Tìm hiểu cấu tạo của răng, phân loại và các chức năng chính

Tìm hiểu về cấu tạo của răng, phân loại và các chức năng chính

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng là một bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng chính là ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Khi cấu tạo của răng người hài hòa sẽ giúp cân đối tính thẩm mỹ, đảm bảo khả năng ăn nhai. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cấu trúc răng người, hạn chế tổn thương và điều trị thích hợp khi cần thiết. Cùng Nha khoa Shark theo dõi ngay nhé!

cấu tạo của răng

Cấu tạo của răng người gồm bao nhiêu nhóm?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người trưởng thành sẽ có tất cả 32 chiếc răng trên cung hàm, một hàm bao gồm 16 chiếc. Tất cả chiếc răng được chia thành 4 nhóm chính: Răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm. Trong đó:

  • Nhóm răng cửa bao gồm răng số 1 và 2.
  • Nhóm răng nanh là những chiếc răng số 3.
  • Nhóm răng tiền hàm bao gồm răng số 4 và 5.
  • Nhóm răng hàm bao gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn).

So với răng vĩnh viễn, số lượng răng sữa sẽ ít hơn với tất cả 20 chiếc, những chiếc răng này sẽ bắt đầu mọc và hoàn thiện khi trẻ được 8 tháng tuổi đến 2,5 tuổi.

Sau đây bảng thông tin chi tiết về quá trình mọc răng vĩnh viễn ở con người. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về cấu tạo của răng.

Răng Hàm trên Hàm dưới
Răng cửa giữa 7 tuổi – 8 tuổi 6 tuổi – 7 tuổi
Răng cửa 2 bên 8 tuổi – 9 tuổi 7 tuổi – 8 tuổi
Răng nanh 11 tuổi – 13 tuổi 9 tuổi – 10 tuổi
Răng cối nhỏ thứ nhất 10 tuổi – 11 tuổi 10 tuổi – 12 tuổi
Răng cối nhỏ thứ 2 10 tuổi – 12 tuổi 11 tuổi – 12 tuổi
Răng cối lớn thứ nhất 6 tuổi – 7 tuổi 6 tuổi – 7 tuổi
Răng cối lớn thứ 2 12 tuổi – 13 tuổi 11 tuổi – 13 tuổi
Răng cối lớn thứ 3 (Răng khôn) 17 tuổi – 31 tuổi 18 tuổi – 25 tuổi

Do chỉ đảm nhiệm chức năng ăn nhai tạm thời, nên những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi và thay thế vị trí cho răng vĩnh viễn khi trẻ bước sang độ tuổi từ 6-7. Quá trình mọc lên của răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu khi trẻ trong khoảng 7-8 tuổi và hoàn tất khi trẻ được 12-13 tuổi.

Riêng về những chiếc răng khôn (hay còn được gọi là răng số 8, răng cối lớn thứ 3) sẽ bắt đầu mọc khi con người bước sang độ tuổi từ 17-25, tùy thuộc vào từng cơ địa và thể trạng nhất định. Do là những chiếc răng sau cùng mọc lên trên cung hàm, vì vậy răng khôn có thể gây nên tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch, làm ảnh hưởng cấu tạo của răng lân cận.

Răng sữa và răng khôn là những chiếc răng mọc lên đầu tiên và cuối cùng trên cung hàm, có chức năng nhất định trong từng giai đoạn
Răng sữa và răng khôn là những chiếc răng mọc lên đầu tiên và cuối cùng trên cung hàm, có chức năng nhất định trong từng giai đoạn

Chức năng của răng người

Không chỉ riêng về cấu tạo của răng, chức năng chính của răng cũng là một trong những thông tin quan trọng cần được đề cập. Về cơ bản, răng của con người sẽ đảm nhiệm 3 chức năng chính: Chức năng ăn nhai, chức năng thẩm mỹ và chức năng phát âm.

