Răng hàm bị vỡ có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao?

Răng hàm bị vỡ có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng hàm bị vỡ là vấn đề rất phổ biến trong lĩnh vực răng hàm mặt, bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải nếu chăm sóc răng miệng không tốt. Răng hàm vỡ làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai nặng nề, vì vậy, có rất nhiều người tìm kiếm giải pháp khắc phục. Trong bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ giới thiệu 3 cách khắc phục vỡ răng hàm tối ưu, mời bạn cùng theo dõi.

Răng hàm bị vỡ

Răng hàm bị vỡ là gì?

Răng hàm vỡ là tình trạng bị nứt, gãy, mất 1 phần răng hàm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, nhưng chủ yếu là do chấn thương, tai nạn hoặc bất cẩn trong khi ăn nhai.

Đây là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn, vì vậy cần nhanh chóng thăm khám và điều trị. Vì nếu không can thiệp kịp thời, răng hàm bị vỡ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác, điển hình là nhiễm trùng hoặc mất răng vĩnh viễn.

Răng hàm vỡ là tình trạng sứt mẻ, gãy vỡ 1 phần thân răng hàm
Răng hàm vỡ là tình trạng sứt mẻ, gãy vỡ 1 phần thân răng hàm

Nguyên nhân vì sao răng hàm bị vỡ?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho răng hàm bị gãy vỡ, cả về nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trong số đó, phổ biến nhất là do sâu răng, hoặc do răng đã điều trị tủy.

Do bị sâu răng

Răng hàm có vị trí ở sâu bên trong cùng hàm, thân răng to và có nhiều rãnh trên mặt ăn nhai, bàn chải khó tiếp cận để vệ sinh nên rất dễ bị sâu. Ngoài ra, sâu răng hàm còn rất khó phát hiện nếu không theo dõi sức khỏe răng miệng sát sao.

Sâu răng lâu ngày không được điều trị, các tổ chức cứng bên trong răng sẽ bị phá hủy. Kết hợp cùng với hoạt động ăn nhai thường ngày sẽ làm tăng nguy cơ nứt vỡ răng hàm. 

Do răng đã điều trị tủy

Khi bị viêm tủy răng, bạn cần điều trị ngay, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng áp xe răng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Lấy tủy răng bị viêm ra khỏi ống tủy là cách duy nhất để bảo tồn răng thật, ngăn chặn sự ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Tuy nhiên, răng hàm sau khi đã chữa tủy rất giòn và dễ vỡ. Vì vậy, tỷ lệ răng hàm bị vỡ ở trường hợp này là rất cao. 

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân vừa đề cập, răng hàm còn có thể bị vỡ do: Bị chấn thương bởi va chạm mạnh hoặc tai nạn, cắn phải vật thể cứng, tật nghiến răng khi ngủ,… Có thể thấy, răng hàm hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi các tác động khách quan lẫn chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau là cho răng hàm bị vỡ: Sâu răng, răng đã điều trị tủy, chấn thương, va đập,...
Có nhiều nguyên nhân khác nhau là cho răng hàm bị vỡ: Sâu răng, răng đã điều trị tủy, chấn thương, va đập,…

Răng hàm bị vỡ nguy hiểm ra sao?

Bác sĩ xác định: Răng hàm vỡ là tình trạng nguy hiểm. Vấn đề này không chỉ làm suy giảm khả năng ăn nhai, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của bạn:

  • Vỡ răng hàm làm cho bạn bị khó chịu, đau nhức dai dẳng.
  • Chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn suy yếu rõ rệt. Điều này gián tiếp tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe toàn thân.
  • Răng hàm bị vỡ làm tăng nguy cơ viêm tủy răng, tiềm ẩn rủi rủi ro mất răng vĩnh viễn.

Như vậy, khi gặp phải tình trạng nứt vỡ răng hàm, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị ngay để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm kể trên. 

Răng hàm vỡ làm suy giảm chức năng ăn nhai, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Răng hàm vỡ làm suy giảm chức năng ăn nhai, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn

Răng hàm bị vỡ lớn nên làm gì để khắc phục?

