay các gia vị có mùi đậm cũng dễ làm cho hơi thở có mùi tanh. Bởi các thực phẩm này khi được tiêu hóa sẽ hấp thụ vào máu và đi đến phổi. Khi đó, hơi thở của bạn cũng sẽ có mùi tanh hôi khó chịu.

Hút thuốc lá 

Hút thuốc lá sẽ làm cho hợp chất tạo mùi ở khoang miệng tăng lên và tuyến nước bọt làm việc kém đi. Vì thế, thói quen này sẽ làm cho miệng thường xuyên bị khô, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây mùi tanh hôi phát triển. 

Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm cho hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu
Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm cho hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu

Nước bọt khi mới ngủ dậy

Không ít trường hợp thấy hơi thở có mùi tanh khi vừa mới thức dậy. Điều này thường xuất phát từ nước bọt trong khoang miệng. Đây là yếu tố giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, sau khi bạn ngủ 1 giấc dài, lượng nước bọt trong khoang miệng tiết ra ít hơn so với khi thức. Vi khuẩn gây mùi sẽ có cơ hội để phát triển. Đa số mùi tanh hôi nếu do nước bọt khi mới ngủ dậy sẽ biến mất sau khi bạn đánh răng, súc miệng sạch sẽ.

Sau khi ngủ dậy, hơi thở cũng thường có mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn
Sau khi ngủ dậy, hơi thở cũng thường có mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì?

Trên thực tế, hơi thở có mùi tanh không phải đều do bạn vệ sinh răng miệng không sạch hay do nước bọt khi mới thức dậy. Khi hơi thở có mùi tanh kèm theo một vài dấu hiệu như chảy máu khi vệ sinh răng, vôi răng thì đây có thể bạn đang mắc các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. 

Tuyến nước bọt hoạt động kém

Nhiều trường hợp do khoang miệng thường xuyên bị khô nên hơi thở xuất hiện mùi tanh khó chịu. Bởi khi lượng nước bọt tiết ra ít đi sẽ khiến cho khả năng cảm nhận mùi vị của bạn giảm. Hiệu quả trung hòa vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng cũng sẽ kém hiệu quả. Điều này giúp vi khuẩn gây mùi có môi trường phát triển mạnh hơn và gây mùi khó chịu hơn ở trong khoang miệng.

Các bệnh lý ở răng miệng

Bạn nhận thấy hơi thở trở nên tanh hôi kèm theo một số triệu chứng như: Cao răng nhiều, thường chảy máu khi đánh răng, có lỗ đen trên răng,… Đó là biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Có thể, bạn đang bị sâu răng, viêm nha chu hay viêm lợi, khạc ra hạt màu vàng có mùi hôi,… 

Hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý răng miệng
Hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý răng miệng

Nhiễm trùng nấm ở khoang miệng

Nếu khoang miệng, cổ họng của bạn bị nhiễm nấm cũng sẽ làm cho hơi thở có mùi tanh. Đa số loại nấm bị nhiễm là nấm men Candida. Ngoài hơi thở trở nên tanh hôi thì khoang miệng khi bị nhiễm nấm thường kèm theo các triệu chứng khác. Tiêu biểu như: xuất hiện các mảng trắng ở trên lưỡi, vòm miệng,… hay cảm giác đau rát khi ăn uống hoặc bị mất vị giác,…

Bệnh thận 

Nhiều người khi mắc bệnh thận thì hơi thở sẽ có mùi khó chịu và tanh giống như mùi cá. Nguyên nhân của vấn đề là do khả năng làm việc của thận kém đi dẫn đến độc tố không đào thải ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến cho hơi thở trở nên tanh và khó chịu hơn.

