Thực hiện niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?

Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Không phải lúc nào cũng cần nhổ răng trước khi niềng răng. Thực tế, có nhiều trường hợp niềng răng không nhổ răng vẫn đạt được thẩm mỹ tốt. Hãy cùng Nha khoa Shark theo dõi bài viết ngay sau đây để cùng nhau tìm hiểu khi nào niềng răng không cần nhổ răng.

Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Cần phải nhổ răng khi niềng đối với các trường hợp răng mọc lệch nghiêm trọng, cung hàm hẹp, răng mọc chen chúc,… để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp niềng răng không nhổ răng vẫn mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt.

Về cơ bản, niềng răng là phương pháp chỉnh nha có nhiệm vụ nắn chỉnh răng đến vị trí đúng trên cung hàm thông qua lực siết của các khí cụ. Nhờ đó, răng sẽ đều đặn và thẳng tắp.

Trong các trường hợp răng bị lệch nhiều, răng mọc dày thì khi chỉnh nha cần có thêm khoảng trống trên cung hàm. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để quy trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn.

Riêng với những trường hợp răng bị lệch ở mức độ nhẹ sẽ không cần nhổ răng trước khi niềng. Quyết định này được đưa ra sau khi bác sĩ thăm khám và xem xét kỹ lưỡng tình hình răng miệng của bạn.

Khi niềng răng cần phải nhổ răng, bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì việc này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chỉnh nha, được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm nên rất an toàn.

Sau khi quy trình niềng răng hoàn tất, các răng sẽ sát khít trở lại với nhau, sẽ không làm ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng.

Niềng răng cần nhổ răng trong trường hợp cung hàm hẹp, răng khấp khểnh nghiêm trọng,...
Niềng răng cần nhổ răng trong trường hợp cung hàm hẹp, răng khấp khểnh nghiêm trọng,…

Khi nào có thể niềng răng không nhổ răng?

Như vậy, niềng răng không cần nhổ răng vẫn có thể thực hiện được. Đây là quyết định mang tính chuyên môn của bác sĩ, thường áp dụng đối với các trường hợp sau: Niềng răng hô, móm mức độ nhẹ; Niềng răng cho trẻ em; Niềng răng thưa, răng nhỏ hoặc bị thiếu răng khi niềng; Niềng răng có người có vòm hàm rộng.

Khi niềng răng hô, móm nhẹ

Răng bị hô hoặc móm nhẹ là dạng lệch khớp cắn không nghiêm trọng, không cần phải nhổ răng trước khi niềng. Trong đa số trường hợp đều có cung hàm đủ rộng để răng dịch chuyển, thuận tiện cho việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí.

Vì vậy, dù không nhổ răng, nhưng niềng răng hô, móm nhẹ vẫn đạt được hiệu quả tốt sau niềng.

Khi niềng răng cho trẻ

Trẻ em khi niềng răng không nhổ răng. Vì xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nếu nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Thay vào đó, bác sĩ sẽ dùng khí cụ nong hàm để nới rộng diện tích vòm họng (trong trường hợp vòm họng của trẻ bị hẹp). Nhờ đó, cung hàm của trẻ vẫn được nới rộng mà không cần phải nhổ răng.

Khi niềng răng cho trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng, vì xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện
Khi niềng răng cho trẻ em sẽ không cần phải nhổ răng, vì xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện

Khi niềng răng thưa, răng nhỏ hoặc thiếu răng

Kỹ thuật niềng răng không nhổ răng còn được áp dụng trong trường hợp niềng răng thưa, răng nhỏ hoặc thiếu răng bẩm sinh. Vì cung hàm của các trường hợp này đã có đủ khoảng trống để răng dịch chuyển khi chỉnh nha.

Nếu vẫn nhổ răng, cung hàm của bạn sẽ bị rộng quá mức, các răng khi niềng xong vẫn không thể lấp đầy khoảng trống. Lúc này, bạn cần phải trồng răng nhân tạo để khắc phục.

Khi niềng răng cho người có vòm hàm rộng hoặc bị cụp

Niềng răng trong trường hợp có vòm hàm rộng hoặc bị cụp cũng không cần phải nhổ răng. Hiểu theo cách đơn giản, vòm hàm cụp là tình trạng răng ngắn hơn so với cung hàm và bị tụt vào trong.

Vấn đề cần giải quyết khi chỉnh nha trong trường hợp này chính là căn chỉnh cung răng ở 2 hàm cân đối, kéo cung hàm bị tụt ra phía ngoài. Vì vậy không cần phải nhổ răng.

