- Mặc định
- Lớn hơn
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha dùng để cải thiện răng thưa, răng hô, răng móm, răng khấp khểnh,… rất phổ biến. Tuy nhiên, người có xương hàm mỏng có niềng răng được không? Hãy cùng nha khoa Shark tìm hiểu câu trả lời của vấn đề này ngay trong bài viết sau đây.
Xương hàm mỏng có niềng răng được không?
Xương hàm mỏng có thể niềng răng, nhưng quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ mỏng của xương, vị trí của răng cần niềng, và tình trạng nướu và xương xung quanh.
Trường hợp xương có thể niềng răng
Nếu bạn có xương hàm mỏng nhưng răng chỉ có khiếm khuyết nhẹ thì bác sĩ sẽ cân nhắc niềng răng. Vì khi niềng cho răng có khuyết điểm không đáng kể sẽ không cần nhổ răng hay dùng lực kéo quá mạnh. Để đưa ra được quyết định chính xác nhất, bác sĩ cần tiên lượng trục của răng sau khi niềng.
Trường hợp này có thể niềng răng khi có xương hàm mỏng, tuy nhiên, đây không phải là câu trả lời chắc chắn. Vì khí cố định khí cụ, chân răng sẽ dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, có thể làm cho xương hàm bị tiêu biến vì quá mỏng.
Bác sĩ cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên niềng răng cho người có xương hàm mỏng hay không. Do đó, bạn nên đến nha khoa niềng răng uy tín, nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn cho bản thân, phòng tránh các biến chứng ngoài ý muốn.
Trường hợp xương hàm mỏng không thể niềng răng
Đối với trường hợp có xương hàm mỏng và răng bị hô, móm quá nặng sẽ không thể niềng răng. Đây là lời khẳng định chắc chắn từ phía bác sĩ. Vì răng bị khiếm khuyết phức tạp cần bắt buộc phải nhổ bỏ và dùng lực kéo để đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi.
Điều kiện xương hàm mỏng sẽ làm cho lực kéo của khí cụ bị hạn chế, răng sẽ không thể dịch chuyển, kết quả cuối cùng là niềng răng thất bại.
Niềng răng khi xương hàm mỏng có thể gây ra rủi ro gì?
Nếu vẫn niềng răng cho trường hợp có xương hàm mỏng, bạn có thể đối mặt với 1 trong những rủi ro sau đây:
- Trong quá trình dịch chuyển của răng, nếu bác sĩ không phát hiện và chỉnh sửa kịp thời vùng có xương hàm mỏng, chân răng sẽ có thể tiến lại gần và chạm vào xương vỏ. Vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm hoặc tiêu chân răng.
- Nguy cơ cao bị tụt nướu, lộ chân răng và làm cho răng bị lung lay, dễ bị ê buốt hơn bình thường. Khi chụp phim X-quang, bạn sẽ nhận thấy chân răng bị ngắn hơn so với bình thường.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên khi đang niềng răng, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Đây là yêu cầu rất quan trọng để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng.
>>> Đọc thêm: Có bầu niềng răng được không?
Nên niềng răng khi hàm mỏng bằng phương pháp gì?
Như vậy, bạn đã có được câu trả lời chính thức cho vấn đề xương hàm mỏng có niềng răng được không. Nếu bạn có xương hàm mỏng nhưng vẫn có thể niềng răng theo chỉ định của bác sĩ thì có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp niềng răng sau đây: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng xuất hiện sớm nhất trên thị trường nha khoa, đồng thời cũng là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng các mắc cài được chế tác từ hợp kim không gỉ để cố định lên thân răng. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tạo lực siết vừa phải để giúp răng dịch chuyển đến vị trí mới theo phác đồ điều trị.
Niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 loại: Niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cấu trúc và cơ chế hoạt động tương tự với niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này chính là chất sứ dùng để chế tác mắc cài có màu sắc gần tương đồng với màu răng. Vì vậy, mắc cài sứ được người sử dụng đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Xét về hiệu quả, niềng răng mắc cài sứ cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Nhưng chất liệu sứ khá dễ vỡ và bị bám màu. Phương pháp niềng răng này cũng được chia thành 2 loại: Niềng răng mắc cài sứ thường và niềng răng mắc cài sứ tự buộc.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại nhất trên thị trường nha khoa. Thay vì sử dụng hệ thống mắc cài như các phương pháp truyền thống, niềng răng trong suốt sử dụng bộ khay niềng được chế tác riêng biệt cho từng khuôn răng của mỗi người. Các khay niềng được chế tác từ chất liệu lành tính, không gây kích ứng cho khoang miệng của người sử dụng.
Đặc điểm nổi bật nhất của niềng răng trong suốt chính là tính tiện dụng, có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh răng miệng và ăn uống. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thời gian đeo khay niềng tối thiểu 22 giờ/ngày để đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi.
Thông quan nội dung được đề cập trong bài viết vừa rồi, Nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người có xương hàm mỏng có niềng răng được không. Bạn nên đến nha khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn và khám xương hàm trước khi quyết định niềng răng. Niềng răng là một phương pháp giúp cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, nhưng cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để đạt được kết quả tốt nhất.
Bình luận bài viết