- Mặc định
- Lớn hơn
Mỏi hàm là tình trạng thường gặp trong quá trình niềng răng. Thông thường, mọi người không biết niềng răng bị mỏi hàm do đâu và làm sao để khắc phục. Theo dõi ngay bài viết dưới đây, Nha Khoa Shark sẽ có câu trả lời giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất!
Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị mỏi hàm
Niềng răng bị mỏi hàm không phải là hiện tượng khó gặp, nó khá phổ biến đối với mọi khách hàng. Tuy nhiên, khi bị mỏi hàm thường gây ra nhiều khó chịu tới sinh hoạt và ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng mỏi hàm khi niềng răng, cùng tìm hiểu để đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhất:
Do răng
Tình trạng niềng răng bị mỏi hàm thường xuất hiện trong khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên. Bởi khi niềng, răng sẽ dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Điều này yêu cầu sự thay đổi vị trí của răng, mô mềm, xương xung quanh. Từ đó gây ra sự mỏi trong cấu trúc xương hàm và mô mềm xung quanh răng và hàm.
Do xương hàm
Niềng răng bằng mắc cài yêu cầu khách hàng cần tái khám bác sĩ thường xuyên. Ở mỗi lần tái khám, khách hàng sẽ được siết răng. Trong quá trình này yêu cầu phải mở miệng, hàm rộng trong thời gian dài, từ đó gây ra tình trạng mỏi hàm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu nên bạn đừng lo lắng nhé.
Do khớp cắn
Khớp cắn sẽ được điều chỉnh liên tục trong quá trình niềng răng để giúp dịch chuyển về đúng vị trí. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mỏi cơ hàm vì chưa quen với áp lực và lực kéo của hệ thống khí cụ. Tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu, khi khớp cắn cải thiện, đau mỏi sẽ chấm dứt.
Do việc ăn uống chưa quen khi mới niềng răng
Niềng răng có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống và giao tiếp của bạn. Việc chỉnh hình miệng và hàm trong quá trình ăn uống có thể gây ra tình trạng mỏi hàm.
Do tâm lý
Quá trình niềng răng đòi hỏi sự kiên nhẫn, sẵn lòng chấp nhận mọi bất tiện và đau mỏi trong quá trình dịch chuyển răng. Khi tâm lý không thoải mái và luôn lo lắng đau nhức, bạn sẽ cảm thấy bị mỏi hàm khi niềng răng.
Mặc dù tình trạng niềng răng mỏi hàm khá phổ biến, nhưng nếu kéo dài liên tục thì không phải là vấn đề bình thường. Lúc này, bạn cần thăm khám bác sĩ nha khoa của bạn để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Phương pháp khắc phục tình trạng mỏi hàm khi niềng răng
Sau khi đã biết được nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị mỏi hàm, sau đây là một vài phương pháp khắc phục tình trạng này để giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình niềng răng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Trong giai đoạn đầu niềng răng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau nhẹ như dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm cảm giác đau nhức và mỏi hàm. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm pha loãng rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, sử dụng nước muối có công dụng giảm tình trạng mỏi hàm trong quá trình niềng răng. Bởi trong muối có tính kháng khuẩn và có khả năng tuần hoàn máu nên giúp làm dịu những cơ mỏi hàm rất tốt.
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp cảm căng thẳng và mỏi hàm hiệu quả. Thực hiện nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn sẽ giúp cơ miệng thư giãn hơn.
Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy nước nấm cho vào chai thủy tinh, dùng khăn sạch để bọc lại và chườm tại vị trí mỏi, nhức. Làm tương tự với chườm lạnh, bạn sẽ có kết quả giảm mỏi hiệu quả.
Chế độ làm lạnh sẽ giúp những cơn đau nhức thuyên giảm tốt. Còn chế độ làm nóng sẽ giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn nên cũng sẽ là giảm nhức mỏi khá tốt.
Ăn những thực phẩm mềm
Sau khi niềng răng, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống. Nên lựa chọn thực phẩm mềm như cháo, súp, sữa để giảm lực tại lên răng và hàm. Tránh ăn những thực phẩm cứng, dai như hạt, kẹo cao su hoặc thức ăn khó nhai, bám màu.
>>>Xem thêm: Niềng răng có ăn bánh tráng được không?
Massage mặt
Bạn có thể massage mặt tại nhà để giảm mỏi hàm. Sử dụng ngón tay để massage nhẹ nhàng lên vị trí mỏi hàm theo chiều kim đồng để để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Sử dụng động tác ngày đều đặn 1 – 2 lần/1 ngày và làm nhẹ nhàng sẽ cho ra kết quả tốt như bạn mong muốn.
Bên cạnh đó, bác sĩ nha khoa cũng sẽ hướng dẫn bạn cách luyện tập các bài giãn cơ để giảm mỏi hàm. Bạn có thể kéo giãn, nghiêng cơ hàm sang một bên để giảm căng thẳng và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn cần đảm bảo ngủ nghỉ đủ giấc, đặc biệt trong những ngày đầu tiên niềng răng. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ hàm và mô mềm có thời gian phục hồi nhanh hơn. Từ đó, tình trạng mỏi hàm sẽ giảm nhanh chóng.
>>>Tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ cho người niềng răng.
Tuân thủ quy trình niềng răng
Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ nha khoa, cũng như lịch siết răng định kỳ. Điều này đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra chính xác và giảm thiểu tình trạng mỏi hàm nhanh nhất.
Với những thông tin về niềng răng bị mỏi hàm, hy vọng bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách xử lý sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn mỏi hàm trong thời gian dài, liên hệ tới nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra rõ hơn và có phương án điều trị phù hợp nhé.
Bình luận bài viết