Niềng răng cho người có vòm hàm rộng sẽ không cần phải nhổ răng
Niềng răng cho người có vòm hàm rộng sẽ không cần phải nhổ răng

Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?

Vấn đề có nên nhổ răng trước khi niềng hay không sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Sau khi thăm khám và nắm bắt tình hình răng miệng cụ thể của bạn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ niềng răng thích hợp.

Vì vậy, bác sĩ chỉ chỉ định niềng răng không nhổ răng trong những trường hợp khả thi, nên hiệu quả chỉnh nha vẫn không thay đổi.

Để đạt được kết quả chỉnh nha như mong đợi, bạn cần trao gửi niềm tin tại các nha khoa niềng răng uy tín. Bác sĩ có tay nghề giỏi sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng niềng răng tốt nhất, dù quyết định nhổ răng hay không trước khi chỉnh nha, kết quả cuối cùng vẫn được đảm bảo.

Bác sĩ chỉ định không nhổ răng trước khi niềng đối với các trường hợp khả thi, vì vậy kết quả chỉnh nha vẫn không thay đổi
Bác sĩ chỉ định không nhổ răng trước khi niềng đối với các trường hợp khả thi, vì vậy kết quả chỉnh nha vẫn không thay đổi

Quy trình niềng răng không nhổ răng chuẩn y khoa

So với niềng răng cần nhổ răng, quy trình niềng răng không nhổ răng cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Cơ bản vẫn có đủ 6 bước thực hiện theo tiêu chuẩn y khoa: Thăm khám và tư vấn; Điều trị tổng quát; Cố định khí cụ; Gắn mắc cài; Tái khám; Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì.

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn

Trước khi niềng răng, bác sĩ cần phải thăm khám để nắm bắt tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn. Các bước cần thực hiện là: Chụp phim X-quang, xác định độ lệch của răng và lấy mẫu dấu hàm.

Dựa vào các dữ liệu thu được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. Cũng trong bước thực hiện này, bạn sẽ được bác sĩ thông tin chi tiết về thời gian và chi phí niềng răng.

  • Bước 2 – Điều trị tổng quát

Bạn cần có 1 hàm răng hoàn toàn khỏe mạnh trước khi chỉnh nha, dù là niềng răng không nhổ răng hay phải nhổ răng. Nếu bạn mắc phải các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… thì cần phải điều trị dứt điểm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

  • Bước 3 – Cố định khí cụ

Căn cứ vào tình trạng răng, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn loại khí cụ chỉnh nha thích hợp. Đối với các trường hợp có cung hàm hẹp, nếu không nhổ răng bạn sẽ cần dùng: Thun tách kẽ, nong hàm, gắn khâu,…

Dây cung chỉnh nha là loại khí cụ không thể thiếu trong kỹ thuật niềng răng mắc cài
Dây cung chỉnh nha là loại khí cụ không thể thiếu trong kỹ thuật niềng răng mắc cài
  • Bước 4 – Gắn mắc cài

Sau khi đã hoàn thành các yêu cầu cơ bản, bước tiếp theo cần thực hiện chính là gắn mắc cài và dây dung. Đến đây, quy trình niềng răng không nhổ răng chính thức bắt đầu và kéo dài trong khoảng 1,5-3 năm (tùy theo mức độ răng bị lệch).

  • Bước 5 – Tái khám

Trong quy trình niềng răng, tái khám là bước không thể thiếu. Khoảng 1 tháng 1 lần, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng. Nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện và can thiệp xử lý.

  • Bước 6 – Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

Sau khi quy trình niềng răng kết thúc, bác sĩ sẽ giúp bạn gỡ bỏ mắc cài. Tiếp theo, bạn cần đeo hàm duy trì trong khoảng 6-12 tháng để cố định răng hoàn toàn ở vị trí mới, ngăn không cho răng dịch chuyển trở lại.

Sau cùng, hãy đến nha khoa tái khám đúng lịch hẹn để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Với bài viết nha khoa Shark vừa chia sẻ, chúng tôi hy vọng đã có thể giúp bạn có thêm các thông tin về kỹ thuật niềng răng không nhổ răng. Nếu bạn vẫn còn có các thắc mắc liên quan cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay. Các chuyên gia hàng đầu luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các câu hỏi của bạn thật chi tiết. Hãy để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069
Dental Tourism Process

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X