Chức năng ăn nhai

Răng là bộ phận tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn trước tiên, có chức năng cắn, xé và nghiền nát thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng. Cụ thể hơn về chức năng ăn nhai của răng:

  • Răng cửa có chức năng cắn thức ăn.
  • Răng nanh có chức năng xé thức ăn.
  • Răng hàm có chức năng nghiền nát thức ăn.

Duy nhất chiếc răng hàm thứ 3 (răng khôn) trên khung hàm không đảm nhiệm chức năng ăn nhai hoặc bất kỳ vai trò cụ thể nào. Ngược lại, những chiếc răng này còn có thể gây nên các vấn đề không mong muốn. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày
Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày

Chức năng phát âm

Để khả năng phát âm được hoàn thiện, cấu tạo của răng, lưỡi và hàm đóng vai trò rất quan trọng. Với khuôn răng đều đặn, không khuyết thiếu, quá trình phát âm sẽ diễn ra thuận tiện, tròn vành rõ chữ hơn. Ngược lại, trường hợp mất răng sữa quá sớm sẽ có thể làm phát sinh tật nói ngọng, phát âm sai.

Người trưởng thành bị mất răng vĩnh viễn sẽ không thể phát âm chuẩn xác, đặc biệt đối với những âm tiết như “v”, “th”, “ch”,… Những âm tiết này đòi hỏi cần đặt lưỡi vào mặt trong của răng cửa trên, đồng thời tựa môi vào răng để tạo thành tiếng.

Sau khi mất răng, các khoảng trống trên khung hàm sẽ khiến bạn không thể phát âm, phát âm không rõ hoặc ngọng.

Lưỡi và hàm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát âm
Lưỡi và hàm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát âm

Chức năng thẩm mỹ

Hàm răng đẹp và đều đặn sẽ tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt hoàn thiện, giúp nụ cười cân đối và duyên dáng. Do đó, những trường hợp gặp khuyết điểm về răng thường thường trở nên tự tin, ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng chất lượng học tập, công việc và cuộc sống.

Cấu trúc răng của người trưởng thành

Cấu tạo của răng ở người trưởng thành thường bao gồm 2 bộ phận chính: Chân răng và thân răng. Mỗi bộ phận đảm nhiệm mỗi chức năng, và có cấu trúc khác nhau.

Chân răng

Chân răng là bộ phận nằm sâu dưới nướu, trong xương hàm. Một chiếc răng trưởng thành có thể bao gồm 1, 2 hoặc 3 chân răng. Trong đó, những chiếc răng cửa thường có 1 chân, những chiếc răng hàm thường có 2 hoặc 3 chân. Chi tiết hơn:

  • Răng cửa và răng nanh là những chiếc răng có 1 chân.
  • Những chiếc răng tiền hàm sẽ có từ 1-2 chân răng.
  • Những chiếc răng hàm sẽ có từ 2-3 chân răng, hoặc nhiều hơn ở một số trường hợp đặc biệt.
Chân răng nằm sâu dưới nướu, số chân răng ở từng chiếc răng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và nhóm răng
Chân răng nằm sâu dưới nướu, số chân răng ở từng chiếc răng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và nhóm răng

Nằm sâu trong xương hàm, chân răng là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của răng, có chứa buồng tủy và mạch máu cùng hệ thống các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Xung quanh chân răng được bao phủ 1 lớp Cementum và dây chằng nha chu. Trong đó:

  • Cementum là lớp Canxi mỏng bao bọc quanh chân răng, không bị dây thần kinh chi phối và hỗ trợ cho sự bám dính của hệ thống dây chằng nha chu.
  • Dây chằng nha chu được nuôi dưỡng và chi phối bởi mạch máu, là vị trí bám dính giữa xương ổ răng là chân răng, có ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng trên khung hàm.

Thân răng

Trong cấu tạo của răng, thân răng trực tiếp tham gia vào quá trình ăn nhai và có thể trực tiếp quan sát bởi mắt thường. Tổng thể thân răng sẽ bao gồm 3 mặt: Mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong. Mỗi nhóm răng khác nhau sẽ có cấu tạo và đặc điểm thân răng khác nhau:

Nhóm răng cửa

Nhóm răng nanh

Nhóm răng hàm

– Dễ nhận thấy do có vị trí ở phía trước khung hàm.

