Răng đang đau có lấy tủy được không? - Nha khoa Shark

Răng đang đau có lấy tủy được không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Lấy tủy răng là chỉ định bắt buộc trong trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng nề, tủy răng mất chức năng. Tuy nhiên, có một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn rằng không biết răng đang đau có lấy tủy được không?Cùng chuyên mục Bệnh lý răng miệng của nha khoa Shark tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

Răng đang đau có lấy tủy được không

Lấy tủy răng là gì?

Tủy răng là bộ phận nằm sâu bên trong răng, bao gồm dây thần kinh và mạch máu, bên ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Chức năng chính của tủy răng là nuôi dưỡng răng thông qua việc cung cấp chất dinh dưỡng, khi tủy răng bị viêm sẽ khiến dưỡng chất thiếu hụt, làm cho răng yếu đi.

Để lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành hút và loại bỏ tủy bị viêm nhiễm, phục hình bề mặt răng thông qua vật liệu Composite, chất sứ hoặc kim loại quý, an toàn và lành tính đối với sức khỏe người sử dụng.

Không chữa trị kịp thời khi tủy răng bị viêm sẽ là nguyên nhân khởi phát của những cơn đau nhức dữ dội, nếu nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến vùng thái dương hoặc vùng mặt. Tủy bị viêm sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Lấy tủy răng là phương pháp phổ biến tại nha khoa
Lấy tủy răng là phương pháp phổ biến tại nha khoa

Răng đang đau có lấy tủy được không?

Răng đang đau có lấy tủy được không thì câu trả lời là vẫn có thể lấy tủy bình thường. Việc lấy tủy răng kịp thời, đúng kỹ thuật khi tủy đã mất hết chức năng sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm trong khoang miệng.

Ngoài ra, bạn cũng yên tâm rằng việc lấy tủy răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới răng bị đau hay sức khỏe răng miệng tổng thể. Các chuyên gia cho biết thêm, nếu lấy tủy răng sớm khi tủy suy giảm chức năng sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực như giảm đau nhức, kích ứng răng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tóm lại, răng đang đau nhức do bất kỳ lý do nào thì cũng cần được thăm khám kịp thời và lấy tủy nếu cần thiết. Đối với những khách hàng có răng nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn kháng sinh để ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn rồi tiến hành lấy tủy răng khi các triệu chứng nhiễm trùng đã cải thiện.

Răng đang đau vẫn có thể lấy tủy răng bình thường
Răng đang đau có lấy tủy được không thì răng đang đau vẫn có thể lấy tủy răng bình thường

Có thể bạn quan tâm:

Sau khi lấy tủy xong răng còn đau không?

Sau khi lấy tủy răng xong, thông thường răng sẽ hơi đau nhức trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên rồi giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, có nhiều người bị đau răng sau khi lấy tủy kéo dài do các nguyên nhân sau:

  • Nếu lấy tủy răng sai kỹ thuật hoặc còn sót mô tủy thì sẽ gây đau nhức răng khó chịu. Với các ống tủy có hình dạng phức tạp, số ống tủy của các răng vĩnh viễn nhiều thì bác sĩ lấy tủy cần phải có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề vững vàng mới đảm bảo làm sạch ống tủy hoàn toàn.
  • Một số bác sĩ thiếu chuyên môn, nha khoa thiếu dụng cụ phù hợp thực hiện bơm rửa ống tủy sai kỹ thuật sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, dẫn đến đau nhức răng.
  • Quá trình trám bít ống tủy có sai sót sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ đau nhức, khó chịu sau khi lấy tủy cho khách hàng.

Cảm giác đau sau khi lấy tủy răng ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến và ít gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu chỉ đau răng trong vài ngày. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi tình trạng đau răng và báo cho bác sĩ nếu đau kéo dài, không thuyên giảm nhé!

Sau khi lấy tủy răng, khách hàng thường đau răng khoảng vài ngày đầu
Sau khi lấy tủy răng, khách hàng thường đau răng khoảng vài ngày đầu

Các trường hợp cần lấy tủy răng

Cần tiến hành chữa tủy răng càng sớm càng tốt trong những trường hợp cần thiết, bao gồm:

  • Sâu răng dẫn đến viêm tủy, thời gian kéo dài có thể khiến mất răng vĩnh viễn.
  • Xuất hiện các ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức khó chịu.
  • Chảy mủ chân răng, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Nướu bị viêm và sưng tấy.
  • Không xuất hiện hình thái bất thường nào, nhưng răng bị đau nhức dai dẳng.

>>> Đọc thêm: Trồng răng có cần lấy tủy không?

Những điều cần lưu ý sau khi lấy tủy răng

Như vậy, thắc mắc răng đang đau có thể lấy tủy được không đã được giải đáp chính thức bởi các chuyên gia tại nha khoa Shark. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý đến cách chăm sóc răng miệng sau khi chữa tủy để ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
  • Chải răng đúng cách và hợp khoa học bằng bàn chải có lông chải mềm.
  • Thay bàn chải định kỳ sau 3 tháng sử dụng.
  • Kết hợp vệ sinh lưỡi và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn quá cứng nhằm tránh làm cho men răng bị tổn hại. Thay vào đó, hãy sử dụng các món ăn mềm như: Cháo, súp, canh,… sau khi chữa tủy răng.
  • Tăng cường sức khỏe cho tủy răng bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất.
  • Thăm khám răng miệng đúng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề (nếu có).

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp về thắc mắc răng đang đau có lấy tủy được không. Với các vấn đề khác cần được hỗ trợ hoặc bạn đang có nhu cầu điều trị tủy, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Đang cho con bú có điều trị tủy răng được không?

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X