Tật đẩy lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Tật đẩy lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trẻ nhỏ thường phổ biến với thói quen đẩy lưỡi, đặt lưỡi không đúng vị trí. Tình trạng này khi kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khớp cắn và phát âm của trẻ. Để khắc phục tật đẩy lưỡi hiệu quả, mọi người cần hiểu rõ hơn về thói quen này để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

tật đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi là gì?

Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu, thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tật này thể hiện qua việc lưỡi đặt sai tư thế khi ở trạng thái nghỉ ngơi, nuốt, nói, hoặc cười. Thay vì nằm trên vòm miệng, lưỡi sẽ tì vào các răng cửa hàm trên và hàm dưới hoặc các răng ở vị trí bên.

Thói quen này phổ biến ở trẻ em với tỷ lệ từ 60 – 90%, đặc biệt là các bé từ 5 – 8 tuổi. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện nhiều trường hợp ở tuổi trưởng thành. 

Đẩy lưỡi là một thói quen xấu, thể hiện việc đặt lưỡi ở sai vị trí khi nói, cười,...
Đẩy lưỡi là một thói quen xấu, thể hiện việc đặt lưỡi ở sai vị trí khi nói, cười,…

Nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi

Thói quen đẩy lưỡi xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, những chủ yếu được chia thành 3 nhóm chính sau:

Thường xuyên xuất hiện những thói quen xấu

  • Mút tay, ngậm núm vú: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tật đẩy lưỡi ở trẻ em. Khi trẻ mút tay hoặc ngậm núm vú, lưỡi sẽ bị đẩy ra ngoài để tạo áp lực lên ngón tay hoặc núm vú. Lâu dần, thói quen này sẽ hình thành tật đẩy lưỡi.
  • Bú bình: Việc sử dụng bình sữa quá lâu cũng có thể dẫn đến tật đẩy lưỡi. Khi trẻ bú bình, lưỡi sẽ bị đẩy ra ngoài để lấy sữa. Lâu dần, thói quen này sẽ hình thành tật đẩy lưỡi.
  • Dùng tăm bông ngoáy tai: Việc sử dụng tăm bông ngoáy tai quá thường xuyên có thể kích thích lưỡi, khiến lưỡi đẩy ra ngoài.

Những trường hợp bị rối loạn chức năng:

  • Vấn đề về cơ hàm mặt: Các cơ ở hàm mặt hoạt động không phối hợp nhịp nhàng có thể khiến lưỡi bị đẩy ra ngoài.
  • Dây thần kinh: Một số vấn đề về dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng của lưỡi, khiến lưỡi bị đẩy ra ngoài.
  • Vòm miệng hẹp: Vòm miệng hẹp có thể khiến lưỡi không có đủ không gian để nằm, dẫn đến tật đẩy lưỡi.

Một số vấn đề về tắc nghẽn đường thở:

  • Viêm amidan, dị ứng và polyp mũi: Những trường hợp này có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng, lưỡi sẽ bị đẩy ra ngoài để lấy khí.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra tật đẩy lưỡi như di truyền, môi trường sống, hoặc các thói quen sinh hoạt khác.

Một số thói quen như mút tay, bú bình cũng sẽ gây ra tình trạng đẩy lưỡi
Một số thói quen như mút tay, bú bình cũng sẽ gây ra tình trạng đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi gây ra những hậu quả gì?

Một số ảnh hưởng mà bạn sẽ gặp phải nếu vẫn giữ thói quen đẩy lưỡi trong thời gian dài:

  • Răng bị hô, móm, thưa: Tạo áp lực lên răng, khiến răng bị di chuyển và sai lệch vị trí.
  • Khớp cắn sai lệch: Ảnh hưởng đến sự phát triển của khớp cắn, dẫn đến khớp cắn hở, khớp cắn sâu, hoặc khớp cắn chéo.
  • Sâu răng, viêm nướu: Tật đẩy lưỡi khiến thức ăn dễ bám vào răng, dẫn đến sâu răng và viêm nướu.
  • Khó khăn trong việc phát âm một số âm tiết: Ảnh hưởng đến sự vận động của lưỡi, khiến trẻ khó phát âm các âm tiết như “s”, “z”, “t”, “d”, “n”, “l”.
  • Mặt bị to ra: Lưỡi đẩy ra ngoài sẽ khiến khuôn mặt bị to ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Môi bị trề: Khi lưỡi đẩy ra ngoài quá nhiều, phần môi bị trề, làm khuôn mặt trở nên kém duyên dáng.

