Răng Hutchinson: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Răng Hutchinson: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng Hutchinson là hội chứng đặc trưng do bệnh giang mai bẩm sinh gây ra. Triệu chứng của bệnh thể hiện rất rõ rệt khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Để biết rõ hơn về tình trạng này, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, bạn hãy xem bài viết dưới đây.

Răng Hutchinson: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Răng Hutchinson là gì?

Năm 1863, Bác sĩ Sir Jonathan Hutchinson người Anh lần đầu tiên đưa ra mô tả về răng Hutchinson. Ông nhận định, đây là bệnh lý răng miệng nguy hiểm đặc trưng với sự xuất hiện của các rãnh xuất hiện ở bề mặt cắn của răng nằm ở cửa trên. Bệnh do người mẹ bị giang mai và truyền cho thai nhi hoặc trong quá trình sinh.

Tình trạng răng Hutchinson sẽ càng dễ nhận thấy khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Theo đó, răng cửa và răng hàm của trẻ sẽ có hình que hoặc hình tam giác.

Ngoài ra, khoảng cách các răng rất rộng. Điều này rất dễ làm suy yếu men răng. Hội chứng Hutchinson ở răng là 1 trong “bộ 3 Hutchinson” do bệnh giang mai bẩm sinh gây ra. Ngoài răng thì tai và mắt của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Răng Hutchinson là bệnh lý đặc trưng với sự xuất hiện của các rãnh xuất hiện ở bề mặt cắn của răng nằm ở cửa trên
Răng Hutchinson là bệnh lý đặc trưng với sự xuất hiện của các rãnh xuất hiện ở bề mặt cắn của răng nằm ở cửa trên

Nguyên nhân gây nên răng Hutchinson 

Theo bác sĩ Sir Jonathan Hutchinson, nguyên nhân của hội chứng răng này là do trẻ bị nhiễm bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ qua dây rốn hoặc trong quá trình sinh nở.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn treponema pallidum và lây lan qua quan hệ tình dục. Biểu hiện của bệnh ban đầu là những vết lở loét ở trên da tại bộ phận sinh dục, miệng hay hậu môn. 

Ngoài ra, bệnh giang mai còn có 1 số biểu hiện khác như:

  • Phát ban nhiều vùng da trên cơ thể.
  • Có triệu chứng tương tự như bệnh cúm như: sưng hạch bạch huyết ở cổ, đau cơ, đau họng,…
  • Rụng tóc.
  • Người mệt mỏi, chán ăn,…

Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc hội chứng răng Hutchinson rất cao khi người mẹ bị bệnh giang mai. Nhất là khi quá trình mang thai không được điều trị trước khi thai kỳ đủ 18 tuần.

Nguyên nhân gây răng Hutchinson là do trẻ bị nhiễm bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ qua dây rốn
Nguyên nhân gây răng Hutchinson là do trẻ bị nhiễm bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ qua dây rốn

Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng Hutchinson

Thực tế, khi trẻ mới sinh ra rất khó để nhận biết hội chứng răng Hutchinson. Bởi thời điểm này thường trẻ sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc nhiễm bệnh giang mai.

Nhưng khi trẻ lớn thì triệu chứng lây nhiễm bệnh sẽ xuất hiện. Đa số các trẻ lây bệnh giang mai từ mẹ từ khi trong bụng hay khi sinh sẽ có nguy cơ cao mắc 3 hội chứng Hutchinson. Đó chính là:

  • Răng bị Hutchinson.
  • Viêm giác mạc kẽ.
  • Viêm mê đạo ở tai trong.

Đối với tình trạng răng Hutchinson sẽ có biểu hiện rõ rệt nhất khi trẻ mọc răng vĩnh viễn. Biểu hiện của răng bị Hutchinson sẽ rõ ràng nhất ở hình dáng răng hàm và răng cửa. Cụ thể như:

  • Răng có kích thước nhỏ và thường mọc với dạng hình nón. Các cạnh cắn ở răng sẽ xuất hiện vùng lõm hay còn gọi là các rãnh.
  • Men răng yếu mỏng và thường có dấu hiệu xỉn màu.
  • Răng mọc thưa với khoảng cách lớn.
Khi trẻ vừa được sinh ra, rất khó để nhận biết hội chứng răng Hutchinson
Khi trẻ vừa được sinh ra, rất khó để nhận biết hội chứng răng Hutchinson

Ảnh hưởng nghiêm trọng khi răng trẻ bị Hutchinson

Nếu trẻ khi sinh ra lây bệnh giang mai từ mẹ và bị hội chứng răng Hutchinson có ảnh hưởng nghiệm trọng thế nào? Đối với tình trạng này, việc xét nghiệm cho trẻ ngay khi sinh ra để biết trẻ có bị lây nhiễm bệnh từ mẹ hay không là điều rất quan trọng.

Bởi trẻ nhỏ nếu lây bệnh thì ngoài các ảnh hưởng ở tai, mắt cũng gây tổn thương không ít đối với sức khỏe răng miệng.

Ngoài hình dáng răng bị dị tật do hội chứng Hutchinson gây ra thì trẻ nhỏ cũng dễ bị tổn thương ở răng. Nếu không có phương án điều trị trước khi trẻ mọc răng vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Đặc biệt, vi khuẩn treponema pallidum của bệnh sẽ làm cho răng bị mọc dị dạng, mọc thưa, yếu do thiếu men răng nên rất dễ gãy.

Răng Hutchinson làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ
Răng Hutchinson làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ

Các phương pháp điều trị hội chứng răng Hutchinson

Khi phát hiện trẻ bị hội chứng Hutchinson ở răng sẽ có các cách điều trị khác nhau. Điều này giúp trẻ có được sức khỏe răng miệng tốt, hạn chế ảnh hưởng của tình trạng răng Hutchinson.

Điều trị răng Hutchinson bằng thuốc

Để áp dụng cách điều trị này, bác sẽ sẽ thực hiện thăm khám để chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc dịch não tủy để biết trẻ có bị lây bệnh giang mai từ mẹ hay không. Nếu trẻ lây bệnh sẽ áp dụng liệu pháp điều trị bằng cách tiêm kháng sinh penicillin. 

Đối với trường hợp trẻ nhiễm bệnh thời gian dài hơn 1 năm thì số lượng mũi tiêm sẽ được tăng lên. Điều này sẽ do bác sĩ tự điều chỉnh tùy theo mức độ của bệnh mà trẻ bị nhiễm.

Tiêm kháng sinh penicillin là 1 trong những cách điều trị hội chứng răng Hutchinson
Tiêm kháng sinh penicillin là 1 trong những cách điều trị hội chứng răng Hutchinson

Điều trị răng Hutchinson bằng các kỹ thuật nha khoa

Thực tế, sử dụng kháng sinh penicillin chỉ có thể giúp loại bỏ vi khuẩn treponema pallidum và giúp bé trị bệnh giang mai. Đối với vấn đề răng Hutchinson thì cần phải khắc phục bằng các kỹ thuật nha khoa khác nhau.

Việc chọn phương pháp phục hình răng nào sẽ tùy theo mức độ dị dạng của răng trẻ.

Bọc răng sứ

Các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bọc răng sứ cho trẻ khi bị hội chứng răng Hutchinson. Phương pháp này sẽ khắc phục rất nhiều vấn đề ở răng cho trẻ. Tiêu biểu như: răng nhỏ, răng nhọn hay răng yếu,… Để bọc sứ, bác sĩ sẽ đo, lấy dấu răng và làm dáng răng sứ phù hợp với tình trạng răng của trẻ.

Răng sứ sau khi được tạo sẽ được đặt lên răng thật và cố định bằng keo dán chuyên dụng. Lớp keo này sẽ giúp răng sứ vững chắc, không bị lệch hay bong ra khi trẻ ăn nhai. 

Phương pháp bọc sứ ngoài khắc phục các khuyết điểm do răng Hutchinson gây ra còn giúp trẻ có hàm răng đều, trắng đẹp. Trẻ nhỏ sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, nói chuyện,…

Ngoài điều trị răng Hutchinson, bọc răng sứ còn giải quyết nhiều vấn đề khác về hàm răng của trẻ
Ngoài điều trị răng Hutchinson, bọc răng sứ còn giải quyết nhiều vấn đề khác về hàm răng của trẻ

Làm cầu răng 

Nếu răng trẻ bị hội chứng Hutchinson có thể khắc phục bằng phương pháp làm cầu răng. Bác sĩ sẽ đặt từ 2 răng sứ lên trên răng thật để lấp khoảng trống ở giữa các răng.

Giải pháp này sẽ giúp khắc phục vấn đề răng nhỏ, thưa,… khi bị răng Hutchinson. Ngoài ra, khớp cắn của trẻ cũng khỏe và cân đối. Trẻ nhỏ sẽ có hàm răng đẹp hơn. 

Trám răng để khắc phục hội chứng Hutchinson

Khi trẻ bị răng Hutchinson thường men răng sẽ yếu, dễ bị mẻ hay sứt răng. Ngoài ra, khi men răng yếu cũng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công để gây bệnh sâu răng.

Với vấn đề này, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu hay vị trí răng sứt, mẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ hàn trám răng bít lại bằng các vật liệu như: composite, amalgam,… 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể phục hồi hình dáng răng của trẻ. Các yếu tố như: lực cắn yếu hay kích thước răng nhỏ, nhọn, răng có rãnh,… sẽ khó khắc phục triệt để.