– Bao gồm 1 cạnh thẳng, là “công cụ” để cắt thức ăn.

– Thân răng nanh sắc nhọn, có vị trí nằm giữa nhóm răng cửa và nhóm răng hàm.

– Tình trạng răng nanh mọc lệch, mọc chếch ra ngoài được gọi là răng khểnh.

– Răng hàm có kích thước lớn hơn so với những chiếc răng khác và nằm sâu trong khung hàm.

– Mặt nhai được chia thành nhiều múi răng.

Thân răng được cấu tạo từ 3 thành phần chính: Tủy răng, men răng và ngà răng. Mỗi thành phần có tác động rất lớn đến cấu tạo của răng và sức khỏe răng miệng.

Cấu trúc thân răng

Vai trò và đặc điểm

Men răng bao phủ quanh thân răng, là lớp trên cùng và có màu trắng. – Men răng giúp định hình các múi rãnh trên bề mặt răng.

– Là thành phần cứng nhất của cơ thể không bị dây thần kinh chi phối. Do đó, tổn thương ở men răng thường rất khó để nhận biết.

– Men răng không có khả năng tự phục hồi sau khi tổn thương.

Ngà răng có màu kem và cứng hơn men răng, chiếm đa số tổng khối lượng của răng. – Ít cứng hơn so với men răng, có màu kem và chiếm phần lớn khối lượng của răng.

– Có khả năng tự tái sinh và chống lại các tác nhân gây hại cho răng như: Sâu răng, mòn răng, gãy thân răng,…

– Trường hợp ngà răng bị lộ ra ngoài có thể gây đau nhức, ê buốt.

Tủy răng có chứa dây thần kinh và mạch máu bên trong răng. – Tủy răng nằm sâu bên trong răng.

– Trường hợp tủy răng bị hở có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội, kéo theo tình trạng mất răng vĩnh viễn.

– Cần tiến hành điều trị tủy răng trong những trường hợp cần thiết.

Cách phân biệt răng cấm và răng khôn

Trong cấu tạo của răng, răng cấm và răng khôn là 2 chiếc răng có thể gây nên nhiều nhầm lẫn. Do đó, cách phân biệt 2 chiếc răng này là chủ đề được khá nhiều người quan tâm.

  • Răng cấm còn được gọi là răng số 6, hoặc răng cối số 1, răng hàm số 1. Răng cấm đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn.
  • Răng khôn còn được gọi là răng số 8, hoặc răng cối số 3, răng hàm số 3, là những chiếc răng mọc lên sau cùng trong cung hàm. Răng khôn không có vai trò cụ thể, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến những chiếc răng khác, gây nên tình trạng: Mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang,…

Như vậy, răng cấm và răng khôn là 2 chiếc răng riêng biệt.

Răng cấm còn được gọi là răng số 6, hoặc răng cối số 1, răng hàm số 1. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, hoặc răng cối số 3, răng hàm số 3
Răng cấm còn được gọi là răng số 6, hoặc răng cối số 1, răng hàm số 1. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, hoặc răng cối số 3, răng hàm số 3

Vì sao cần phải có kiến thức về răng của con người?

Răng là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, tìm hiểu về cấu tạo của răng sẽ giúp bạn cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng, đồng thời hạn chế các thói quen không lành mạnh.

Ngoài ra, việc tìm hiểu về cấu trúc răng hàm còn giúp bạn phát hiện và điều trị các vấn đề bệnh lý, can thiệp bảo vệ sức khỏe răng miệng kịp thời, duy trì tính thẩm mỹ của hàm răng.

Để được thông tin cụ thể hơn về cấu tạo của răng người cũng như về tình trạng và các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, bạn cần tìm hiểu và đến với những địa chỉ nha khoa chuyên sâu, uy tín để thăm khám thường xuyên, đúng định kỳ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Nha khoa Shark để được hỗ trợ tận tình, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

 

5/5 - (1 bỏ phiếu)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher