- Mặc định
- Lớn hơn
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày là băn khoăn, nỗi lo lắng mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải, nhất là với những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Để giúp bố mẹ biết cách chăm sóc con tốt hơn, bài viết sau, nha khoa Shark sẽ giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trên một cách cụ thể, chi tiết và đầy đủ nhất.
Những biểu hiện của tình trạng sốt mọc răng ở trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ nhỏ đến giai đoạn mọc răng sẽ gặp phải cơn sốt nhẹ khoảng từ 38 đến 38.5 độ C. Một số biểu hiện giúp bố mẹ nhận biết tình trạng sốt mọc răng ở trẻ nhỏ là:
- Trẻ giai đoạn mọc răng thường chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý, gặp phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ và không gây ra bất kỳ tác hại nào đối với quá trình phát triển của trẻ.
- Trong giai đoạn sốt mọc răng, trẻ thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau ở khu vực nướu lợi.
- Khi mầm răng bắt đầu nhú lên trên nướu, trẻ thường bị ngứa răng và có xu hướng đưa tay vào miệng để cắn hoặc mút mạnh.
- Một số trẻ khi sốt mọc răng thường kèm theo triệu chứng ho. Ho có thể nhẹ hoặc kèm theo đờm đặc, gây khó chịu cho trẻ.
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, ở một số trẻ có thể gặp thêm tình trạng quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, đi ngoài phân lỏng, phân sống,…. Nếu các triệu chứng sốt mọc răng không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý hiệu quả, an toàn.
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi?
Bé sốt mọc răng mấy ngày khỏi thì trẻ trong giai đoạn mọc răng thường sốt khoảng 3 – 4 ngày sau đó sẽ tự cắt cơn sốt. Các bác sĩ nha khoa cho biết, nguyên nhân gây ra cơn sốt là do mầm răng nhú lên làm rách nướu lợi. Lúc này, trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu tại vị trí răng mọc và có xu hướng gặm nhấm tay, chân, đồ đạc xung quanh,…..
Những biểu hiện trên sẽ làm trẻ bị viêm nhiễm xung quanh nướu lợi và chân răng. Theo cơ chế sinh lý, phản xạ tự nhiên của cơ thể, các cơn sốt sẽ khởi phát để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm răng miệng trong giai đoạn mọc răng.
Trẻ thường sốt từ 38 – 38.5 độ C và giảm dần khi răng mọc lên khỏi nướu lợi. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các cơn co giật bất thường thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.
>>> Xem thêm: Bé mọc răng sốt 40 độ nguy hiểm như thế nào?
Biện pháp chăm sóc trẻ sốt khi mọc răng bố mẹ nên biết
Trẻ mọc răng sốt mấy ngày đã được giải đáp ở trên. Theo các chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần quá lo lắng hay hoảng sợ. Nếu trẻ bị sốt nhẹ khi có triệu chứng mọc răng, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc hiệu quả sau đây:
Dùng khăn ấm lau người cho trẻ
Nhiều bố mẹ thường có thói quen quấn chặt khăn hoặc mặc quần áo kín, dày cho trẻ mỗi khi có dấu hiệu sốt. Đây là quan niệm và hành động hoàn toàn sai lầm. Theo bác sĩ, việc quấn chặt người cho trẻ sẽ cản trở quá trình thoát nhiệt, khiến cho cơn sốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Lúc này, bố mẹ nên bình tĩnh cởi bỏ bớt quần áo trẻ đang mặc, đồng thời sử dụng khăn ấm để lau kỹ càng người cho trẻ. Lau khăn ấm là cách làm hiệu quả, giúp nhiệt trong người trẻ giảm nhanh chóng, từ đó hạ sốt an toàn.
Cho trẻ bổ sung đủ nước
Trong giai đoạn trẻ bị sốt do mọc răng, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ bổ sung đủ nước để ngăn ngừa hiện tượng thoát nhiệt gây mất nước. Bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung nước qua việc bú mẹ, uống sữa công thức, nước ép trái cây hay oresol bù điện giải,….
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Đối với trường hợp trẻ sốt cao, trên 38.5 hoặc trên 39 độ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Thông thường, tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khuyến cáo cho trẻ bị sốt do mọc răng uống thuốc Paracetamol với liều 10 – 15mg/ 1kg cân nặng.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cân nhắc, chỉ định cho trẻ đang bị sốt dùng thêm vitamin, các sản phẩm tăng sức đề kháng phù hợp. Bố mẹ cần phải lắng nghe và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ
Giai đoạn trẻ bị sốt do mọc răng cực kỳ nhạy cảm, do đó, bố mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ. Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc tiệt trùng để vệ sinh toàn bộ khu vực nướu, lợi, lưỡi cho trẻ, đảm bảo không để tình trạng viêm nhiễm răng miệng phát sinh nặng nề hơn.
Trẻ mọc răng nên ăn gì?
Bên cạnh những thắc mắc về tình trạng em bé mọc răng sốt mấy ngày. Việc chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo đó, trẻ khi có những dấu hiệu của mọc răng, ba mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Cháo, súp- Những món ăn mềm
Trẻ mọc răng sẽ sốt và khó chịu, miệng có dấu hiệu nhiệt và nóng. Thời điểm này nên chú trọng cho trẻ ăn những món mềm và loãng, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa hạn chế tình trạng ăn nhai quá nhiều. Bé nên ăn cháo và súp thường xuyên trong giai đoạn này.
Uống sữa mẹ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi trẻ có dấu hiệu mọc răng hay sốt, cần tăng cường cho em bé ti sữa mẹ. Vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất, an toàn, chứa nhiều kháng thể. Càng ti mẹ nhiều thì quá trình sốt sẽ thuyên giảm và trẻ sẽ sớm có được sức khỏe tốt để chuẩn bị cho hành trình mọc răng.
Nên tăng cường uống sữa mẹ trong giai đoạn trẻ mọc răng
Thức ăn, đồ uống có vitamin C
Vitamin C giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, loại bỏ những dấu hiệu viêm nhiễm cho quá trình mọc răng. Mẹ nên tăng cường cho trẻ uống thêm nhiều nước ép như cam, cải xanh, đu đủ, dâu tây để cung cấp vitamin C và giúp trẻ có nhiều sức khỏe.
Thức ăn giàu canxi
Canxi là loại dưỡng chất giúp cho việc hình thành xương và răng của trẻ diễn ra nhanh chóng, dê dàng. Khi trẻ ở giai đoạn mọc răng nên răng cường canxi để cải thiện, giúp mật độ xương răng chắc chắn, từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình mọc răng. Mẹ nên tăng cường những nhóm thức ăn giàu canxi như các loại đậu, cá mòi, thực phẩm bổ sung canxi cho bé.
Trẻ bị sốt do mọc răng cần phải đi bác sĩ khi nào?
Mặc dù mọc răng bị sốt là biểu hiện sinh lý bình thường, gặp phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với nhiều trẻ có biểu hiện nặng nề thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, cụ thể như sau đây:
- Trẻ sốt cao, từ 39 độ C trở nên thì không nên tự điều trị tại nhà mà cần phải đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, đưa ra hướng xử lý hiệu quả, nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.
- Trẻ bị sốt kèm theo triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể cần được thăm khám ngay. Tình trạng sốt phát ban mặc dù không gây hại quá nhiều tới sức khỏe nhưng cần chăm sóc da và dưỡng ẩm đúng cách để bảo vệ an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ.
- Một số trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống cần phải được bác sĩ thăm khám, điều trị. Việc trẻ tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, do đó cần phải xử lý để bù nước kịp thời, ngăn ngừa biến chứng sau này.
Ngoài các biểu hiện trên thì khi trẻ sốt do mọc răng quấy khóc liên tục, dỗ không nín, trẻ bỏ ăn, bỏ bú nhiều ngày cần được bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ kiểm tra nguyên nhân khiến trẻ gặp phải các triệu chứng bất thường và tư vấn cho bố mẹ hướng xử lý hiệu quả.
Trẻ bị sốt mọc răng là giai đoạn phát triển sinh lý bình thường mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Việc bố mẹ cần làm là quan sát kĩ biểu hiện của con, áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ khoa học, đưa trẻ tới thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được điều trị sớm, kịp thời.
Qua thông tin trong nội dung bài viết trên đây, bố mẹ đã được bật mí thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp giải đáp thắc mắc: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi? Việc chăm sóc trẻ là cả một quá trình dài, đòi hỏi kiến thức, sự kiên trì của bố mẹ. Bởi vậy, hãy lưu lại những kiến thức trong bài viết để xử trí khi trẻ đến giai đoạn mọc răng nhé.
Bình luận bài viết