Những người bị bệnh thận dễ bị hôi miệng hơn những người có sức khỏe khỏe mạnh
Những người bị bệnh thận dễ bị hôi miệng hơn những người có sức khỏe khỏe mạnh

Bệnh tiểu đường

Hơi thở có mùi tanh cũng có thể là biến chứng từ của bệnh tiểu đường. Có nhiều trường hợp mùi hơi thở sẽ giống như mùi của thuốc nhuộm móng tay hay trái cây quá chín. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình bệnh tiểu đường đang trở nên nguy hiểm. Bởi đây là dấu hiệu của mùi ceton do cơ thể đang sản sinh lượng axit rất lớn ở trong máu. Người bị tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng hôn mê và thậm chí là tử vong nếu không kịp thời điều trị.

Bệnh phổi

Nếu bạn mắc các bệnh lý ở phổi như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm khí quản mãn tính,… cũng dễ xuất hiện tình trạng hơi thở tanh hôi. Bệnh lý càng nặng thì mùi tanh sẽ càng rõ rệt. Đặc biệt, với người bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì mùi hôi tanh ở hơi thở, khoang miệng sẽ càng khó chịu hơn.

Những bệnh nhân bị: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm khí quản mãn tính,... dễ bị hôi miệng hơn những người bình thường
Những bệnh nhân bị: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm khí quản mãn tính,… dễ bị hôi miệng hơn những người bình thường

Cách điều trị khi hơi thở có mùi tanh

Tùy theo từng nguyên nhân gây nên triệu chứng hơi thở xuất hiện mùi tanh để bạn có cách điều trị phù hợp nhất.

Điều chỉnh thói quen khi vệ sinh răng miệng

Nếu bạn thấy hơi thở xuất hiện mùi tanh hay khó chịu cần đánh giá xem cách vệ sinh răng miệng ngày thường đã đúng chưa. Nếu chưa thì bạn cần chú ý thực hiện đúng với những lưu ý sau:

  • Đánh răng sạch sẽ trước khi bạn đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Nên vệ sinh ở lưỡi khi đánh răng.
  • Dùng thêm tăm nước hay chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa, mảng bám ở trên răng.
  • Bạn có thể kết hợp thêm ngậm nước muối sinh lý sau khi đánh răng để ngăn ngừa viêm nhiễm hay nguy cơ sâu răng. 

Khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các vi khuẩn trong khoang miệng cũng không thể phát triển để gây mùi tanh hôi khó chịu. Điều này cũng giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý ở răng miệng nguy hiểm một cách hiệu quả.

Để hơi thở không còn mùi tanh, bạn cần chú trọng việc vệ sinh răng miệng đúng cách
Để hơi thở không còn mùi tanh, bạn cần chú trọng việc vệ sinh răng miệng đúng cách

Có phương án điều trị hơi thở có mùi tanh theo bệnh lý

Tùy theo các bệnh lý khác nhau làm cho hơi thở có mùi tanh để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như:

  • Nếu hơi thở tanh hôi do viêm lợi hay viêm nha chu,… thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm và hướng dẫn cách điều trị răng miệng để điều trị viêm ở răng miệng. Vấn đề mùi tanh ở hơi thở cũng được khắc phục.
  • Nếu mùi tanh hôi xuất phát từ sâu răng, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ ổ sâu. Tùy theo mức độ sâu nhẹ hay nặng để bác sĩ chọn trám hay bọc răng sứ,…
  • Trường hợp mùi hôi tanh do có nhiều cao răng thì bác sĩ sẽ làm sạch các mảng bám này. Khi cao răng được lấy đi sẽ giúp khoang miệng sạch hơn. Mùi hơi thở khó chịu sẽ được cải thiện.
  • Nếu hơi thở hôi tanh do các bệnh lý ở cơ thể như: phổi, tiểu đường, thận,… thì bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Nếu hơi thở bị hôi tanh do bệnh lý thì cần nhanh chóng điều trị bằng phương pháp thích hợp
Nếu hơi thở bị hôi tanh do bệnh lý thì cần nhanh chóng điều trị bằng phương pháp thích hợp

3 Cách phòng ngừa hơi thở có mùi tanh 

Bất cứ ai cũng không muốn hơi thở bản thân có mùi tanh. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng ngay 3 cách được gợi ý dưới đây.

