- Mặc định
- Lớn hơn
Đối với những trường hợp răng cửa bị mẻ, mọi người thường khắc phục bằng phương pháp trám răng để khôi phục hình dáng ban đầu của răng. Vậy trường hợp nào nên trám răng cửa bị mẻ? Và mọi người nên lưu ý những gì sau khi trám răng? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức trám răng tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây!
Có nên trám răng cửa bị mẻ không?
Hiện nay, một trong những phương pháp phục hình răng giúp cải thiện tình trạng răng bị mẻ được nhiều người sử dụng là trám răng. Kỹ thuật trám răng chỉ thực sự phù hợp với những trường hợp răng cửa bị mẻ ít và hoặc bị mẻ một góc nhỏ.
Đối với những tình huống bị mẻ lớn thì nên thực hiện bọc răng sứ vì trám răng không đảm bảo đạt chuẩn màu sắc 100% như răng thật. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, vật liệu trám dễ bị bong tróc và đổi màu.
Như vậy, khách hàng chỉ nên trám răng cửa bị mẻ trong trường hợp bị bể ít. Nếu không thể xác định trường hợp của mình bể nhiều hay bể ít, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ nha khoa để lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp nhất.
Quy trình trám răng cửa bị mẻ như thế nào?
Trám răng bị mẻ là kỹ thuật nha khoa đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Thông thường, để hoàn thiện quy trình thường diễn ra khoảng 30 phút và trải qua các bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn cho khách hàng
Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và xác định mức độ hư tổn của răng. Trong nhiều trường hợp, khách hàng sẽ được chụp X-quang để kiểm tra mức độ tổn thương của răng. Sau đó, bác sĩ tư vấn cho khách hàng có nên trám răng không. Nếu trám thì nên sử dụng loại vật liệu trám nào.
- Bước 2: Gây tê và vệ sinh khoang miệng
Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ tiến hành gây tê và vệ sinh vùng cần trám để giảm đau nhức và loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng.
Ở bước này, nếu phát hiện răng bị sâu hoặc bị viêm nướu, các bác sĩ sẽ điều trị triệt để trước khi trám răng để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
- Bước 3: Tiến hành trám răng
Bác sĩ tiến hành đặt vật liệu trám lên vị trí răng cửa bị mẻ để khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng. Sau đó chiếu tia laser để vật liệu trám đông lại và bắt đầu tinh chỉnh lại miếng trám để đảm bảo vừa vặn và tự nhiên.
- Bước 4: Kiểm tra lại và hướng dẫn cách chăm sóc
Sau khi thực hiện xong trám răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để loại bỏ sạch những vật liệu trám thừa trên răng. Điều này giúp không bị khó chịu và cộm trong quá trình ăn nhai. Cuối cùng, để vật liệu trám được sử dụng lâu, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng.
Ngoài ra, trong quá trình chọn vật liệu trám, bác sĩ thường khuyến khích khách hàng sử dụng phương pháp trám răng Composite để mang lại tính thẩm mỹ và độ hiệu quả cao cho vị trí răng cửa bị mẻ.
Trám răng cửa bị mẻ có đau không?
Trám răng cửa bị vỡ, mẻ chỉ yêu cầu bác sĩ đắp vật liệu trám và căn chỉnh lại cho phù hợp với phần răng bị mẻ. Kỹ thuật này hoàn toàn không xâm lấn tới cấu trúc răng, mô mềm nên khi thực hiện sẽ không đau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ tay nghề kém thực hiện sai kỹ thuật thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức cho khách hàng mỗi khi ăn nhai. Ngoài ra, trong trường hợp răng bị nhạy cảm hoặc mắc một số bệnh lý về răng miệng cũng sẽ gây ra tình trạng đau nhức khi trám răng.
Vì vậy, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa trám răng uy tín để thực hiện trám răng. Bởi vì nơi đây sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo quá trình diễn ra an toàn, nhanh chóng, hiệu quả và không đau.
