Trẻ chậm mọc răng là như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ chậm mọc răng là như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả

Bác sĩ Huỳnh Bác Minh Trí
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Huỳnh Bá Minh Trí
Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Trẻ mọc răng là một quá trình tự nhiên và quan trọng trong giai đoạn trẻ phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp tình trạng răng mọc chậm hơn so với bình thường. Việc này làm nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Mọi thông tin về vấn đề trẻ chậm mọc răng sẽ được Nha Khoa Shark giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để các bố mẹ hiểu rõ hơn!

Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

Chậm mọc răng có thể được hiểu là tình trạng trẻ qua 12 – 13 tháng tuổi những vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào. Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và kết thúc giai đoạn mọc răng ở độ tuổi 2.5 với 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Tuy nhiên, tốc độ mọc răng của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, không phải tất cả những trường hợp răng mọc chậm đều bất thường và nguy hiểm.

Một số dấu hiệu trẻ mọc răng chậm bố mẹ cần lưu ý:

  • Qua 12 tháng tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc chiếc răng sữa nào.
  • Một số biểu hiện: chảy nước dãi nhiều, quấy khóc hay đưa tay vào miệng nhai cắn nhưng vẫn chưa mọc răng.

Khi bé gặp phải tình trạng răng mọc chậm, đặc biệt là khi trẻ 1 tuổi chưa mọc răng, bố mẹ nên đưa bé tới nha khoa thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Tình trạng răng mọc chậm sẽ được hiểu là bé 12 - 13 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng sữa
Tình trạng răng mọc chậm sẽ được hiểu là bé 12 – 13 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng sữa

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Tình trạng mọc chậm răng ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu được chia thành 2 nhóm sau:

Nguyên nhân khách quan

  • Do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ, người thân của bé từng gặp tình trạng răng mọc chậm. Khả năng cao tình trạng răng mọc chậm cũng xảy ra với trẻ.
  • Do bé sinh non: Bé sinh non khiến cơ thể chưa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Nên dễ xảy ra tình trạng mọc chậm răng so với những trường hợp sinh đủ ngày đủ tháng.
  • Những vấn đề về bệnh lý răng miệng: Bệnh lý viêm lợi, nhiễm khuẩn trong khoang miệng,… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình mọc răng của bé, làm trẻ mọc răng chậm hơn bình thường.

Nguyên nhân chủ quan

  • Bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nên quá trình mọc răng sẽ diễn ra không đúng theo thời gian tiêu chuẩn.
  • Trẻ thiếu canxi, nên răng không thể mọc và phát triển một cách bình thường.
  • Cơ thể bé thiếu vitamin K2: Chất này có công dụng đưa canxi từ máu tới răng và xương. Do đó, khi thiếu hụt chất này sẽ khiến hàm lượng canxi đưa tới răng không đủ. Khi thiếu vitamin K2, quá trình đưa canxi tới răng và xương chỉ đạt hiệu quả khoảng 30%
  • Một số bệnh lý suy tiếp giáp, hội chứng Down,… cũng là nguyên nhân làm trẻ mọc răng chậm hơn so với bình thường. Không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề mọc răng chậm, những bệnh lý này cũng sẽ khiến bé chậm nói, chậm đi hoặc thừa cân,…

Khi xác định được chính xác nguyên nhân trẻ chậm mọc răng, bạn sẽ có hướng chăm sóc bé tốt hơn để quá trình mọc răng phát triển ổn định.

Mọc chậm răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc do một số bệnh lý về răng miệng
Mọc chậm răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc do một số bệnh lý về răng miệng

Trẻ chậm mọc răng có sao không? Có nguy hiểm không?

Khi nhận thấy trẻ có tình trạng mọc răng chậm, bố mẹ không được chủ quan, cần đưa bé tới nha khoa uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và xử lý kịp thời.

Trong trường hợp tình trạng răng mọc chậm kéo dài và không được cải thiện, bé sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Răng vĩnh viễn không phát triển tốt nên khi mọc lên không được đều đẹp.
  • Răng vĩnh viễn có khả năng cao mọc trước răng sữa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn và sức khỏe răng miệng của bé.
  • Bé dễ gặp phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu với nhiều chiếc răng cùng lúc trên cung hàm.

Ngoài ra, bé mọc răng quấy khóc ban đêm cũng có thể gây ra ảnh hưởng: việc ăn nhai không được thuận lợi, khiến trẻ nói chậm và phát triển không được toàn diện.

Mọc chậm răng gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của răng vĩnh viễn
Mọc chậm răng gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của răng vĩnh viễn

Trẻ chậm mọc răng cần làm gì để khắc phục?

Sau khi xác định được nguyên nhân bé mọc răng chậm, ngoài thăm khám nha khoa, bố mẹ cũng cần chăm sóc bé, cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày để quá trình mọc răng của bé phát triển tốt hơn.

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Để răng bé mọc đúng lịch trình và chắc khỏe, việc bổ sung 4 dưỡng chất này là vô cùng quan trọng:

Canxi

Xương và răng được cấu tạo chủ yếu từ Canxi. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần cải thiện chế độ ăn uống của mình, bổ sung thêm tôm, cua, phô mai. Với bé trên 6 tháng tuổi, hãy đa dạng hóa thực đơn ăn dặm với sữa chua, lòng đỏ trứng để đảm bảo đủ lượng Canxi cần thiết.

Vitamin D

Dưỡng chất này đóng vai trò then chốt trong việc tổng hợp và hấp thụ canxi vào cơ thể. Các nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào bao gồm cá hồi, cá trích, gan bò, và đặc biệt là việc tắm nắng buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày.

Vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho răng mọc chắc khoẻ
Vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho răng mọc chắc khoẻ

Vitamin K2

Đây là một loại Vitamin quan trọng, giúp Canxi được đưa vào xương và răng một cách chính xác. Các loại thực phẩm như phô mai, thịt bò, cải xoăn là nguồn cung cấp K2 dồi dào.

Rau xanh và trái cây

Bên cạnh các dưỡng chất chính, rau củ quả cũng không thể thiếu. Chúng cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.

Tập cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh

Hàng ngày, bố mẹ nên cho bé tắm nắng trước 9h sáng khoảng 10 – 15 phút để cơ thể bé hấp thụ đủ vitamin D. Lưu ý, không nên tắm nắng quá lâu hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ cao vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới làn da của bé.

Cho bé tắm nắng thường xuyên vào khung giờ an toàn để cơ thể bé hấp thụ đủ vitamin D, giúp răng chắc khỏe hơn
Cho bé tắm nắng thường xuyên vào khung giờ an toàn để cơ thể bé hấp thụ đủ vitamin D, giúp răng chắc khỏe hơn

Tập cho bé thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống đúng bữa. Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng ngón tay hoặc dụng cụ massage nướu chuyên dụng để nướu của bé khỏe mạnh hơn. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp kích thích sự phát triển của răng và giảm bớt sự khó chịu khi bé mọc răng.

Ngoài ra, đưa bé tới thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Khi thấy bé có dấu hiệu răng mọc chậm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất đối với sức khỏe của bé.

>>> Xem thêm: Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?

Trẻ 1 tuổi chưa mọc răng có cần đi khám không?

Nếu trẻ 1 tuổi chưa mọc răng, bạn nên đưa bé đi khám nha khoa hoặc nhi khoa để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Trước khi đi khám, bạn có thể tự quan sát và chuẩn bị các thông tin sau để hỗ trợ bác sĩ:

  • Yếu tố di truyền: Hỏi xem người thân trong gia đình có ai từng mọc răng chậm không.
  • Về sinh hoạt, sức khoẻ: Theo dõi chế độ ăn uống, cân nặng và giấc ngủ của bé để xem liệu bé có đang phát triển chậm hay không.

Lưu ý, quan niệm dân gian cho rằng trẻ mọc răng muộn là thông minh là sai lầm và không có cơ sở khoa học. Nếu bé mọc răng chậm và có các biểu hiện bất thường như quấy khóc nhiều, thở khò khè, hoặc táo bón…, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Trẻ chậm mọc răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ di truyền, thiếu chất dinh dưỡng cho đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng mọc răng của trẻ, kết hợp đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp đối với những trường hợp răng mọc chậm.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher