Có bầu niềng răng được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Có bầu niềng răng được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Để cải thiện các khuyết điểm về khớp cắn trên hàm răng, niềng răng là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chị em phụ nữ có gia đình thì lại băn khoăn về việc “Có bầu niềng răng được không?”. Để tìm lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Nha khoa Shark để nắm được thông tin.

Có bầu niềng răng được không?

Có bầu niềng răng được không?

Phụ nữ có bầu vẫn có thể niềng răng được nếu đáp ứng tốt các yêu cầu về sức khỏe theo khuyến nghị của bác sĩ. Các chuyên gia khẳng định có bầu và niềng răng là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha phổ biến trong nha khoa, thông qua lực siết từ các khí cụ như: Dây cung, mắc cài, thun buộc, khay niềng,… để nắn chỉnh răng bị hô, móm, khấp khểnh,… về đúng vị trí. Niềng răng chỉ tác động và làm thay đổi cấu trúc răng, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, niềng răng đúng chuẩn không làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, thời gian niềng răng thường kéo dài khá lâu, trung bình từ 1,5-3 năm tùy trường hợp. Trong khoảng thời gian này, người niềng răng cần thường xuyên di chuyển để thăm khám, và điều này sẽ gây ra 1 vài bất tiện cho phụ nữ có bầu. Ngoài ra, thời gian đầu niềng răng có thể gây đau nhức, ảnh hưởng ăn uống nên đôi khi làm cho cơ thể mẹ bầu bị thiếu dưỡng chất trong thai kỳ.

Do đó, chị em phụ nữ cần có kế hoạch niềng răng và mang bầu hợp lý để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như kết quả chỉnh nha.

Có bầu niềng răng được không? - Phụ nữ có bầu vẫn có thể niềng răng
Có bầu niềng răng được không? – Phụ nữ có bầu vẫn có thể niềng răng

Đang niềng răng thì có bầu phải làm sao?

Không chỉ riêng về câu hỏi có bầu niềng răng được không, nhiều chị em còn băn khoăn về việc đang niềng răng thì có bầu phải làm sao. Theo ý kiến của bác sĩ, quy trình niềng răng vẫn có thể duy trì khi có bầu trong lúc niềng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây:

  • Trước tiên, cần thông báo ngay với bác sĩ phụ trách về việc bạn có bầu khi đang niềng răng. Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, đưa ra quyết định nên tiếp tục niềng răng hay dừng lại. Trong trường hợp tiếp tục niềng răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của khí cụ để hạn chế đau nhức, khó chịu.
  • Nếu có sức khỏe không tốt, quá trình niềng răng sẽ phải dừng lại khi phát hiện có bầu. Cho đến khi sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn ổn định, bác sĩ sẽ xem xét về việc tiếp tục niềng răng.
  • Nếu mẹ bầu có sức khỏe ổn định, bác sĩ sẽ cân nhắc việc niềng răng tiếp tục như bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý sức khỏe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là các giai đoạn rất nhạy cảm, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Cần thông báo với bác sĩ nếu đang niềng răng thì có bầu
Cần thông báo với bác sĩ nếu đang niềng răng thì có bầu

Niềng răng bao lâu thì nên có bầu?

Mẹ bầu cần có 9 tháng để mang bầu và sinh con, cần ít nhất 1 năm để đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, nha khoa Shark hiểu rằng bạn không chỉ cần được giải đáp thắc mắc có bầu niềng răng được không, mà còn cần biết được niềng răng bao lâu thì nên có bầu.

Sau đây là 1 số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi có nhu cầu niềng răng.

Nên có bầu sau khi đã bắt đầu niềng răng

Theo lời khuyên của bác sĩ, thời điểm thích hợp để có bầu nếu có nhu cầu chỉnh nha chính là khi đã bắt đầu niềng răng, hoàn tất việc cố định các khí cụ lên thân răng. Vì trước thời điểm này, mẹ bầu đã trải qua bước chụp phim X-quang và nhổ răng nên không cần lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là sự lựa chọn hợp lý nhất, vì mẹ bầu có thể sẽ gặp phải 1 số vấn đề như:

  • Vừa niềng răng và vừa mang bầu có thể ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, làm cho mẹ bầu tự ti.
  • Cơ thể thay đổi Hormone và khó khăn trong việc vệ sinh mắc cài làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý răng miệng.
  • Mang bầu và niềng răng cùng lúc có thể làm cho phụ nữ nóng tính hơn rất nhiều.
  • Mẹ bầu gặp khó khăn khi phải di chuyển để thăm khám, kiểm tra niềng răng, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã lớn.
  • Niềng răng khi đang mang bầu có thể sẽ không diễn ra theo đúng lộ trình ban đầu.
Nên có bầu sau khi đã cố định khí cụ niềng răng
Nên có bầu sau khi đã cố định khí cụ niềng răng

