- Mặc định
- Lớn hơn
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là một hành động hết sức bình thường. Nhưng nếu bạn là lần đầu tiên làm bố làm mẹ thì sẽ rất lo lắng cho sức khỏe của con. Hãy cùng chuyên mục kiến thức răng miệng theo dõi ngay thông tin bài viết dưới đây để hiểu những nguyên nhân gây ra hành động này của trẻ.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không?
Trên thực tế, khi bé mới sinh thì không thể hoạt động tay chân nhiều. Lúc này, để khám phá thế giới bên ngoài, bé sẽ sử dụng miệng, việc lè lưỡi ra ngoài như một phản xạ tự nhiên và hoàn toàn bình thường.
Việc bé hay lè lưỡi cũng có thể lý giải cho hành động bú sữa mẹ khi không cần chỉ dạy mà vẫn thực hiện thành thục. Tương tự như vậy, bé hay nhai miệng là hành động thể hiện cho việc mọc răng sữa hoặc bé đang phát triển khả năng mút tay của mình.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng là hành động rất bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé đã trên 6 tuổi mà vẫn còn hành động này thì có thể là biểu hiện cho một trạng thái khác. Do đó, bố mẹ cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương án khắc phục.
Lý do nào khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé.
Nhưng khi bé trên 6 tuổi vẫn còn hiện tượng lè lưỡi thì có thể do những nguyên nhân sau:
Trẻ bắt chước
Để bắt chuyện với bé, người lớn thường có hiện tượng lè lưỡi để tạo sự thu hút. Đa phần các bé đều rất hứng thú và hưởng ứng nhiệt tình nên có một số bạn đã bắt chước theo biểu cảm này.
Nếu do nguyên nhân này thì các mẹ không cần quá lo lắng về ảnh hưởng của hiện tượng lè lưỡi kể cả trong trường hợp bé trên 6 tuổi.
Do thói quen
Trẻ vừa mới sinh đều có khả năng bé sữa mẹ hoặc bú bình. Để mút được sữa, các bé thường lè lưỡi ra ngoài để ngậm được núm vú. Thông thường, khi bé ở độ tuổi từ 4 – 6 sẽ không còn lè lưỡi nữa. Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn này mà con vẫn còn lè lưỡi thì là do thói quen từ nhỏ.
Trẻ đang no hoặc đang đói
Khi trẻ đói thường có rất nhiều biểu hiện như: khóc, quay mặt về phía vú, lè lưỡi, đưa tay vào miệng,…Nếu là trường hợp no, bé thường có biểu hiện lè lưỡi đi cùng với quay đầu đi hướng khác và không chịu bú sữa.
Mặc dù không thể nói được nhưng hành động của bé đã biểu hiện trạng thái của mình. Vậy nên, khi trẻ sơ sinh lè lưỡi và nhai miệng, bố mẹ nên tìm hiểu và lắng nghe xem bé nhà mình đang cần gì nhé.
Kích thước lưỡi lớn
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi cũng có thể do kích thước lưỡi quá lớn. Lưỡi to là một hiện tượng hiếm trên thế giới, có tỷ lệ xuất hiện khoảng 1/14.000.
Đối với tình trạng này, lưỡi của bé quá to nên không thể nằm gọn trong khoang miệng, vì vậy lưỡi thường lè ra ngoài. Hiện tượng lưỡi to có thể do di truyền từ người thân, do xuất hiện khối u vòm miệng hoặc có thể là dấu hiệu của hội chứng Beckwith-Wiedemann.
Ở trường hợp này thì ba mẹ nên gặp bác sĩ và được tư vấn, điều trị kịp thời để tránh những vấn đề khác về sau này.
Kích thước miệng nhỏ
Bên cạnh lưỡi quá to thì kích thước miệng quá nhỏ cũng dẫn đến hiện tượng lưỡi lè ra ngoài. Miệng nhỏ hay là hội chứng hàm nhỏ, làm răng và lưỡi sắp xếp không đồng đều trong khoang miệng. Do đó làm trẻ lè lưỡi ra ngoài không kiểm soát.
Trong trường hợp này, việc ăn uống của bé sẽ gặp khó khăn hơn, bé chỉ có thể ăn và bú sữa mẹ khi có núm vú đặc biệt. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé dậy thì và trong độ tuổi trưởng thành.
Do giảm trương lực cơ
Thêm một nguyên nhân tiếp theo dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh lè lưỡi là do giảm trương lực cơ. Đây còn được gọi là hội chứng bé mềm oặt. Khi gặp hội chứng này, bé sẽ không thể di chuyển lưỡi theo ý muốn của mình.
Do đó lưỡi của trẻ thường lè ra ngoài mà không thể khắc phục được.
Hội chứng giảm trương lực cơ không phải là dạng rối loạn y tế, nhưng đây là dấu hiệu của bệnh lý: Rett, Down, Prader-Willi. Qua đây, có thể thấy tình trạng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng không phải là một hiện tượng tự nhiên.
==> Bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám thường xuyên để có thể kịp thời xử lý.
Trẻ thở bằng miệng
Khi bé thở bằng miệng kéo theo hiện tượng lè lưỡi thì là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, viêm amidan, viêm VA,…
Với trường hợp này, sau khi có sự can thiệp của bác sĩ để điều trị dứt điểm thì hiện tượng bé lè lưỡi cũng sẽ được khắc phục.
Bé đầy hơi
Bé bị đầy hơi, chướng bụng cũng là biểu hiện của hiện tượng lè lưỡi. Bên cạnh phản ứng đầy hơi, bé còn có hành động khác như nhăn mặt, quấy khóc.
Bố mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này vì khi con đi ngoài được thì hiện tượng lè lưỡi sẽ hết.
Do bé chưa quen với thức ăn đặc
Đối với những món đồ ăn không thích, bé thường có xu hướng dùng lưỡi đẩy ra ngoài. Nguyên nhân này thường thấy ở giai đoạn bé ăn dặm. Khi bé thích nghi được với những món đồ ăn đó thì hiện tượng lè lưỡi sẽ được hạn chế.
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh lè lưỡi. Với những nguyên nhân thường gặp trong quá trình bé phát triển thì bố mẹ không cần lo lắng.
Tuy nhiên, với những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để điều trị dứt điểm.
Bất kỳ ai khi làm bố làm mẹ và nhất là lần đầu tiên thực hiện thiên chức này đều cảm thấy lo lắng về hành động lạ của con, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh hay lè lưỡi. Hy vọng, những thông tin trong bài viết mà Nha khoa Shark vừa chia sẻ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân của những hành động này.
Bình luận bài viết