Tuột dây cung khi niềng răng phải làm sao? - Nha khoa Shark

Tuột dây cung khi niềng răng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha quen thuộc, có thể giúp dịch chuyển những chiếc răng trở về với vị trí đúng trên cung hàm. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật này, người niềng răng sẽ gặp phải tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Tuột dây cung khi niềng răng

Các trường hợp tuột dây cung khi niềng răng

Dây cung là một khí cụ không thể thiếu trong quá trình thực hiện kỹ thuật niềng răng mắc cài. Chức năng chính của dây cung là tạo ra một lực kéo đều đặn giúp cho những chiếc răng sai vị trí trở về đúng vị trí cần thiết trên cung hàm. Dây cung được tích hợp với mắc cài trên răng, nếu xuất hiện sự tác động mạnh của ngoại lực, chăm sóc răng miệng không đúng cách thì có thể làm xuất hiện tình trạng tuột dây cung khi niềng răng.

Có rất nhiều trường hợp tuột dây cung khi niềng răng mà chúng ta có thể kể đến như là:

  • Dây cung bị tuột do lực kéo mạnh, răng bị gãy.
  • Dây cung không khớp với rãnh mắc cài sẽ có thể tuột khỏi khung niềng bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chỉnh nha.
  • Dây cung bị thừa và đâm vào má tạo nên cảm giác đau đớn và khó chịu cho người niềng răng.
  • Với áp lực nhai toàn hàm sẽ có thể khiến cho dây cung bị lỏng và tuột ra ngoài.
Có rất nhiều trường hợp tuột dây cung khi niềng răng
Có rất nhiều trường hợp tuột dây cung khi niềng răng

Nguyên nhân tuột dây cung khi niềng răng

Tuột dây cung khi niềng răng là tình huống thường xảy ra trong quá trình thực hiện kỹ thuật niềng răng, do rất nhiều những nguyên nhân.

Do ăn uống

Sau khi hoàn tất kỹ thuật niềng răng, bạn nên lưu ý không nên sử dụng thức ăn quá dai hoặc quá cứng. Để có thể đảm bảo được độ bền của các khí cụ hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha, bạn cần sử dụng những dạng thức ăn mềm để hệ thống mắc cài và dây cung không phải chịu nhiều tác động của ngoại lực. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng những thức ăn có chứa nhiều chất axit và cồn sẽ có thể làm phần mắc cài và dây cung bị mòn, giảm độ đàn hồi, dễ dàng bị tuột khỏi khung hàm.

Do hoạt động mạnh

Khi bạn hoạt động thể chất với cường độ quá cao thì sẽ có thể làm xuất hiện tình huống tuột dây cung khi niềng răng. Trên thực tế, đã có rất nhiều những trường hợp bị tuột dây cung khi niềng răng do hoạt động thể chất mạnh. Dây cung có thể bị đâm vào má hoặc nướu của người niềng răng làm chảy máu, vì thế sau khi niềng răng, trong quá trình chơi thể thao bạn cần phải giảm tránh tối đa các va chạm.

Tuột dây cung khi niềng răng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.
Tuột dây cung khi niềng răng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc dùng lực chải răng quá mạnh, hoặc sử dụng bàn chải có lông quá cứng sẽ khiến cho hệ thống dây cung bị tuột khỏi khung niềng. Thay vào đó, bạn nên chải răng thật nhẹ nhàng và đúng cách để có thể loại bỏ hoàn toàn những mảng bám không cần thiết, đồng thời giữ cho các khí cụ hỗ trợ chỉnh nha có thể cố định chắc chắn trên cung hàm.

Sử dụng tăm xỉa răng là một trong những thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, có thể làm cho răng bị yếu dần đi và khiến cho các khí cụ chỉnh da dễ bị hỏng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.

Do khí cụ niềng răng kém chất lượng

Những cơ sở nha khoa kém uy tín sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha kém chất lượng. Điều này không chỉ gây nên tình huống tuột dây cung khi niềng răng, mà còn sẽ đem lại kết quả niềng răng không như mong muốn.

Khí cụ kém chất lượng có thể dẫn đến việc tuột dây cung trong khi niềng răng
Khí cụ kém chất lượng có thể dẫn đến việc tuột dây cung trong khi niềng răng

Hậu quả tuột dây cung khi niềng răng khi không được xử lý

Tuột dây cung khi niềng răng là một trong những tình trạng cần nhanh chóng điều chỉnh, nếu không sẽ có thể gây nên một số tác hại nghiêm trọng.

Dây cung đâm vào má

Nếu như bạn không biết cách xử lý tình trạng tuột dây cung khi niềng răng, thì dây cung niềng răng đâm vào má làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng. Bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh và khắc phục tình trạng này, tuy nhiên sẽ không đem đến sự an toàn tuyệt đối. Vì vậy bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nha sĩ chuyên nghiệp.

Quá trình niềng răng bị gián đoạn

Tuột dây cung khi niềng răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm cho quá trình niềng răng bị gián đoạn. Người niềng răng sẽ lựa chọn cách cố định cung hàm tạm thời rồi sau đó mới đến nha sĩ, điều này sẽ làm thời gian niềng răng kéo dài hơn so với dự định ban đầu.

Cách xử lý tuột dây cung khi niềng răng

Bạn không cần phải quá lo lắng đối với tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Hãy đến với các địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín để có thể khắc phục thật hiệu quả tình trạng này. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thay mới cho dây cung của bạn, và đây hoàn toàn là một quá trình nhanh chóng và nhẹ nhàng, sẽ không tạo cho bạn cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa kịp thời đến với các cơ sở nha khoa thì hãy sử dụng sáp nha khoa vo tròn lại, sau đó tiến hành cố định dây cung tạm thời. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp chữa cháy, quan trọng hơn hết là bạn vẫn cần đến với các cơ sở nha khoa để được sự hỗ trợ tốt nhất.

Hãy đến với các cơ sở nha khoa uy tín để có thể khắc phục thật hiệu quả tình trạng tuột dây cung
Hãy đến với các cơ sở nha khoa uy tín để có thể khắc phục thật hiệu quả tình trạng tuột dây cung

Cách đề phòng tuột dây cung khi niềng răng

Để có thể đề phòng thật hiệu quả tình huống tuột dây cung khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số những điều như sau:

  • Tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách

Quá trình vệ sinh răng miệng khi niềng răng có thể sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian chải răng trung bình sẽ dài hơn khoảng từ 3 đến 4 lần so với bình thường. Tuy nhiên để có thể sở hữu được một hàm răng chắc khỏe, bạn cần có cách vệ sinh răng miệng thật đúng cách và khoa học.

Chỉ ưu tiên sử dụng những bàn chải có lông chải mềm để tránh làm cho mô nướu và răng bị tổn thương. Không nên dùng lực chải răng quá mạnh, vì điều này sẽ có thể làm tuột dây cung khi niềng răng.

  • Tránh ăn thức ăn cứng

Những thức ăn có dạng quá cứng sẽ làm tăng nguy cơ làm bong tróc mắc cài và tuột dây cung khi niềng răng. Đồng thời, những dạng thức ăn này sẽ có thể làm cho thời gian vệ sinh răng miệng dài hơn bình thường. Bạn hãy ưu tiên sử dụng những thực phẩm như sau: Sữa, trứng, bánh mì, ngũ cốc, rau củ quả có dạng mềm,…

Tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách là một trong những giải pháp ngăn ngừa tình trạng tuột dây cung
Tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách là một trong những giải pháp ngăn ngừa tình trạng tuột dây cung
  • Hạn chế cắn bằng răng cửa

Thông thường, trong quá trình ăn nhai, lực tác động vào răng cửa là rất lớn, vì vậy sẽ có thể khiến cho dây thun bị đứt, bị tuột khỏi khung niềng.

Bạn không nên cắn thức ăn trực tiếp bằng răng cửa, thay vào đó hãy cắt nhỏ thức ăn trước rồi đưa từ từ vào trong khung hàm để nhai, kể cả những thức ăn ở dạng mềm. Thói quen này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong suốt quá trình niềng răng.

  • Vận động nhẹ nhàng

Khi niềng răng, bạn chỉ nên chơi những môn thể thao hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Tốt nhất là hãy mang dụng cụ bảo hộ cho hàm khi hoạt động. Bạn không nên thực hiện những bài tập có cường độ mạnh, vì lực nghiến răng sẽ có thể làm cho dây cung bị tuột khỏi khung niềng.

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Hy vọng đã giúp bạn có được cách xử lý hiệu quả đối với tình huống này. Hãy liên hệ với Nha khoa Shark thông qua Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp bởi những chuyên gia nha khoa hàng đầu và hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X