- Mặc định
- Lớn hơn
Lấy buồng tủy răng có đau không là câu hỏi thường gặp của nhiều người khi đối mặt với vấn đề viêm tủy. Nỗi lo sợ về cơn đau khiến nhiều người trì hoãn việc điều trị, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn về việc lấy tủy răng có đau không những lưu ý quan trọng sau khi điều trị. Tìm hiểu ngay!
Lấy buồng tủy răng là gì?
Lấy buồng tủy răng hay còn gọi là điều trị nội nha hoặc điều trị tủy răng, được chỉ định trong các trường hợp tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc hoại tử.
Bác sĩ sẽ khoan một lỗ để mở ống tủy và hút sạch phần tủy bị hỏng; sau đó vệ sinh sạch sẽ và trám bít lại ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Tùy theo mức độ viêm tủy, bác sĩ sẽ chỉ định lấy 1 phần hoặc toàn phần buồng tủy răng.
Điều trị tủy răng kịp thời sẽ giúp bảo tồn răng thật, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
Khi nào cần lấy buồng tủy răng?
Tủy răng được ví như nguồn sống của răng, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng khỏe mạnh. Do đó, khi tủy răng bị viêm nhiễm cần phải lấy tủy răng càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một dấu hiệu nhắc nhở bạn cần thực hiện điều trị tủy răng:
- Đau nhức răng vào ban đêm. Khi sờ vào răng sẽ bị lung lay.
- Răng bị nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống các đồ nóng hoặc lạnh.
- Sưng nướu hoặc nổi mụn trên nướu.
- Răng bị đổi thành màu đen hoặc xám.
- Xuất hiện túi mủ xung quanh răng nhiễm trùng và có mùi hôi miệng.
Khi phát hiện ra một trong các dấu hiệu trên, bạn cần thu xếp thời gian nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Quy trình lấy buồng tủy răng an toàn
Quy trình lấy tủy răng cần được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho khách hàng. Bao gồm các bước:
- Bước 1: Kiểm tra răng miệng và mức độ viêm tủy
Khách hàng sẽ được chụp X – quang kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng và xác định mức độ viêm tủy. Sau đó, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của khách hàng.
- Bước 2: Vệ sinh và gây tê
Bác sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình lấy buồng tủy. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị.
Trong trường hợp tủy răng bị hoại tử lâu ngày và răng đã bị chết thì sẽ không cần thiết phải thực hiện gây tê.
- Bước 3: Đặt đế cao su
Đế cao su được đặt sát vào vị trí răng cần lấy tủy, giúp ngăn chặn hóa chất rơi vào miệng và họng. Đồng thời, đế cao su còn giữ cho chiếc răng điều trị luôn khô sạch, không bị dính nước bọt chứa vi khuẩn.
- Bước 4: Lấy buồng tủy răng
Bác sĩ lấy mũi khoan chuyên dụng tạo một lỗ nhỏ từ phần thân răng tới ống tủy. Sau đó, tiến hành hút sạch phần tủy viêm bằng máy hoặc tay. Khi đã loại bỏ hết tủy viêm, bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy và chụp X – quang thêm lần nữa để kiểm tra xem có còn sót lại tủy viêm hay không.
- Bước 5: Tạo hình và trám bít lại ống tủy
Sau khi đã lấy sạch tủy răng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy. Đồng thời, sử dụng vật liệu nha khoa phù hợp trám bít ống tủy răng.
Răng sau khi điều trị tủy thường sẽ bị yếu đi nên bạn có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện bọc răng sứ để cải thiện sức khỏe của răng.
Có thể bạn quan tâm: Số ống tủy của các răng vĩnh viễn
Lấy buồng tủy răng có đau không? Bao lâu hết đau?
Điều trị tủy răng thường sẽ không gây đau đớn hoặc đau rất ít tùy vào cơ địa của từng khách hàng. Bởi trong quá trình điều trị, bác sĩ đã tiến hành tiêm thuốc gây tê giảm đau xung quanh vùng nướu và răng cần điều trị tủy.
Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, ê buốt trong khoảng từ 1 – 2 ngày sau khi lấy tủy do vết trám chưa tương thích tốt với môi trường trong miệng. Nếu bạn chịu đau không tốt có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau để uống.
Tuy nhiên, nếu cảm giác đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đau dữ đội và kéo dài thì đây là triệu chứng sau khi lấy tủy răng bất thường, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu phương pháp lấy chỉ máu răng có đau không thì có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Lấy tủy răng lần 2 có đau không
- Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
- Răng đang đau có lấy tuỷ được không
Thời gian răng phục hồi sau khi thực hiện lấy buồng tủy răng
Thời gian răng hồi phục sau khi điều trị tủy mất bao lâu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa và chế độ chăm sóc răng miệng của từng người. Nếu có cơ địa tốt kết hợp thực hiện vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, răng sẽ hồi phục nhanh chóng khoảng từ 4 – 5 ngày sau khi lấy tủy; lúc này bạn có thể trở lại ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu thì tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy có thể tồn tại trong khoảng 15 – 20 năm. Do đó, hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị khách hàng nên thực hiện bọc răng sứ sau khi điều trị tủy để kéo dài tuổi thọ của răng, cải thiện khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ răng miệng.
Tóm lại, lấy buồng tủy răng có thể khắc phục hiệu quả tình trạng viêm tủy răng và cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê giảm đau để hạn chế đau nhức cho khách hàng. Nếu còn thắc mắc nào khác, liên hệ qua hotline 1800.6029 để được Nha khoa Shark giải đáp miễn phí!
Có thể bạn quan tâm: Lấy tủy răng có được bảo hiểm không
Bình luận bài viết