Trẻ bị răng Hutchinson thường men răng sẽ yếu, dễ mắc bệnh lý và bác sĩ áp dụng phương pháp trám răng để khắc phục
Trẻ bị răng Hutchinson thường men răng sẽ yếu, dễ mắc bệnh lý và bác sĩ áp dụng phương pháp trám răng để khắc phục

Trồng răng implant

Nhiều trường hợp răng vĩnh viễn của trẻ bị hội chứng Hutchinson sẽ có men răng mỏng, dễ bị lung lay và gãy rụng. Các bác sĩ sẽ khắc phục tình trạng này bằng cách cấy ghép implant.

Đây là kỹ thuật phục hình răng lý tưởng. Trẻ không chỉ có khả năng ăn nhai tốt do trụ implant làm từ chất liệu titan cao cấp, chắc khỏe. 

Ngoài ra, cấy ghép implant cũng giúp trụ tác động liên tục vào xương hàm, kích thích các tế bào ở đây phát triển. Nguy cơ tiêu xương hàm ở trẻ nhỏ sẽ được ngăn ngừa. Tuy nhiên, phương pháp khắc phục răng Hutchinson này sẽ phải chờ đến khi trẻ ở độ tuổi 16-20. Lúc này, xương hàm của trẻ đã có sự phát triển hoàn thiện.

Thời điểm này mới đảm bảo việc cấy trụ implant vào trong xương hàm của trẻ có khả năng tương thích cao. Đây cũng là lựa chọn để hạn chế các biến chứng khi trồng răng implant như: đào thải trụ implant, viêm nhiễm, đau nhức,..

Trẻ đủ 16-20 tuổi mới có thể trồng răng Implant để khắc phục tình trạng răng Hutchinson
Trẻ đủ 16-20 tuổi mới có thể trồng răng Implant để khắc phục tình trạng răng Hutchinson

Các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ trẻ gặp hội chứng Hutchinson ở răng

Để đảm bảo trẻ nhỏ không mắc phải hội chứng răng Hutchinson, người mẹ cần lưu ý những cách ngăn ngừa dưới đây.

Xét nghiệm bệnh giang mai từ sớm

Người mẹ nên xét nghiệm để phát hiện bệnh giang mai từ sớm nếu:

  • Quan hệ tình dục khi không có bất cứ biện pháp an toàn nào.
  • Có nhiều bạn tình cùng lúc.
  • Đang mắc bệnh lây nhiễm khác qua quan hệ tình dục.
  • Có ý định mang thai hay mang thai ở những tháng đầu.

Có phương án điều trị bệnh giang mai từ sớm

Để tránh trẻ sinh ra bị răng Hutchinson, người mẹ nếu bị bệnh giang mai cần đến bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị từ sớm. Thời gian điều trị tốt nhất là trước khi thai kỳ đủ 16 tuần.

Bởi nếu điều trị quá trễ, nhất là khi thai nhi đủ 18 tuần thì khả năng trẻ sinh ra bị lây bệnh rất cao. Trẻ sẽ dễ mắc hội chứng Hutchinson ở răng, hay bị điếc hay bị viêm giác mạc kẽ,…  

Các cách ngăn ngừa khác

Ngoài việc xét nghiệm, điều trị bệnh giang mai từ sớm, để phòng ngừa trẻ bị răng Hutchinson, người mẹ cũng cần lưu ý:

  • Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
  • Thăm khám theo đúng lịch để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe.
  • Không tự ý dùng thuốc hay các thực phẩm chức năng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng đề kháng cho sức khỏe cũng như thai nhi.
Để trẻ nhỏ không mắc phải hội chứng răng Hutchinson, người mẹ cần lưu ý phòng ngừa
Để trẻ nhỏ không mắc phải hội chứng răng Hutchinson, người mẹ cần lưu ý phòng ngừa

Chế độ chăm sóc răng miệng khi trẻ bị hội chứng Hutchinson

Nếu trẻ bị răng Hutchinson, ngoài các phương pháp điều trị, bạn cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày tại nhà. Các biện pháp bạn có thể áp dụng cho trẻ như:

  • Đánh răng bằng kem có chứa flour ngày 2 lần (sáng – tối).
  • Hướng dẫn trẻ cách dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy sạch thức ăn bám ở các kẽ răng.
  • Vì hội chứng Hutchinson sẽ làm men răng mỏng, vi khuẩn dễ bị tấn công. Do đó, bạn nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm ngọt, tăng cường rau xanh, trái cây.
  • Nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý ở răng. 

Có thể thấy, răng Hutchinson là tình trạng dị tật có thể gây nên các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, ngoài việc ngăn ngừa lây nhiễm từ mẹ bị bệnh giang mai thì bạn cũng nên liên hệ nha khoa uy tín để thăm khám răng miệng cho trẻ từ sớm. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ khi bị hội chứng Hutchinson.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X