Thích hợp nhất là sinh con xong rồi mới niềng răng

Theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, sau khi sinh con chính là thời điểm thích hợp nhất, đẹp nhất để niềng răng. Câu trả lời này đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề phụ nữ có bầu niềng răng được không. Sau khi sinh con, bạn sẽ không cần lo lắng quá trình chỉnh nha có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Ngoài ra, sau khi sinh con, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế các công việc nặng nhọc, nên quá trình niềng răng cũng sẽ thuận lợi hơn. Nhờ đó, lộ trình chỉnh nha có thể được rút ngắn, đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không nên niềng răng xong rồi mới có bầu

Mẹ bầu có thể niềng răng sau khi sinh con, nhưng không nên dự định có bầu sau khi niềng răng. Vì quá trình chỉnh nha không có thời gian thực hiện cụ thể, có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy trường hợp, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch cuộc sống. Có bầu và sinh con là chuyện hệ trọng trong đời người, không nên trì hoãn bởi việc niềng răng chỉnh nha.

Không nên có kế hoạch có bầu sau khi niềng răng
Không nên có kế hoạch có bầu sau khi niềng răng

Niềng răng khi có bầu có ảnh hưởng gì không?

Ngoài lo lắng về việc phụ nữ có bầu niềng răng được không, nhiều mẹ bầu còn bày tỏ băn khoăn về vấn đề niềng răng khi có bầu có ảnh hưởng gì không. Tuy vẫn có thể niềng răng khi đang có bầu, nhưng mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý vì sẽ có thể phải đối mặt với 1 trong các vấn đề như: Tăng nguy cơ bị viêm nướu, dễ bị mòn men răng hoặc việc tăng cân làm kết quả chỉnh nha bị ảnh hưởng.

Tăng nguy cơ bị viêm nướu

Khi có bầu, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi hệ nội tiết, và điều này gián tiếp làm thay đổi sức khỏe răng miệng. Điển hình nhất là tình trạng nướu răng bị nhạy cảm hơn, tăng tỷ lệ hình thành mảng bám trên thân răng.

Mặt khác, các khí cụ chỉnh nha sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, khó loại bỏ mảng bám nên làm cho mẹ bầu dễ bị viêm nướu răng.

Men răng dễ bị mòn

Tùy theo thể trạng của mẹ bầu, mức độ bị nghén trong thai kỳ sẽ khác nhau. Khi bị nghén, Acid có trong dịch nôn sẽ tiếp xúc trực tiếp với men răng của mẹ bầu, nếu không được làm sạch hoàn toàn sẽ làm ảnh hưởng đến men răng.

Do đó, nếu niềng răng trước khi có bầu, thai phụ cần chuẩn bị trước 1 số loại nước súc miệng thích hợp, bàn chải kẽ và máy tăm nước để vệ sinh răng miệng thật tốt.

Tăng cân ảnh hưởng kết quả chỉnh nha

Hầu hết phụ nữ có bầu đều sẽ tăng cân, điều này sẽ làm cho xương hàm và hình dạng nướu răng bị thay đổi, ảnh hưởng đến phác đồ niềng răng ban đầu. Vì vậy, nếu có kế hoạch niềng răng khi đang có bầu, cần thông báo với bác sĩ để căn chỉnh phác đồ điều trị thích hợp.

Bị tăng cân khi có bầu có thể làm ảnh hưởng kết quả niềng răng
Bị tăng cân khi có bầu có thể làm ảnh hưởng kết quả niềng răng

Phương pháp niềng răng an toàn thích hợp cho mẹ bầu

Như vậy, bạn đã có được lời giải đáp chính thức cho vấn đề phụ nữ có bầu niềng răng được không. Tiếp theo, cần lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp cho mẹ bầu để không làm ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Trên thị trường nha khoa hiện đang phổ biến 2 phương pháp niềng răng: Niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. So với niềng răng mắc cài thô cứng và gây đau nhức nhiều, niềng răng trong suốt là phương pháp được bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện cho mẹ bầu.

Phương pháp chỉnh nha bằng khay niềng trong suốt sở hữu các ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Khay niềng trong suốt được chế tác từ chất nhựa y tế lành tính và an toàn, không làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Khay niềng mềm dẻo và có thiết kế ôm sát khung răng, hạn chế cảm giác đau nhức và khó chịu ở mức tối đa.
  • Thuận tiện tháo lắp khay niềng để ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Niềng răng trong suốt không cần thường xuyên thăm khám như niềng răng mắc cài, giúp mẹ bầu hạn chế việc đi lại nhiều.

Hiện nay có 2 loại niềng răng trong suốt phổ biến và tiến tiến nhất là Niềng răng trong suốt invisalignNiềng răng trong suốt Vinalign. Các mẹ có thể tham khảo qua 2 phương pháp này.

Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha thích hợp cho mẹ bầu
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha thích hợp cho mẹ bầu

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý khi niềng răng

Lời giải đáp cho câu hỏi có bầu niềng răng được không chính là có thể. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý 1 số vấn đề sau đây.

Chuẩn bị tốt kế hoạch niềng răng và có bầu

Khi có ý định niềng răng và sinh con, các chị em cần cân nhắc và xây dựng kế hoạch hợp lý. Nên chụp phim X-quang, nhổ răng (nếu cần) hoặc cắm Minivis trước khi có bầu. Nếu thời gian có bầu trùng với thời gian niềng răng, cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tính toán thật chi tiết kế hoạch tiếp theo, sao cho đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé.

3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lý, nhất là khi đang niềng răng. Lượng Hormone trong cơ thể bắt đầu thay đổi nên mẹ bầu rất dễ bị viêm nướu, làm cho quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn, sức khỏe của mẹ và bé không đảm bảo. Do đó, mẹ bầu cần ăn thức ăn dễ nhai, dễ nuốt, làm sạch răng miệng tốt.

3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa của thai kỳ chính là thời điểm niềng răng dễ chịu nhất trong thời gian có bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ lịch tái khám nha khoa đúng định kỳ để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh lực siết răng thích hợp.

3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu chuẩn bị chào đón bé ra đời. Nên để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ tạm thời tháo mắc cài và hỗ trợ mẹ bầu đeo hàm duy trì. Điều này giúp mẹ bầu có được tâm lý thoải mái trước khi sinh con.

Đây vẫn là giai đoạn cần chăm sóc răng kỹ lưỡng, mẹ bầu không nên lơ là trong thao tác vệ sinh răng miệng hoặc chế độ ăn uống.

Niềng răng khi có bầu, thai phụ cần lưu ý chăm sóc răng miệng thật tốt
Niềng răng khi có bầu, thai phụ cần lưu ý chăm sóc răng miệng thật tốt

Cách chăm sóc răng khi đang niềng cho mẹ bầu

Sau khi tìm hiểu vấn đề phụ nữ có bầu niềng răng được không, điều tiếp theo cần thực hiện chính là chăm sóc răng niềng cho mẹ bầu đúng cách. Cụ thể, mẹ bầu cần: Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ăn thực phẩm thích hợp và thăm khám nha khoa đúng định kỳ.

Vệ sinh răng đúng cách

Tương tự với trước khi có bầu, thai phụ cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch mảng bám trên thân răng. Riêng với trường hợp niềng răng mắc cài, bề mặt răng càng cần được làm sạch kỹ lưỡng để ngăn chặn tình trạng thức ăn bị giắt lại.

Mẹ bầu nên trang bị thêm bàn chải dành riêng cho người niềng răng để làm sạch răng tốt hơn. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng sẽ rất tốt trong việc đánh bay hại khuẩn gây bệnh.

Ăn thực phẩm thích hợp

Việc xây dựng chế độ ăn uống cho mẹ bầu khi đang niềng răng có vai trò rất quan trọng. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý:

  • Nên loại bỏ các thức ăn dai, cứng ra khỏi khẩu phần ăn thường ngày để tránh biến dạng khí cụ niềng răng.
  • Nên tăng cường rau củ quả, sữa và chế phẩm từ sữa để tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và em bé.
  • Nên bổ sung Omega-3 và Omega-6 vào chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe răng miệng của mẹ bầu khi đang niềng răng.

Tái khám nha khoa đúng lịch hẹn

Mẹ bầu đang niềng răng cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sức khỏe của thai nhi và quá trình dịch chuyển của răng. Nếu có bất cứ vấn đề nào phát sinh, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị.

Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark đã có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc phụ nữ có bầu niềng răng được không?. Dù vẫn có thể niềng răng khi đang có bầu, nhưng thai phụ sẽ gặp phải 1 số vấn đề bất tiện. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch niềng răng và có bầu thật thích hợp. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với nha khoa Shark – Hệ thống nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam để trao đổi cùng các bác sĩ giỏi.

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher