- Mặc định
- Lớn hơn
Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Nếu tiêu xương thì có biện pháp nào khắc phục. Nếu đây là những vấn đề bạn đang thắc mắc và muốn được giải đáp, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn. Tìm hiểu cùng Nha Khoa Shark để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.
Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Trong một số trường hợp sau khi thực hiện cầu răng sứ bạn có thể xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm do thiếu chân răng. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện cầu răng sứ trong một thời gian dài mà không có ý định thay thế bằng các phương pháp phục hình hiện đại hơn như trồng răng Implant, tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra nặng hơn, thậm chí gây ra một số bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng.
Trường hợp tiêu xương khi thực hiện cầu sứ có ảnh hưởng gì?
Tiêu xương hàm là một tình trạng chắc chắn phải có sau khi mất răng. Tùy vào từng khách hàng cũng như sức khỏe của từng người, tiêu xương hàm sẽ có nhiều mức độ khác nhau. Trên thực tế, trong 6 tháng đầu sau khi mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu biến 25%, sau một năm sẽ tăng lên 45 – 60%. Cùng với đó là một loạt những biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Khi gặp tình trạng tiêu xương hàm, vùng nướu ở dưới cầu răng sứ bị lõm xuống, tạo nên khoảng trống giữa phần nướu với răng giả. Khoảng trống này sẽ rất dễ mắc kẹt thức ăn và trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây các bệnh lý răng miệng phát triển. Điển hình như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Gây đau nhức và ê buốt
Phương pháp cầu răng sứ sẽ không tạo cảm giác răng sứ sát khít vào nướu, nên khi ăn uống sẽ gây cảm giác đau nhức và ê buốt. Hơn nữa, trường hợp này còn gây ra tình trạng tụ mủ và chảy máu chân răng. Nếu bạn không thăm khám nha khoa để được điều trị sớm thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và đau nhức kéo dài liên tục.
- Gặp khó khăn trong ăn nhai
Trường hợp tiêu xương hàm khi thực hiện cầu răng sứ sẽ gây ra tình trạng trũng thấp phần xương hàm, làm các răng kế bên bị xô lệch, từ đó ảnh hưởng tới khớp cắn. Khi khớp cắn bị sai lệch, bạn sẽ gặp khó khăn về ăn uống. Điều này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hóa và dạ dày.
- Nguy cơ cao mất răng thật
Trong trường hợp tiêu xương hàm, tụt nướu, cầu răng sứ sẽ không còn trụ đỡ chắc chắn nên dễ bị lung lay và gãy. Lúc này, nếu muốn tiếp tục làm cầu sứ, bạn cần mài tiếp tục nhiều răng khỏe mạnh để làm cầu sứ dài hơn. Như vậy, tình trạng mất răng sẽ diễn ra liên tục và ngày càng nhiều.
Có thể thấy, tình trạng tiêu xương hàm sau khi làm cầu răng sứ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trước khi lựa chọn phục hình răng bằng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.
Khi bị tiêu xương sau khi làm cầu răng sứ phải làm sao?
Bên cạnh làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Bạn cũng nên tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng này. Theo các chuyên gia trong nha khoa, trồng răng Implant là phương pháp giúp khôi phục những chiếc răng đã mất và ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt nướu hiệu quả nhất.
Đối với trồng răng Implant, bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant để thay thế chân răng. Trụ Implant được chế tác từ Titanium nên hoàn toàn an toàn với cơ thể. Để thực hiện, bác sĩ sẽ cắm trụ vào xương hàm, sau khi trụ đã tương thích, khớp nối Abutment sẽ được gắn lên và tiếp đó là mão sứ.
Chiếc răng Implant sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai lên tới 95% so với răng thật. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng trở nên hài hòa và tăng tính thẩm mỹ đáng kể. Từ đó, nụ cười trở nên tự tin và đẹp hơn.
Với những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng thì làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không, chắc chắn bạn đã có câu trả lời của riêng mình. Nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn cao đến từ Nha Khoa Shark. Từ đó giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bình luận bài viết