Làm sạch răng miệng mỗi ngày

Duy trì thói quen làm sạch răng miệng mỗi ngày là điều cần thiết. Đây là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người vẫn thực hiện chưa đúng. Điều này sẽ dẫn đến mùi hơi thở khó chịu và phát sinh các bệnh lý răng miệng.

  • Ngoài thói quen đánh răng 2 lần/ngày, bạn cần chú ý chọn bàn chải có lông mềm cùng với kem đánh răng chứa flour.
  • Khi đánh răng nên đưa bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc thân răng để hiệu quả lấy sạch các mảng bám, thức ăn thừa hiệu quả hơn.
  • Kết hợp vệ sinh răng và lưỡi để giúp khoang miệng sạch sẽ tối ưu.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước giúp hiệu quả loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng được tốt nhất.
  • Bạn có thể dùng thêm các nước súc miệng để hơi thở luôn thơm mát hơn.
Làm sạch răng miệng mỗi ngày là cách phòng ngừa hơi thở bị hôi tanh đơn giản và hiệu quả nhất
Làm sạch răng miệng mỗi ngày là cách phòng ngừa hơi thở bị hôi tanh đơn giản và hiệu quả nhất

Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi quá nồng

Có một số thực phẩm sẽ làm cho hơi thở của bạn có mùi tanh và cần hạn chế trong thực đơn mỗi ngày. Tiêu biểu như:

  • Hành, tỏi: Hợp chất sulfuric trong hành, tỏi sẽ dễ hấp thụ vào máu và bài tiết qua tuyến mồ hôi cũng như hơi thở. Khi bạn ăn, dù đã làm sạch khoang miệng thì hơi thở vẫn sẽ có mùi khó chịu.
  • Cà phê: Ít ai biết, axit và sunfuric trong cafe kết hợp với axit ở trong dạ dày sẽ làm cho hơi thở có mùi khó chịu, tanh hôi.
  • Thực phẩm có nhiều đường: Các thực phẩm này sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh phát triển trong khoang miệng. Nhiều bệnh lý như: viêm nướu răng hay sâu răng,… sẽ xuất hiện và làm hơi thở tanh hôi. 
Bạn nên hạn chế uống cà phê và ít dùng các thực phẩm nặng mùi để hơi thở không có mùi khó chịu
Bạn nên hạn chế uống cà phê và ít dùng các thực phẩm nặng mùi để hơi thở không có mùi khó chịu

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để tránh hơi thở có mùi tanh, bạn cũng cần điều chỉnh lại những thói quen thường ngày của mình. Ví dụ như:

  • Ngưng hút thuốc lá: Thành phần Tar và Nicotine trong thuốc lá sẽ tạo mùi hôi rất mạnh và làm miệng bị khô. Vi khuẩn sẽ phát triển nhiều và gây bệnh ở răng miệng, cổ họng,…
  • Uống nhiều nước: Thói quen này sẽ giúp khoang miệng được giữ ẩm, nước bọt tiết nhiều hơn và vi khuẩn xấu không có cơ hội sinh sôi, gây bệnh.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh: Bạn có thể chọn ăn táo, dâu tây, cam,… để tăng thêm vitamin, các khoáng chất cho cơ thể. Khi sức khỏe toàn thân tốt thì răng miệng cũng được bảo vệ hiệu quả hơn. 
  • Thăm khám răng định kỳ tại nha khoa: Khoảng 6 tháng/lần bạn nên đến nha khoa để cạo vôi răng và kiểm tra răng miệng. Thói quen này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh lý ở răng và ngăn ngừa mùi tanh trong hơi thở hiệu quả hơn.

Click ngay để được bác sĩ của Nha khoa Shark tư vấn miễn phí Artboard 1

Thông tin Nha khoa Shark chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý khi hơi thở có mùi tanh. Bạn có thể liên hệ chúng tôi ngay để được kiểm tra kỹ hơn và kịp thời điều trị các vấn đề ở răng miệng. Điều này sẽ giúp bạn luôn giữ được răng miệng khỏe mạnh, hơi thở thơm mát và tự tin hơn trong cuộc sống.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher