- Mặc định
- Lớn hơn
Mọc răng khôn thường gây ra cảm giác đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu khi răng khôn mọc. Cùng chuyên mục Kiến thức răng khôn của Nha khoa Shark tìm hiểu ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về răng khôn.
Những dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất
Tùy thuộc vào mỗi cơ địa mà quá trình mọc răng khôn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Thông thường phải mất khoảng 3 – 5 tháng răng khôn mới mọc lên hết. Dưới đây là một số triệu chứng mọc răng khôn mọi người thường gặp phải:
Đau nhức
Đây là triệu chứng thường gặp ở mọi người khi mọc răng khôn. Những cơn đau nhức kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn uống và trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Những cơn đau nhức sẽ xuất hiện rõ nhất khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu. Răng mọc ở bất kỳ trường hợp nào như mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngầm cũng đều xuất hiệu dấu hiệu này.
Sưng nướu
Răng khôn sẽ mọc trong độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên, ở độ tuổi này, phần xương hàm đã phát triển hết nên sẽ xảy ra tình trạng sưng nướu. Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, phần nướu ở bề mặt và quanh chân răng sẽ bị sưng lên. Tình trạng này sẽ kéo dài cho tới khi răng khôn đã mọc lên ổn định.
Hàm nặng nề, khó cử động
Răng khôn mọc lên sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong ăn nhai và giao tiếp hàng ngày. Bởi vì mọc răng khôn sẽ làm sưng má và khiến hàm trở nên nặng nề, khó cử động.
Bị sốt, nhức đầu
Khi mọc răng khôn, một số trường hợp sẽ gặp phải tình trạng sốt nhẹ. Triệu chứng này xảy ra do mọc răng khôn có nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó, các dây thần kinh dưới răng cũng bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng đau đầu, lúc này nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao hơn.
Thông thường chỉ xảy ra tình trạng sốt nhẹ và không kéo dài quá lâu nên bạn không cần quá lo lắng. Khi răng mọc lên hoàn chỉnh thì tình trạng sốt nhẹ và đau đầu không còn.
Chán ăn, không còn cảm giác ngon miệng
Răng khôn mọc khi nào? Khi mọc răng khôn, bạn sẽ gặp tình trạng đau nhức, sưng nướu, sốt nhẹ, đau đầu,… Điều này khiến bạn ăn không được ngon miệng, không muốn nhai thức ăn. Bởi vì nếu đang nhai, vô tình đụng phải vùng lợi bị sưng sẽ rất đau và không cảm nhận vị ngon của thức ăn.
Hơi thở có mùi hôi
Thông thường, khi răng khôn mọc sẽ làm vùng nướu bị tổn thương. Trong quá trình ăn uống, những mảng bám thức ăn thừa còn sót lại tại vùng nướu. Cùng với đó do đau nhức nên bạn không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn không được loại bỏ sạch, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.
Răng khôn mọc lên thường kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… còn xuất hiện nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Do đó, nếu gặp những dấu hiệu này, hãy tới nha khoa thăm khám để được bác sĩ điều trị triệt để.
Những nguy hiểm có thể gặp khi mọc răng khôn
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng bình thường, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ không xảy ra tình trạng gì. Tuy nhiên, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm,… thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:
- Sâu răng: Do vị trí của răng khôn nằm trong cùng của khung hàm nên khó vệ sinh sạch sẽ, khiến thức ăn dễ mắc kẹt vào nướu gây sâu răng, thậm chí lan sang cả răng số 7.
- Gây đau nhức, ảnh hưởng các răng kế bên: Do không đủ chỗ để mọc thẳng, nên khi mọc sẽ dễ đâm vào răng số 7. Lúc này sẽ khiến cơn đau nhức càng thêm dữ dội, gây khó khăn trong ăn nhai và sinh hoạt. Nguy hiểm hơn là hư hỏng và mất răng số 7.
- Nhiễm trùng nướu: Vì nằm ở vị trí khó vệ sinh răng, nên vùng nướu tại chỗ răng khôn cũng rất dễ bị nhiễm trùng khi không được vệ sinh sạch sẽ.
- Áp xe răng: Khi bị nhiễm trùng nướu lâu ngày, vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong răng và hình thành túi áp xe. Đây là trường hợp khá nguy hiểm vì có thể gây hư hỏng răng và ảnh hưởng tới dây thần kinh nếu không được chữa trị kịp thời. Thậm chí, khi mủ có quá nhiều trong ổ áp xe sẽ chảy xuống cuống họng có thể gây ngạt thở.
Như vậy, có thể thấy mọc răng số 8 không đúng vị trí rất nguy hiểm. Do đó, nếu có dấu hiệu mọc răng khôn bạn cần tới thăm khám bác sĩ để tư vấn và có phương án xử lý kịp thời.
Khi mọc răng khôn cần làm gì?
Nếu phát hiện mình mọc răng số 8, bạn cần quan tâm tới vệ sinh răng miệng nhiều hơn. Tránh để mảng bám thức ăn thừa dính trên kẽ răng gây sâu răng, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng thức ăn quá dai hoặc quá cứng. Bởi vì khi nhai cần sử dụng lực cắn mạnh, nhưng lúc này nướu đang sưng nên bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng rất dễ mắc kẹt tại vùng nướu răng khôn.
Bạn cần chú ý, khi mọc răng khôn có dấu hiệu đau nhức thì nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám, chụp X-quang. Nếu thấy có triệu chứng mọc răng khôn nguy hiểm thì cần nhổ bỏ để tránh những biến chứng không nên có xảy ra.
Có nên nhổ răng khôn không?
Như bạn đã biết, mọc răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, răng khôn không có chức năng ăn hai hay tính thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào nào cũng nhổ được, bạn cần giữ lại răng khôn trong những trường hợp sau:
- Răng số 8 đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm và chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Răng khôn liên quan tới cấu trúc quan trọng như xoang hàm và dây thần kinh.
- Răng số 8 bị sâu nhẹ thì có thể giữ lại để hàn trám.
- Những trường hợp đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…
- Răng mọc thẳng, không ảnh hưởng tới răng mọc kế bên.
Do đó, để biết được cách xử lý chiếc răng khôn mới mọc, bạn cần tới bác sĩ để thăm khám, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Một số câu hỏi liên quan
Một số câu hỏi liên quan tới vấn đề mọc răng số 8 nhận được sự quan tâm của nhiều người:
Mọc răng khôn có hành sốt không?
Đa phần khi mọc răng số 8, mọi người đều gặp phải triệu chứng sốt nhẹ, giao động từ 37 – 38 độ C. Những cơn sốt sẽ chấm dứt khi răng mọc lên và đúng vị trí. Trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm thì những cơn sốt sẽ sẽ kéo lâu hơn và nghiêm trọng hơn.
Mọc răng số 8 nên uống thuốc gì?
Khi mọc răng số 8, nếu bạn cảm thấy đau nhức nhẹ và khó chịu thì có thể uống thuốc giảm đau Spiramycin,… Nếu bạn cảm thấy đau nhức nặng và sưng nhiều thì nên uống thuốc Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin. Những loại thuốc này phổ biến tại các hiệu thuốc nên bạn có thể tìm mua dễ dàng.
Mọc răng khôn có bị đau đầu không?
Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong 2 – 3 đợt đầu. Tuy nhiên, khi răng mọc sai vị trí thì sẽ gây ra tình trạng đau đầu nghiêm trọng. Nếu bạn xảy ra đau đầu thường xuyên thì cần đến nha khoa để bác sĩ theo dõi tình trạng răng mọc và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Độ tuổi nào mọc răng số 8?
Răng khôn mọc khi nào? Răng số 8 sẽ mọc lên ở độ tuổi trường thành, thông thường từ 17 – 25, có người mọc đủ 4 cái răng khôn nhưng cũng có người không mọc chiếc nào. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp răng khôn mọc muộn ở độ tuổi 35, 40. Do đó, tùy vào cơ địa, mỗi người sẽ mọc răng số 8 ở độ tuổi khác nhau.
Đa phần mọi người đều trải qua quá trình mọc răng khôn, do đó, nắm bắt được các thông tin cần thiết để có cách xử lý hiệu quả. Trong trường hợp bạn có dấu hiệu mọc răng số 8, nên đến bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương án là có nên nhổ hay không.
Bình luận bài viết