- По умолчанию
- Больше
Quá trình thay răng vĩnh viễn ở trẻ thường diễn ra ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Hãy cùng Акула Стоматология tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc ở trẻ em?
Theo quy luật tự nhiên, trẻ em từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa và kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi. Từ 6 tuổi tới 12 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu rụng răng sữa và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Do thói quen ăn uống của bé
Đầu tiên, thói quen ăn uống của bé cũng là một yếu tố gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng. Nếu con bạn có thói quen ngậm đồ ăn, nuốt không nhai thì sẽ làm răng sữa không có môi trường để hoạt động, khiến răng ít bị mài mòn và lung lay.
Vì vậy, trong quá trình cho con ăn, hãy tập cho con nhai thức ăn để răng sữa được hoạt động với đúng chức năng của nó. Thay vì nghiền, xay nhỏ thức ăn, các mẹ hãy khuyến khích con mình tự nhai.
Do răng vĩnh viễn mọc sai vị trí
Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí cũng là nguyên nhân ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng. Trong quá trình răng vĩnh viễn bắt đầu đẩy vào răng sữa thì chân răng sữa bắt đầu tiêu biến. Lúc này, phần thân răng sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ rụng.
Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn bắt đầu mọc ở phía sau răng sữa thì phần chân răng sữa có thể bị bỏ sót và khiến chúng không tiêu biến được. Lúc này, hệ quả sẽ vẫn còn nguyên vẹn và làm hàm răng của trẻ giống với hàm răng cá mập.
Do thói quen xấu của trẻ
Khi bé mới bắt đầu mọc răng, những thói quen thường ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng răng viễn đã mọc khi răng sữa chưa rụng. Cụ thể gồm:
- Bé thường nghiến răng, mút môi và thở bằng miệng.
- Thường xuyên dùng lưỡi đẩy vào chân răng làm xê dịch vị trí của chân răng khiến răng vĩnh viễn mọc lệch hoặc chen với vị trí của răng sữa.
- Bé thường ăn đồ ăn cứng hoặc chạm tay vào nướu khi răng mới rụng.
Đây là những thói quen xấu mà mẹ cần hạn chế cho bé thực hiện để giúp răng mọc đều đặn và đúng thời điểm.
Do răng sữa mọc chậm
Trong trường hợp trẻ mọc răng sữa chậm hoặc tới 6 tuổi mà răng sữa vẫn chưa mọc hoàn thiện thì cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này, răng vĩnh viễn vẫn có thể mọc lên những nó sẽ mọc sai vị trí, mọc lệch lạc và chen chúc vào những răng sữa kế bên.
Tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thẩm mỹ, gây khuôn mặt không hài hòa cân đối và dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc sẽ làm hàm răng của trẻ giống với hàm răng cá mập. Do đó, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc có ảnh hưởng gì tới bé không?
Trong giai đoạn mọc răng sữa, mọc răng vĩnh viễn của trẻ, các bậc phụ huynh cần theo dõi quá trình để đảm bảo hàm răng của bé đều đẹp trong tương lai. Nếu để răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng thì sẽ gây ảnh hưởng đến bé như sau:
Làm giảm tính thẩm mỹ
Khi răng vĩnh viễn mọc không đúng quy trình, khiến răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí và giảm tính thẩm mỹ nghiêm trọng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, gây ra sự tự ti và e ngại khi giao tiếp với mọi người.
Giảm khả năng ăn nhai
Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc không đúng hướng và phát triển không đồng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khung hàm. Từ đó, kéo theo khớp cắn không cân xứng với nhau làm bé gặp khó khăn khi ăn nhai. Không chỉ bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt, chúng còn kéo theo sự ảnh hưởng về hệ tiêu hóa của trẻ.
Gây ra các bệnh lý về răng miệng
Những trẻ gặp phải tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc cũng cần phải lưu ý tới các bệnh lý về răng miệng. Bởi vì lúc này, răng vĩnh viễn mọc sai vị trí, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Khi để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu,…
Có thể thấy, tình trạng răng vĩnh viễn mọc sai thời điểm sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé. Vậy, có những phương pháp nào để điều trị tình trạng răng viễn mọc khi răng sữa chưa rụng?
Biện pháp xử lý tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc
Trong quá trình mọc răng và rụng răng, bậc phụ huynh cần theo dõi để có thể kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng. Thông thường, tại các nha khoa sẽ điều trị bằng 2 phương pháp là nhổ răng và niềng răng.
Nhổ răng sữa cho bé
Với trường hợp răng sữa chưa rụng ở độ tuổi thay răng thì cần loại bỏ chiếc răng đó để lấy chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Lưu ý, quá trình nhổ răng sữa cần thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bé.
Thực hiện niềng răng cho bé
Còn những trường hợp răng vĩnh viễn mọc sai lệch vị trí và nằm cạnh răng sữa chưa rụng thì cần nhổ răng sữa và tiến hành niềng răng để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Biện pháp niềng răng được thực hiện ngay sau khi răng mọc hoàn chỉnh. Độ tuổi thích hợp niềng răng từ 12 – 16, vì lúc này xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên có thể dễ dàng uốn nắn về đúng vị trí.
Mỗi độ tuổi và mỗi trường hợp răng vĩnh viễn mọc sai lệch sẽ có một biện pháp khắc phục riêng. Các bậc phụ huynh cần đưa bé tới thăm khám bác sĩ để có thể kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp nhất với trẻ. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm răng sữa có chân không thì hãy xem ngay nhé.
>>>Tìm hiểu thêm: Có nên bọc răng sữa cho bé không?
Phương pháp ngăn ngừa tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc
Tình trạng răng vĩnh viễn mọc sai lệch vị trí, không đúng thời điểm sẽ thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để ngăn ngừa hiệu quả, bố mẹ cần chú ý tới một số điều sau:
Cha mẹ chủ động theo dõi quá trình mọc răng của bé
Trẻ sẽ mọc răng sữa đầy đủ khi được 30 tháng tuổi và bắt đầu quá trình thay răng vĩnh viễn ở độ tuổi từ 6 – 12. Bố mẹ cần chú ý khoảng thời gian này để có thể biết được tình trạng răng của con mình, xem có mọc chậm hay không.
Ở giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, nếu răng sữa đã rụng và để lại lỗ hổng thì cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không được dùng lưỡi, tay tác động lên vì sẽ làm ảnh hưởng tới nướu. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, khiến răng mọc lệch hoặc gây viêm nhiễm.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé
Trong thời kỳ thay răng và mọc răng ở trẻ, để trẻ cung cấp đủ dưỡng chất thì bố mẹ cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của bé. Bổ sung các chất như: Canxi, vitamin D,… để răng chắc khỏe và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, hạn chế cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và đồ cứng vì sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của răng.
Hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách
Hướng dẫn cho bé đánh răng đúng cách 2 lần/1 ngày sau khi ăn để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa trong khoang miệng. Bố mẹ nên chọn cho bé kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ và được Hiệp hội Y tế khuyên dùng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Bên cạnh những biện pháp được thực hiện tại nhà, bố mẹ cần lên lịch đưa bé tới khám bác sĩ nha khoa thường xuyên để có lời khuyên chính xác về tình trạng răng của bé.
Nếu răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh tình trạng răng mọc lệch, mọc sai vị trí. Từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn.
Lưu ý: Không nên chọn đại một địa chỉ nha khoa gần nhà để khám răng vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé. Hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt nhất.
Qua bài viết này, bố mẹ cũng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Bố mẹ cần lưu ý tới giai đoạn mọc răng và rụng răng của bé để hạn chế những biến chứng về sau.
Прокомментируйте статью