Làm sao để phát hiện tật đẩy lưỡi?

Khi bị tật đẩy lưỡi, mọi người sẽ rất khó nhận biết, chỉ khi xuất hiện tình trạng hô, răng mọc lệch lạc,.. mọi người mới chú ý tới. Vì vậy, bạn cần tập thói quen thăm khám nha khoa định kỳ. Bởi lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và thử nghiệm các phương pháp chạm lưỡi, nuốt nước bọt,… để đánh giá chức năng nuốt nước bọt.

Trong trường hợp có vấn đề, bác sĩ sẽ sớm xử lý theo hướng tốt nhất để cải thiện thói quen đẩy lưỡi trong tương lai. Tuy nhiên, hãy thăm khám tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Bạn nên tới thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện thói quen đẩy lưỡi nếu có
Bạn nên tới thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện thói quen đẩy lưỡi nếu có

Cách khắc phục thói quen đẩy lưỡi an toàn, đơn giản

Thường xuyên đẩy lưỡi là thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, thói quen này thường diễn ra trong vô thức nên mọi người không thể kiểm soát được.

Để chữa tật này sớm nhất, bạn có thể thực hiện các bài tập lưỡi, sử dụng các loại khí cụ hỗ trợ hoặc niềng răng, chỉnh nha. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng trường hợp cụ thể khác nhau. Cụ thể như:

Sửa vị trí đặt lưỡi

Với phương pháp này, bạn làm theo những bước sau:

  • Bước 1: Đặt đầu lưỡi chạm vào mặt trong của phần lợi ở ngay phía sau răng cửa hàm trên.
  • Bước 2: Sau đó, cắt khít 2 hàm lại.
  • Bước 3: Khi nuốt nước bọt, cần điều chỉnh lưỡi di chuyển lên phía vòm họng, đồng thời không cho lưỡi chạm vào răng cửa.

Ở vị trí này, bạn có thể phát ra những tiếc “ tặc tặc” khi uốn lưỡi. Điều này giúp bạn xác định chính xác vị trí đặt lưỡi. Phương pháp này đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút để tạo thành phản xạ quen thuộc.

Hãy thực hiện liên tục trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn thực hiện sai cách, dẫn tới lưỡi đặt sai vị sẽ khiến khó khăn trong việc di chuyển lưỡi. Tốt nhất, bạn nên nhờ bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn các bài tập chính xác.

Luyện tập bằng khí cụ

Một số loại khí cụ có khả năng cải thiện thói quen đẩy lưỡi: nút chặn lưỡi, thun tách kẽ, thanh khẩu cái. Những vật dụng này giúp bạn quen dần với quá trình tập luyện lưỡi đúng vị trí.

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp: sửa vị trí đặt lưỡi và luyện tập bằng khí cụ. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách thì tật đẩy lưỡi mới cải thiện theo hướng tích cực.

Khắc phục việc đẩy lưỡi thường xuyên với các khí cụ chuyên dụng
Khắc phục việc đẩy lưỡi thường xuyên với các khí cụ chuyên dụng

Niềng răng – Chỉnh nha

Trong trường hợp thói quen đẩy lưỡi dẫn tới răng hô, mọc lệch lạc, bạn cần niềng răng để khắc phục. Sau khi thực hiện chỉnh nha, hãy nhớ đeo hàm duy trì để sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn. Lưu ý, phương pháp này chỉ nên thực hiện khi răng đã lệch lạc nghiêm trọng. Trong trường hợp răng không bị ảnh hưởng quá nhiều, bác sĩ khuyến khích thực hiện thói quen tự điều chỉnh lưỡi tại nhà.

Như vậy, tật đẩy lưỡi là một thói quen không tốt và gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần thường xuyên thăm khám nha khoa để kịp thời phát hiện nếu thói quen xấu này xảy ra. Ngoài ra, hãy chú ý nhiều hơn tới việc đặt lưỡi đúng tư thế ngay từ khi còn nhỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn trong tương lai.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher