- Mặc định
- Lớn hơn
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ khi có con nhỏ. Trong trường hợp răng sữa bị gãy và ảnh hưởng, bố mẹ cần làm gì để chăm sóc, hỗ trợ trẻ? Tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết sau.
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, trẻ bị gãy răng sữa có thể mọc lại không tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí của chiếc răng. Thường răng sữa bị gãy sẽ mọc lại vài tuần sau đó nếu như trẻ dưới 7 tuổi và chân răng bị gãy hoàn toàn.
Nếu như răng sữa bị gãy và răng vĩnh viễn mọc trong trường hợp gãy răng sữa ở mức độ quá nặng, bố mẹ không biết và chủ quan, không đưa bé đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, can thiệp kịp thời. Lúc này khi răng vĩnh viễn mọc thay thế răng sữa có thể gây hiện tượng không đều, lệch lạc kém duyên.
Tóm lại, nếu trẻ mất răng sữa quá sớm, bố mẹ cần chú ý đưa đến địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình thăm khám và can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân răng sữa bị gãy
Đối với các bé, răng sữa đóng vai trò quan trọng, là nền tảng hình thành răng vĩnh viễn. Việc chăm sóc, chú ý đến tiến trình mọc răng sữa, những ảnh hưởng khi mọc răng sẽ tác động đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng răng sữa của trẻ bị gãy cụ thể như:
- Do những tác động bên ngoài: trẻ chạy nhảy gây hiện tượng té ngã, tác động ngoại lực dẫn đến ảnh hưởng, gãy răng.
- Do bệnh lý: Không chăm sóc răng miệng kỹ, vệ sinh không đúng cách dẫn đến sâu răng., Từ đó răng bị viêm nhiễm, lộc hân răng, gây gãy răng sữa.
Những tác động khi răng sữa bị gãy
Khi đã nắm rõ những thông tin về việc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không, nhiều bậc phụ huynh quan tâm rằng răng sữa gãy có thể mọc lại bình thường hay không. Thường nếu răng sữa gãy có thể gây nên những tác động:
- Xuất hiện máu, gây đau nhức và khó chịu tạm thời ở vùng răng sữa bị gãy
- Nếu răng sữa gãy có thể khiến các bé mất thẩm mỹ, gây rụt rè, ngại giao tiếp ở trẻ.
- Gãy răng sữa quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng hàm về sau
- Một số trường hợp gãy răng sữa bị tác động đến tủy, hủy hoại phần chân răng.
- Tác động đến chức năng ăn nhai, hạn chế quá trình phát triển của trẻ.
Làm gì khi răng sữa chưa gãy và xuất hiện răng vĩnh viễn thay thế?
Không ít những trường hợp phần răng sữa lung lay chưa có dấu hiệu gãy đã xuất hiện chân răng vĩnh viễn. Chúng thường sẽ mọc dưới chân răng sữa, chen chúc vào nhau, gây lệch lạc và có dấu hiệu chếch ra ngoài.
Những lúc này, bố mẹ cần đưa các bé đến nha khoa uy tín để thăm khám và áp dụng một trong những cách sau:
- Nhổ bỏ răng sữa: Bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sữa để tạo không gian cho răng vĩnh viễn mọc, hạn chế dấu hiệu mọc nghiêng, lệch và ảnh hưởng.
- Gắn hàm trainer: Hàm trainer khi đeo sẽ khắc phục được dấu hiệu mọc lệch của răng từ 5- 10 tuổi. Lúc này các bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc đeo hàm trainer cho bé.
Hướng dẫn chăm sóc răng sữa đúng cách
Để hạn chế những dấu hiệu viêm nhiễm, hư răng dẫn đến gãy răng. Bố mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ trong việc chăm sóc răng đúng cách:
- Tập thói quen đánh răng 2-3 lần mỗi ngày. Hãy chủ động đánh răng nhẹ nhàng, kích thích bé yêu thích và có thói quen chăm sóc răng miệng từ 1-2 tuổi.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ hết những mảng bám và giúp hơi thở thơm mát.
- Hạn chế ăn nhiều kẹo, uống nước ngọt quá nhiều vì sẽ dễ khiến răng bị tấn công và hư tổn.
- 3- 6 tháng 1 lần, hãy đưa trẻ đi nha sĩ thăm khám răng miệng để sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường và có phương án xử lý nhanh nhất.
Băn khoăn về việc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không đã được chia sẻ cụ thể thông qua bài viết. Bố mẹ có thể tham khảo, nắm rõ để sớm có phương pháp cải thiện tình trạng gãy răng sữa của trẻ nhanh chóng nhất.
Bình luận bài viết