Bé 9 tháng chưa mọc răng là mối lo chung của nhiều phụ huynh hiện nay. Thực tế, thời điểm mọc răng ở mỗi bé rất linh hoạt và bị ảnh hưởng bởi di truyền và dinh dưỡng. Để biết rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Nha Khoa Shark tham khảo ngay bài viết sau đây.
Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Mỗi đứa trẻ có một lịch trình mọc răng riêng, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân như di truyền và dinh dưỡng, đặc biệt là việc cung cấp đủ canxi cho mẹ khi mang thai. Răng hàm sữa đầu tiên thường mọc khi trẻ được 13-19 tháng (hàm trên) và 14-18 tháng (hàm dưới). Răng hàm sữa thứ hai sẽ xuất hiện sau đó, khoảng 25-33 tháng (hàm trên) và 23-31 tháng (hàm dưới). Các răng hàm sữa này có vai trò quan trọng cho đến khi trẻ 6 tuổi, sau đó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn.
Nếu trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng, đó là dấu hiệu của việc chậm mọc răng. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, việc khuyến khích trẻ tập nhai thức ăn thô có thể hỗ trợ kích thích quá trình mọc răng.
Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng răng mọc chậm, bạn nên tìm hiểu xem có tiền sử chậm mọc răng trong gia đình không. Tuy nhiên, đối với mọi trường hợp chậm mọc răng bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
>>> Xem thêm: Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa

Các nguyên nhân trẻ 9 tháng vẫn chưa mọc răng
Đối với trẻ 9 tháng tuổi, việc chậm mọc răng có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn và hoạt bát, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đi kèm các dấu hiệu như chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, biếng ăn, hoặc rụng tóc vành khăn, việc thăm khám nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa là cần thiết để xác định nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời.
Các nguyên nhân chính có thể dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng:
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mọc răng muộn có thể ảnh hưởng đến lịch trình mọc răng của bé.
- Sinh non hoặc nhẹ cân: Những trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp thường có xu hướng phát triển chậm hơn một chút, bao gồm cả quá trình mọc răng.
- Vấn đề dinh dưỡng: Thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như Canxi, Vitamin D hoặc Phospho có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm răng. Đảm bảo chế độ ăn của mẹ (nếu còn cho con bú) và chế độ ăn dặm của bé đủ chất là rất quan trọng. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều Phospho trong giai đoạn ăn dặm, vì có thể cản trở hấp thu Canxi.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Trẻ bị suy tuyến giáp, hoặc thường xuyên bị viêm nhiễm, tổn thương vùng lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng cũng có thể là những nguyên nhân tiềm ẩn.
Cha mẹ nên theo dõi sát sao sự phát triển của bé và tham khảo ý kiến chuyên môn khi có bất kỳ lo lắng nào.

Cha mẹ nên làm gì khi bé 9 tháng chưa mọc răng?
Khi thấy bé chưa có dấu hiệu mọc răng lúc 9 tháng tuổi, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng mà hãy tuân thủ theo các lưu ý sau:
- Đưa bé đi khám dinh dưỡng để đánh giá toàn diện về sự hấp thu dưỡng chất, đặc biệt là Canxi và Vitamin D, vốn rất quan trọng cho xương và răng.
- Chuyên gia sẽ giúp xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, kích thích cơ thể hấp thu tối đa các yếu tố cần thiết cho quá trình khoáng hóa xương và răng.
- Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn các loại vitamin hỗ trợ theo liều lượng phù hợp.

>>> Xem thêm: Các cách làm răng mọc nhanh cho bé
Cha mẹ sau khi đưa con đi khám cần chú ý:
- Sắp xếp các bữa ăn hợp lý để tránh tình trạng biếng ăn tâm lý.
- Thêm 1 – 2 giọt dầu ăn vào đồ ăn dặm để tăng khả năng hấp thụ Vitamin D và Canxi.
- Cho trẻ uống Vitamin D3 với liều lượng khuyến nghị 400 IU/ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu hụt, có thể tăng liều theo chỉ định bác sĩ nhưng không quá 1000 IU/ngày để tránh dư thừa.
- Tuyệt đối không pha sữa mẹ hay sữa bột với nước hầm xương, nước canh rau củ hay nước hoa quả vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và khả năng hấp thu của trẻ.
- Khuyến khích trẻ tăng cường vận động để nâng cao thể chất và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Bé 9 tháng chưa mọc răng cũng là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ hiện nay, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng và dẫn đến tình trạng stress, điều quan trọng nhất là mẹ cần bình tĩnh, đưa trẻ đi khám và đọc hiểu thêm các bài viết có ích cho quá trình chăm sóc trẻ nhỏ để có kế hoạch chăm sóc bé tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến răng miệng trẻ nhỏ, bạn có thể liên hệ Hotline 1800 2069 để được Bác sĩ tư vấn cặn kẽ hơn cho bạn.
Bình luận bài viết