Với sự phát triển của công nghệ và thiết bị máy móc trong nha khoa, việc khắc phục tình trạng vỡ răng hàm không còn là vấn đề khó. Dựa vào mức độ răng hàm bị tổn thương, tình trạng tủy răng và nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn 1 trong 3 phương pháp: Trám răng, dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ.

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Trám răng

Răng hàm bị vỡ có hàn được không? – Cách khắc phục răng hàm bị vỡ đầu tiên nha khoa Shark muốn chia sẻ đến bạn chính là trám răng (hoặc còn gọi là hàn răng). Đây là thủ thuật đơn giản trong nha khoa, thịnh hành trên thị trường trong những năm gần đây.

Trám răng sử dụng chất liệu chuyên dụng để tạo hình phần răng bị khuyết thiếu, bảo vệ mô răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại, tái tạo hình dáng răng ban đầu. Chất liệu được sử dụng trong trám răng thường là: Composite, Amalgam, GIC,…

Trám răng thích hợp sử dụng đối với các trường hợp bị vỡ răng hàm mức độ nhẹ, thân răng bị khuyết không quá to. Riêng với những trường hợp răng hàm bị vỡ lớn thì không nên trám răng, vì miếng trám sẽ dễ bị bong tróc, không duy trì được hiệu quả lâu dài. 

Trám răng là giải pháp khắc phục răng hàm bị vỡ hiệu quả, nhanh chóng
Trám răng là giải pháp khắc phục răng hàm bị vỡ hiệu quả, nhanh chóng

Dán sứ Veneer

Nếu bị gãy vỡ ở răng cửa, dán sứ Veneer sẽ là giải pháp khắc phục lý tưởng dành cho bạn. Kỹ thuật này giúp khôi phục tốt thẩm mỹ của hàm răng, đảm bảo che lấp hoàn hảo khuyết thiếu của răng cửa bị gãy.

Cũng giống như phương pháp trám răng, dán sứ Veneer chỉ thích hợp áp dụng với các trường hợp bị gãy vỡ răng ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, miếng sứ Veneer chỉ dành cho nhóm răng cửa – Nhóm răng ở trung tâm cung hàm.

Trước khi khắc phục răng cửa bị vỡ bằng sứ Veneer, bác sĩ sẽ xử lý toàn bộ các mô bị viêm, mài thân răng với tỷ lệ 0,3-1,2mm. Việc làm này nhằm mục đích tạo tiền đề tốt nhất để miếng dán sứ cố định trên thân răng, duy trì hiệu quả phục hình dài lâu. Miếng dán sứ Veneer sẽ được chế tác dựa trên số đo răng cụ thể của từng người, vì vậy sẽ tương thích tuyệt đối về kích thước.

Dán sứ Veneer thích hợp áp dụng cho trường hợp bị vỡ thân răng cửa
Dán sứ Veneer thích hợp áp dụng cho trường hợp bị vỡ thân răng cửa

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục răng hàm bị vỡ tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Phương pháp này thích hợp với tất cả các trường hợp bị vỡ răng hàm, từ vỡ răng do bị sâu răng hay do răng đã điều trị tủy.

Răng sứ được chế tác từ chất sứ nguyên chất nên rất cứng chắc, không chỉ ăn nhai tốt, răng sứ còn sở hữu thẩm mỹ tự nhiên. Tuổi thọ của răng sứ có thể duy trì trong khoảng 15-20 năm, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khắc phục vỡ răng hàm nhiều lần.

Trước khi bọc răng sứ, răng thật của bạn phải được mài theo tỷ lệ nhất định để làm cùi răng. Răng sứ sẽ được chế tác dựa trên hình dáng, kích thước và màu sắc của răng thật. Răng sứ chuẩn không gây cộm cấn khi đã cố định, mang đến cho bạn hàm răng đều đặn và sáng bóng.

Bọc răng sứ là cách khắc phục răng hàm vỡ tối ưu nhất, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đặn, tự nhiên
Bọc răng sứ là cách khắc phục răng hàm vỡ tối ưu nhất, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đặn, tự nhiên

Cách chăm sóc răng hàm bị vỡ tại nhà

Nếu bạn chưa có thời gian để đến nha khoa khắc phục vỡ răng hàm thì cần chủ động chăm sóc răng thật tốt tại nhà. Chăm sóc răng tốt giúp ngăn ngừa các tổn thương lớn hơn, Nha khoa Shark gợi ý đến bạn 1 số điều sau đây.

Giữ lại mảnh vỡ răng

Nếu răng hàm bị vỡ thành từng mảnh nhỏ, bạn hãy giữ lại thân răng bị vỡ, có thể là bảo quản trong hộp. Vì trong 1 số trường hợp phục hình thân răng vỡ, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ này. 

Súc miệng bằng nước muối

Thói quen súc miệng bằng nước muối rất có lợi, nhất là sau khi bị vỡ răng hàm. Mỗi lần dùng nước muối súc miệng, bạn cần duy trì ít nhất khoảng 30 giây đến 1 phút, việc làm ngày giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và phát triển trong khoang miệng. 

Uống thuốc giảm đau

Trong trường hợp bị vỡ răng hàm gây đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để khắc phục. Thuốc giảm đau hiện được phân phối rất nhiều tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, phổ biến nhất là Paracetamol. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng, đây chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời.

Nếu bị đau khi vỡ răng hàm, bạn có thể uống thuốc giảm đau để khắc phục
Nếu bị đau khi vỡ răng hàm, bạn có thể uống thuốc giảm đau để khắc phục

Dùng sáp nha khoa

Răng hàm bị vỡ thường tạo ra các góc cạnh rất sắc nhọn, nguy cơ làm nướu, lưỡi và các mô mềm khác bị tổn thương. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể dùng sáp nha khoa để che lấp góc sắc nhọn của răng vỡ. Sáp nha khoa rất lành tính, có bán tại nha khoa hoặc các hiệu thuốc nên bạn có thể dễ dàng tìm mua.

Ăn thức ăn mềm

Trong khoảng thời gian chờ khắc phục tình trạng vỡ răng hàm, bạn nên ưu tiên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai như: Cháo, súp, sinh tố, nước ép,… Nhóm thức ăn này không tạo nhiều áp lực lên răng, nên phòng tránh được tình trạng răng bị vỡ lớn hơn.

Không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh

Răng hàm bị vỡ rất nhạy cảm. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như: Kem, lẩu, nước đá,… sẽ gây ê buốt, đau nhức răng. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong 1 khoảng thời gian. 

Nhai bên răng hàm không bị vỡ

Nếu răng hàm ở 1 bên bị vỡ, bạn hãy ăn nhai ở bên còn lại. Vì tiếp tục ăn nhai ở chiếc răng vỡ sẽ làm tăng mức độ tổn thương. Càng kéo dài thì việc khắc phục càng khó khăn.

Khi răng hàm bị vỡ 1 bên, bạn cần ăn nhai ở bên còn lại
Khi răng hàm bị vỡ 1 bên, bạn cần ăn nhai ở bên còn lại

Cách phòng tránh vỡ răng hàm

Để phòng tránh tình trạng gãy vỡ răng hàm, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách. Lưu ý này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan răng miệng. Bạn hãy lưu ý 1 số vấn đề sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến khích bạn dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm ở kẽ răng.
  • Mỗi ngày, bạn hãy đánh răng đều đặn 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Chải răng theo chiều dọc để không làm mòn men răng. Loại bỏ mảng bám tích tụ trên thân răng mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
  • Để phòng ngừa răng hàm bị vỡ, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, nhất là vào ban đêm.
  • Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Canxi để răng chắc khỏe hơn.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần, bác sĩ giúp bạn theo dõi sức khỏe răng miệng thật sát sao. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường sẽ nhanh chóng điều trị.

Bạn hãy lưu ý răng, thăm khám và điều trị tình trạng răng hàm bị vỡ là việc làm rất cần thiết. Nên khắc phục răng hàm vỡ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết, nha khoa Shark đã có thể giúp bạn hiểu hơn về các mối nguy hiểm tiềm tàng và cách chăm sóc khi răng hàm vỡ.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X