Trám răng cửa bị mẻ có bền không? Được bao lâu?
Để xác định được độ bền và thời gian sử dụng phương pháp trám răng, bạn cần dựa vào 2 yếu tố gồm: vật liệu trám răng và cách chăm sóc răng miệng.
Đối với vật liệu trám Amalgam, khách hàng có thể sử dụng được từ 10 – 15 năm. Tuy nhiên, do màu sắc là màu bạc nên sẽ không phù hợp để trám những vị trí mẻ trên răng cửa.
Còn về Composite – đây là vật liệu trám răng phổ biến hiện nay. Tuy độ bền chỉ từ 5 – 7 năm nhưng lại có màu sắc tương đối giống với răng thật nên phù hợp để trám răng cửa bị mẻ.
Ngoài ra, mỗi người có một cách chăm sóc răng miệng khác nhau, do đó, vấn để trám răng mẻ sử dụng được bao lâu cũng sẽ không giống nhau ở từng người.
Cách chăm sóc răng sau khi trám răng đúng cách
Sau khi trám răng cửa bị mẻ, để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tăng thời gian sử dụng, bạn cần chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Cụ thể cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Đánh răng đúng cách từ 2 – 3 lần mỗi ngày, đây là việc làm cần thiết để loại bỏ sạch vi khuẩn gây hại cho vật liệu trám. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour, bàn chải đầu nhỏ, lông mềm. Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/1 lần để không làm ảnh hưởng tới răng và nướu.
- Hạn chế ăn đồ ăn nóng và lạnh sau khi mới trám răng. Bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm lỏng miếng trám, khiến chúng bị rơi và tuột ra ngoài.
- Hạn chế ăn đồ ăn dai và cứng. Bởi vì những thức ăn này có thể khiến miệng trám bị sứt mẻ, thậm chí bị bong ra.
Ngoài ra, đừng quên thăm khám nha khoa thường xuyên 6 tháng/1 lần để lấy cao răng, kiểm tra tình trạng vị trí răng trám và sức khỏe răng miệng. Điều này cũng giúp phát hiện ra các bệnh lý răng miệng nếu có sớm hơn, từ đó sẽ có biện pháp điều trị triệt để.
Phương pháp phục hình răng cửa bị mẻ hiệu quả
Như vậy, trong trường hợp răng cửa bị mẻ ít thì trám răng là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng bị mẻ nhiều thì phương pháp phục hình răng nào có thể khắc phục hiệu quả?
Hiện nay, để phục hình các vết vỡ, nứt to trên răng cửa, bác sĩ nha khoa khuyến khích thực hiện phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài một phần cùi răng thật theo tỷ lệ nhất định, thông thường không quá 2mm. Sau đó sẽ gắn mão sứ bên ngoài để cố định răng.
Mão sứ được làm từ sứ nguyên chất nên có độ bền và khả năng chịu lực rất cao. Do đó, sau khi bọc sứ, bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không cần phải kiêng khem quá nhiều như phương pháp trám răng.
Bên cạnh đó, mão sứ được thiết kế dựa vào kích thước răng thật của bạn. Vì vậy hình dáng và màu sắc của chúng sẽ tương đồng với răng thật, từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ cho mọi trường hợp.
Phương pháp bọc răng sứ có thể cải thiện hiệu quả mọi trường hợp mẻ trên răng cửa. Trong trường hợp răng thật không đủ kích thước để gắn mão sứ, bác sĩ sẽ sử dụng cùi răng giả để cố định. Tuổi thọ trung bình của răng sứ có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc tốt và thực hiện bọc sứ tại những cơ sở uy tín.
Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin về kỹ thuật trám răng cửa bị mẻ. Nếu bạn vẫn chưa biết tình trạng răng mẻ của mình nên thực hiện trám răng hay bọc răng sứ, liên hệ với Nha Khoa Shark để được kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp với bạn.
Bình luận bài viết