Niềng răng xong bị móm - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Niềng răng xong bị móm – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Mọi người khi lựa chọn phương pháp niềng răng đều với mục đích cải thiện tình trạng răng hô, móm, sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, có một số trường hợp không may mắn, niềng răng xong bị móm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục để sớm sở hữu hàm răng đều đẹp nhất!

Niềng răng xong bị móm - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cách nhận biết tình trạng bị móm sau niềng răng

Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện khớp cắn để răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng gặp tình trạng móm, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, cấu trúc gương mặt và chức năng ăn nhai.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng móm sau khi niềng răng bằng mắt thường. Khi thấy hàm dưới bị nhô ra phía ngoài nhiều hơn so với hàm trên, đồng thời không có sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Nhìn góc nghiêng, bạn sẽ thấy rõ điều này. Tình trạng móm sẽ làm tổng thể gương mặt không hài hòa và cân đối.

Sau khi niềng răng thấy hàm dưới nhổ ra ngoài quá mức khiến gương mặt mất cân đối thì bạn đã gặp tình trạng móm
Sau khi niềng răng thấy hàm dưới nhổ ra ngoài quá mức khiến gương mặt mất cân đối thì bạn đã gặp tình trạng móm

Vì sao niềng răng xong bị móm?

Việc niềng răng xong bị móm do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng nhìn chung sẽ do những yếu tố sau:

Bác sĩ thực hiện niềng răng thiếu chuyên môn và kinh nghiệm

Tay nghề của bác sĩ niềng răng sẽ quyết định rất lớn tới sự thành công của ca chỉnh nha. Do đó, nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn kém sẽ không thể lên phác đồ điều trị cụ thể cho sự dịch chuyển răng chuẩn xác. Việc này sẽ dẫn đến răng trong quá trình niềng dịch chuyển sai vị trí, không đúng với dự tính như mong muốn. Cụ thể như sau:

  • Bác sĩ tính toán sai lệch vị trí răng dịch chuyển: Lực tác động lên răng không chuẩn xác sẽ không thể khắc phục sự sai lệch vị trí của răng, đồng thời có nguy cơ cao gây móm răng.
  • Chỉ định nhổ răng trong trường hợp không cần thiết: Điều này xảy ra ở bác sĩ không có kinh nghiệm. Khi nhổ răng không cần thiết, vừa gây mất răng trên cung hàm, vừa ảnh hưởng tới việc nhai thức ăn. Việc mất răng này lâu ngày cũng sẽ khiến khớp cắn bị ảnh hưởng và gây móm.
  • Chưa kiểm soát được toàn diện quá trình răng dịch chuyển: Những trường hợp niềng răng ở tuổi dưới 18, cần theo dõi kết quả cho tới khi trưởng thành. Bởi lúc này, hàm dưới của trẻ có xu hướng phát triển hơn bình thường nên có thể gây ra hiện tượng móm. Do đó, cần bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề lên phác đồ điều trị cụ thể.

Qua đây, bác sĩ cần liên tục cập nhật kiến thức và chuyên môn để thực hiện những ca niềng răng thành công nhất.

Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện sai kỹ thuật sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả niềng răng, cụ thể gây móm
Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện sai kỹ thuật sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả niềng răng, cụ thể gây móm

Niềng răng xong bị móm do khí cụ kém chất lượng

Khi sử dụng khí cụ kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng dịch chuyển răng. Đặc biệt là trong trường hợp thường xuyên bung mắc cài trong quá trình niềng răng, vì điều này ảnh hưởng rất nhiều tới lực tác động lên răng, gây mất sự cân bằng và khiến hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài nhiều hơn.

Khách hàng không tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ

Sau khi niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách. Trong những trường hợp sau đây sẽ ảnh hưởng tới kết quả niềng răng, có thể gây móm sau khi tháo niềng:

  • Thường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng, quá dai vì có thể tác động xấu lên mắc cài.
  • Không tuân thủ đúng thời gian đeo niềng theo chỉ định trong phác đồ đề ra.
  • Không đeo thun niềng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ không đúng lịch hẹn để siết răng và kiểm tra sức khỏe răng trong quá trình niềng.
  • Không đeo hàm duy trì đủ thời gian, khiến răng dịch chuyển lộn xộn trên cung hàm
Khi không đeo hàm duy trì  theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ dẫn tới móm răng sau niềng
Khi không đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ dẫn tới móm răng sau niềng

Cách khắc phục tình trạng niềng răng xong bị móm

Răng móm sau khi niềng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn, về cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt. Chính vì vậy, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu móm sau khi tháo niềng, bạn cần tới nha khoa để có hướng giải quyết phù hợp nhất, nhằm mang lại hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.

Tùy theo từng mức độ móm, sẽ có những hướng giải quyết như sau:

Tiếp tục đeo hàm duy trì

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng sẽ giúp răng ổn định về đúng vị trí. Thông thường việc đeo hàm sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 năm. Nếu bạn không thực hiện đúng sẽ gây răng xô lệch. Ngoài ra, trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng và hàm duy trì mỗi ngày. Điều này sẽ tránh các bệnh lý về răng miệng xảy ra.

Phẫu thuật

Với những trường hợp móm do xương hàm quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật xương hàm sau khi niềng răng để mang lại sự cân đối giữa hai hàm răng. Khi thực hiện phương pháp này, bạn lưu ý lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để không xảy ra những biến chứng không mong muốn.

Bạn có thể được chỉ định phẫu thuật hàm móm do xương hàm phát triển quá mức
Bạn có thể được chỉ định phẫu thuật hàm móm do xương hàm phát triển quá mức

Niềng răng lần 2

Việc niềng răng lần 1 bị móm, không đạt hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể thực hiện niềng răng lần 2. Khi chỉnh nha lần 2, răng và xương hàm sẽ được nắn chỉnh về đúng vị trí khớp cắn. Hàm răng sẽ trở nên đều đẹp và đảm bảo tốt chức năng ăn nhai.

Cũng giống như phẫu thuật hàm, niềng răng lần 2 cũng cần được thực hiện tại những địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín. Bạn có thể tham khảo Nha Khoa Shark nếu như muốn niềng răng lần 2 để đảm bảo kết quả niềng răng thành công nhất.

Đặt lịch khám tư vấn 1:1 với bác sĩ chuyên niềng răng!

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng niềng răng xong bị móm. Bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng này nếu như thực hiện tại những cơ sở nha khoa không uy tín. Do đó, ngoài chăm sóc răng miệng đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần tìm hiểu rõ về các cơ sở nha khoa uy tín trước khi gửi sức khỏe răng miệng của mình nhé.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher