- Mặc định
- Lớn hơn
Đến giai đoạn mọc răng, trẻ em thường xuyên có dấu hiệu đi tướt gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tham khảo mẹo chữa đi tướt mọc răng từ bài viết để bố mẹ có thể an tâm hơn khi trẻ bắt đầu mọc răng.
Trẻ đi tướt mọc răng là gì?
Đi tướt mọc răng là tình trạng xuất hiện phổ biến của trẻ trong cột mốc phát triển. Đây là phản ứng bình thường trong giai đoạn trẻ mọc răng nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Khi mới bắt đầu mọc răng, trẻ sẽ đi tướt tầm 4-5 lần/ ngày, kèm theo đó là tình trạng khó chịu, quấy khóc, biếng ăn….Tuy nhiên vẫn có một số những trường hợp trẻ bị tướt rất ít và không có nhiều biểu hiện khó chịu khi mọc răng.

Vì sao khi mọc răng trẻ lại bị đi tướt?
Mọc răng là cột mốc quan trọng đầu tiên cho thấy sự phát triển của các bé. Trong giai đoạn này hầu hết trẻ thường có dấu hiệu đi tướt, hay còn được gọi là “tiêu chảy”.
Thực tế, không có minh chứng nào cho thấy trẻ mọc răng sẽ bị đi tướt. Theo các chuyên gia lý giải, trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường xuyên nút và hoạt động khoang miệng.
Đây có lẽ là nguyên nhân gây mất cân bằng ở dạ dày, xuất hiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.
Bên cạnh đó, khi mọc răng, trẻ hay có cảm giác ngứa ngáy phần nướu và thường xuyên ngậm các đồ vật khác nhau. Những vật dụng trong nhà khi chưa được tiệt trùng dễ gây viêm nhiễm, là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tác động đến hệ tiêu hóa dẫn đến đi tướt thường xuyên.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng đi tướt?
Dấu hiệu đi tướt khi mọc răng dễ dàng nhận biết, bố mẹ có thể quan sát cụ thể:
- Trẻ đi phân nhầy nhiều lần, dao động khoảng 4-5 lần, phân sủi bọt và có mùi hôi
- Trẻ đi tướt và kèm theo tình trạng chảy dãi xuất hiện
- Bé quấy khóc, khó chịu, bị mất nước nên mệt và không hoạt động như bình thường.
- Nhiều trẻ có biểu hiện sốt tầm 38 độ, không chịu ăn chơi.
- Trẻ thường xuyên nuốt nước bọt, khô miệng.
- Trẻ biếng ăn, mệt mỏi, không nhanh nhẹn hoạt bát như bình thường.
Trẻ đi tướt khi mọc răng thường có nhiều những cấp độ như phân mềm, phân nát, phân lỏng nhầy nhiều nước…Tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Trẻ đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ đi tướt mọc răng là tình trạng khá phổ biến và không gây nguy hiểm quá lớn. Tình trạng đi tướt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong 1-2 ngày, cảm giác khó chịu cũng từ đó được cải thiện.
Bố mẹ cũng không cần quá hoang mang và lo lắng, chỉ cần chú trọng theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
Tuy nhiên nếu thấy dấu hiệu đi tướt quá nhiều lần trong ngày kèm theo biểu hiện mệt lã người, đi phân có máu, rối loạn cơ thể kèm theo đó là cơn sốt cao.
Ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu?
Nếu chỉ là dấu hiệu đi tướt của mọc răng thì chỉ sau 1-2 ngày sẽ khỏi. Tùy thuộc vào số lượng răng mọc cũng như sức đề kháng của trẻ mà thời gian này có thể dài hơn hoặc được rút ngắn lại. Sau đó trẻ có thể sinh hoạt bình thường, không quấy khóc hay khó chịu.
Nếu như trẻ đi tướt nhiều ngày kèm những hiện tượng khó chịu, quấy khóc liên tục, sốt cao không thuyên giảm. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp can thiệp nhanh chóng. Cha mẹ không nên tự ý chăm sóc tại nhà vì có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

Mẹo chữa đi tướt mọc răng an toàn – Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng
Trong giai đoạn trẻ mọc răng và có dấu hiệu đi tướt, ba mẹ có thể áp dụng một số những mẹo tại nhà để cải thiện như:
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Trong thời điểm này, giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn chặn được sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại:
- Rửa tay thường xuyên, nên rửa trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những đồ dùng.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài cho trẻ
- Nấu ăn cho bé cần chú ý vệ sinh, chú trọng ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn những món khó tiêu hóa.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, đồ chơi, vật dụng trẻ hay tiếp xúc để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Bổ sung thêm nước
Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước trong giai đoạn mọc răng để lấy lại nước, tăng kháng thể, giúp bé được hồi phục sau những ngày đi tướt mất sức và mất nước. Có thể bổ sung nước lọc, nước ép hoa củ quả để trẻ có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn uống phù hợp
Trong giai đoạn mọc răng, chế độ dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng:
- Cho trẻ bú thêm nhiều cử sữa để cung cấp nhiều nước cho bé. Trẻ bú mẹ thì các mẹ nên chú ý ăn đủ chất, nâng cao chất lượng sữa để có nguồn dinh dưỡng tốt
- Các bé đang ăn dặm mẹ cần cho ăn cháo loãng, hoa quả nhiều vitamin để cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé.

Sử dụng mẹo dân gian
Ngoài những cách giảm đi tướt cho bé được chia sẻ bên trên, mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian như:
- Dùng lá ổi: Trong lá ổi nó có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tiết dịch ruột và cầm tiêu chảy khá tốt. Chỉ cần một nắm lá ổi đun sôi, mẹ lấy nước cho em bé uống có thể cải thiện.
- Trà hoa cúc: Đây cũng là nguyên liệu hỗ trợ cải thiện tiêu chảy hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp hoa cúc, bạc hà sau đó nấu sôi, cho em bé dùng qua có thể cải thiện được tình trạng đi tướt.
Một số hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng
Trẻ có dấu hiệu đi tướt mọc răng sẽ đi phân lỏng và kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, lừ đừ, không chịu chơi như bình thường.


Đi tướt mọc răng ở trẻ không cần quá lo lắng. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa đi tướt mọc răng được chia sẻ thông qua bài viết. Trường hợp trẻ đi lâu ngày và có những diễn biến phức tạp hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bình luận bài viết