Răng nanh là gì? Có nên nhổ bỏ hay không?

Răng nanh là gì? Có nên nhổ bỏ hay không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bất kỳ vị trí răng nào ở trên cung hàm đều mang tính thẩm mỹ và chức năng riêng. Đối với răng nanh – sở hữu hình dáng đặc biệt, giúp nụ cười thêm phần thu hút hơn. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về chiếc răng này chưa? Bật mí tới các bạn độc giả về đặc điểm, chức năng,… của răng trong bài viết dưới đây!

Răng nanh là gì? Có nên nhổ bỏ hay không?

Răng nanh là gì?

Tính từ răng cửa, răng nanh chính là những chiếc răng mọc ở vị trí thứ 3 ở trên cung hàm. Một người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng số 3, bao gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

Răng nanh có hình dáng đặc biệt, thân dài và dày, cùng mặt nhai sắc và nhọn hơn so với những chiếc răng khác trên cung hàm. Những chiếc răng số 3 đóng vai trò quan trọng trọng việc nâng đỡ môi và ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt.

Răng nanh là những chiếc răng thứ 3 tính từ vị trí răng cửa
Răng nanh là những chiếc răng thứ 3 tính từ vị trí răng cửa

Đặc điểm nổi bật của răng nanh

Những chiếc răng số 3 có cấu tạo đặc biệt, từ hình dạng lẫn cấu trúc răng. Do đó, bạn sẽ rất dễ nhận biết trên cung hàm.

Về hình dáng răng nanh

Răng số 3 là sự chuyển tiếp giữa nhóm răng cửa và răng hàm nên có những sự giao thoa về hình dáng. Cụ thể:

  • Hình dáng có nét vừa giống răng cửa vừa giống răng cối nhỏ.
  • Về thân răng, chúng mỏng hơn răng hàm nhưng lại dày hơn so với răng cửa.
  • Mặt nhai của răng nanh không bằng phẳng như răng cửa và không có các rãnh như răng cối

Về cấu tạo của răng nanh

Cấu tạo của răng số 3 cũng như những chiếc răng khác trên cung hàm, gồm 4 bộ phận chính:

  • Men răng: Là lớp ngoài cùng của răng, có nhiệm vụ bảo vệ những chiếc răng khỏi các tác nhận gây hại. Lớp men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ.
  • Ngà răng: Là lớp nằm dưới men răng, có nhiệm vụ giúp răng chắc khỏe hơn. Ngà được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 20% nước và 10% chất hữu cơ.
  • Cùi răng: Phần nằm bên dưới ngà răng và có chứa tủy răng. Cùi có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho răng.
  • Tủy răng: Lớp cuối cùng nằm bên trong cùi răng, chứa hệ thống dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho răng và giúp răng cảm nhận được những tác động từ môi trường bên ngoài.

Các bộ phận này giúp răng số 3 có thể cắn xé, ăn nhai thức ăn một cách hiệu quả, dễ dàng. Do đó, bạn cần chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Những chiếc răng nanh gồm 4 bộ phận như men răng, ngà răng, cùi răng, tủy răng.
Những chiếc răng nanh gồm 4 bộ phận như men răng, ngà răng, cùi răng, tủy răng.

Răng nanh sở hữu chức năng gì?

Răng nanh là một phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, chúng sở hữu những chức năng sau:

  • Chức năng ăn nhai: Răng số 3 có chức năng cắn xé thức ăn. Bởi vì có hình dáng đặc biệt nên giúp cắt xé thức ăn thành những miếng nhỏ một cách dễ dàng. Điều này giúp quá trình ăn nhai thức ăn hiệu quả hơn.
  • Chức năng thẩm mỹ: Nằm gần nhóm răng cửa, răng số 3 cũng có ý nghĩa quan trọng đối với tính thẩm mỹ của gương mặt. Những chiếc răng nanh khỏe mạnh, đều đặn sẽ giúp gương mặt thêm phần cân đối, hài hòa.
  • Giúp giảm lực tác động quá mạnh: Với độ dài của chiếc răng cùng với khả năng giảm lực tác động mạnh, răng số 3 góp phần giảm những tác động của lực nguy hại đối với cơ thể.

Ngoài ra, răng số 3 giúp gương mặt trông săn chắc khỏe khỏe mạnh hơn. Đồng thời, cung răng được cân bằng nên giúp hàm răng đều đặn và đúng khớp cắn.

Răng số 3 vừa mang chức năng cắn xé thức ăn, vừa ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt
Răng số 3 vừa mang chức năng cắn xé thức ăn, vừa ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt

Có nên nhổ bỏ răng nanh không?

Trong trường hợp những chiếc răng số 3 khỏe mạnh, bạn không nên nhổ bỏ răng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt. Bạn chỉ nên nhổ trong trường hợp thật sự cần thiết, ví dụ như:

  • Răng nanh bị sâu, viêm tủy, viêm nha chu nặng: Lúc này việc bảo tồn răng thật không còn hiệu quả, bạn cần nhổ bỏ để tránh lây nhiễm sang các răng kế bên.
  • Răng số 3 bị chấn thương, gãy, vỡ: Khi bị gãy vỡ nặng, phục hình răng sẽ không đảm bảo hiệu quả. Điều cần làm là nhổ bỏ để tránh gây đau nhức và khó chịu.
  • Răng nanh mọc ngầm, lệch lạc, sai vị trí: Tình trạng này sẽ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, nên cần nhổ bỏ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Hỗ trợ niềng răng: Trong một số trường hợp răng nanh ảnh hưởng tới quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.

Như vậy, việc nhổ bỏ răng nanh vẫn có thể diễn ra trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng an toàn, nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Những chiếc răng nanh mang những giá trị nhất định về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Do đó là một bộ phận không thể thiếu trên cung hàm. Hãy chăm sóc những chiếc răng số 3 nói riêng và cả hàm răng nói chung thật tốt để sức khỏe răng miệng luôn tốt và sở hữu nụ cười tỏa sáng nhất.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher