Trẻ em có trồng răng implant được không? - Nha khoa Shark

Trẻ em có trồng răng implant được không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Có nhiều trường hợp ngoài ý muốn khiến trẻ bị gãy mất răng, làm khuyết đi nụ cười tươi tắn của trẻ. Trong trường hợp này các phụ huynh sẽ đặt câu hỏi trẻ em có trồng răng implant được không? Có ảnh hưởng gì cho bé hay không? Bài viết sẽ này, chuyên mục Kiến thức trồng răng Implant của Shark sẽ chia sẻ và giải đáp cụ thể thắc mắc này cho khách hàng.

Trẻ em có trồng răng implant được không

Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trẻ em không nên trồng răng Implant khi tuổi còn nhỏ, vì phương pháp trồng răng implant chỉ phù hợp với những người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Trường hợp trẻ em mất răng, không thể áp dụng phương pháp cấy ghép implant để cải thiện.

Bởi lẽ, khi trẻ em dưới 16 tuổi, xương hàm chưa thực sự phát triển và ổn định. Do đó chất lượng của răng chưa đảm bảo để tham gia áp dụng kỹ thuật trồng răng. Việc trồng răng implant cho trẻ không những không hiệu quả mà đôi khi còn xuất hiện những ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.

Ngoài lý do trên, việc trẻ em không nên trồng răng implant vì khớp cắn chưa hình thành và đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, khi trồng răng implant sẽ có sự di chuyển nhất định và gây nên tình trạng lệch lạc, hàm không thống nhất, xuất hiện các ảnh hưởng xấu.

Trẻ em không nên áp dụng trồng răng implant vì xương chưa thực sự ổn định.
Trẻ em không nên áp dụng trồng răng implant vì xương chưa thực sự ổn định.

Độ tuổi nào thích hợp để trồng răng implant?

Implant là giải pháp phục hình răng sứ an toàn, hiên đại, thay thế tình trạng mất răng hiệu quả. Tuy nhiên không phải độ tuổi nào cũng có thể áp dụng thực hiện phương pháp này. Đối với nam giới, từ 18 tuổi trở lên khi xương hàm ổn định và phát triển mới có thể áp dụng kỹ thuật trồng răng implant. Trường hợp nữ giới thì khoảng 16 tuổi có thể thực hiện phương pháp implant.

Vốn dĩ cần đủ thời gian và tuổi để áp dụng trồng răng implant chính là xương hàm và khớp cắn cần được canxi hóa, phát triển về độ rộng, chiều cao cho đến khi vững vàng. Thường trẻ em chưa có sự phát triển về chất lượng lẫn số lượng răng nên nếu như không đủ tuổi sẽ gây nên một số những ảnh hưởng và tác động.

Trước khi áp dụng trồng răng implant, các bác sĩ sẽ thăm khám, xem xét cũng như đưa ra giải pháp phù hợp cho mỗi người. Chỉ cần lựa chọn những địa điểm uy tín, khách hàng sẽ được áp dụng công nghệ trồng răng implant an toàn và có được những kết quả như mong đợi.

Đeo hàm giữ khắc phục tình trạng mất răng ở trẻ em

Qua những thông tin được chia sẻ, rõ ràng trẻ em có trồng răng implant được không đã được giải đáp cụ thể. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng trẻ em nếu gặp trường hợp mất răng thì nên sử dụng hàm giữ khoảng để đảm bảo các khoảng trống mất răng được giữ nguyên.

Trẻ em nên áp dụng phương pháp đeo hàm cố định để cải thiện
Trẻ em nên áp dụng phương pháp đeo hàm cố định để cải thiện

Bác sĩ sẽ thực hiện đeo khay máng nhựa hoặc dùng khí cụ kim loại. Việc dùng khí cụ có thể cố định hoặc tháo lắp tùy theo nhu cầu của mỗi người. Từ đó giúp trẻ có thể thoải mái sinh hoạt và không gây bất cứ ảnh hưởng hay tác động xấu nào đến sức khỏe.

Để chọn được loại khí cụ tốt nhất, quý khách hàng nên đưa trẻ đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn. Việc dùng hàm giữ khoảng có thể thay thế trồng răng implant và có được nhiều ưu điểm khác nhau.

Khi nào trẻ em nên đeo hàm giữ khoảng?

Trẻ em nếu cần áp dụng phương pháp đeo hàm giữ khoảng trong một số trường hợp nhất định như:

  • Trẻ gặp các chấn thương khiến răng gãy và mất
  • Răng xuất hiện các tác động bất thường về số lượng, hình thể hoặc cấu trúc của chiếc răng
  • Răng có dấu hiệu bị sâu và vỡ lớn, gây nhiễm trùng và tác động xấu
  • Trường hợp đã nhổ răng sữa nhưng lại không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới

Việc giữ khoảng răng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển răng và cấu trúc xương về sau. Do đó, khi trẻ mất răng, các bậc phụ huynh nên chú trọng thực hiện các giải pháp chăm sóc, hỗ trợ và đeo hàm giữ khoảng để đảm bảo được sự phát triển xương hàm thuận lợi về sau.

Có mấy loại hàm giữ khoảng?

Hiện nay, hàm giữ khoảng được ứng dụng cho trẻ em có nhiều loại khác nhau. Trong đó có 2 loại phổ biến như:

  • Hàm giữ khoảng cố định: Đây là hàm được thiết kế cố định, có chất liệu từ thép không gỉ và gắn kèm với những dụng cụ chuyên dụng khác nhau. Hàm cố định thì hơi hạn chế một xíu về việc tháo lắp, làm cho quá trình sinh hoạt hơi có sự bất tiện.
  • Hàm giữ khoảng tháo lắp: Trong trường hợp hàm tháo lắp, việc sử dụng sẽ có thể thuận tiện hơn. Tuy nhiên hàm này được chỉ định cho những trường hợp mất răng ở trẻ trong khoảng dễ nhìn thấy, thường được làm bằng nhựa với phần nền của hàm đè lên lợi. 
Hàm giữ khoảng của trẻ em có 2 loại khác nhau
Hàm giữ khoảng của trẻ em có 2 loại khác nhau

Chức năng của hàm giữ như thế nào?

Đeo hàm giữ khoảng ở trẻ em được xem là quan trọng đối với những trường hợp chẳng may mất răng. Chiêc hàm này tưởng đơn giản nhưng lại đem đến một số ưu điểm lớn mà mỗi người không nên bỏ qua.

  • Giúp cho kích thước chiều ngang, dọc và các răng kế cận không bị đổ nghiêng về khoảng trống. Đồng thời hỗ trợ răng không gây nên tình trạng trồi lên quá mức.
  • Ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng về sai lệch khớp cắn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
  • Giúp trẻ ổn định sức khỏe về răng miệng, ngăn ngừa những dấu hiệu tác động gây ảnh hưởng đến chức năng giao tiếp.
  • Cải thiện chức năng về thẩm mỹ và phát âm. Bởi hàm giữ khoảng sẽ giúp phục hồi được những chức năng này và hỗ trợ cho các bé thêm tự tin, ấn tượng hơn rất nhiều.

Lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng ở trẻ em

Việc đeo hàm giữ khoảng ở các bé nên chú trọng một số những lưu ý quan trọng để có thể thoải mái cũng như chăm sóc răng miệng tốt nhất. Theo đó, khách hàng nên chú trọng:

  • Một khoảng thời gian đầu sau khi đeo hàm đôi lúc sẽ xuất hiện cảm giác hơi khó chịu, hãy động viên bé thường xuyên.
  • Đeo hàm giữ khoảng cố định, nên chú ý không dùng những món ăn quá cứng hoặc dai như kẹo dẻo, kẹo cao su, thao tác cắn thức ăn quá mạnh. Nếu không cẩn thận sẽ khiến đồ ăn va vào hàm dây thép và gây nên những tác động xấu đến sức khỏe.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên để đảm bảo cho lợi khỏe
  • Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể xem xét những vấn đề liên quan đến hàm giữ khoảng. Tránh những trường hợp hàm lệch, vỡ, tác động đến vùng răng mà trẻ không biết.

Vừa rồi là những thông tin về trẻ em có trồng răng implant được không, hy vọng các bậc phụ huynh có thể hiểu và áp dụng đúng cho con em mình. Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nha khoa Shark qua số Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được tư vấn, hỗ trợ cũng như đem đến những giải pháp chăm sóc an toàn nhất.

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

CHỌN DỊCH VỤ BẠN MUỐN ĐẶT LỊCH:

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn

X