- Mặc định
- Lớn hơn
Bọc răng sứ là kỹ thuật chỉnh nha giúp cải thiện những hàm răng lộn xộn tối màu, giúp bề mặt trở nên cân đối, ấn tượng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện, rất nhiều người lo lắng mài răng bọc răng sứ có tác hại gì không? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức răng sứ tìm hiểu chi tiết qua thông tin sau đây!
Mài răng bọc sứ là gì?
Mài răng sứ là một bước quan trọng trong phương pháp bọc răng sứ. Đây là bước được thực hiện trước khi lắp mão sứ, do đó nó quyết định rất nhiều tới kết quả của một ca bọc răng sứ. Khi mài răng, bác sĩ sẽ mài một phần cùi răng thật và độ dày của cùi răng được mài sẽ tùy vào phương pháp thẩm mỹ răng sứ. Việc mài cùi răng cửa phải được tuân thủ đúng theo tỷ lệ và quy trình để đảm bảo an toàn và chất lượng khi bọc răng sứ.
Khi nào nên mài răng để bọc sứ?
Có rất nhiều trường hợp cần mài răng khi bọc sứ, ví dụ như một số trường hợp dưới đây:
- Dán sứ Veneer: Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành mài một lớp mỏng lên răng thật để tạo độ nhám giúp miếng sứ dán chặt vào răng. Đây là phương pháp bọc sứ ít mài cùi răng thật nhất.
- Làm cầu răng sứ: Trong trường hợp bị mất răng thì đây là phương pháp được áp dụng để phục hình răng hiệu quả. Khi tiến hành làm cầu răng sứ, bác sĩ tiến hành mài 2 răng thật kế bên để lắp mão sứ vào, cách làm này giúp cố định răng giả trên cung hàm.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này bắt buộc phải mài răng để bọc sứ lên. Bọc bao nhiêu răng sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành mài bấy nhiêu răng.
Mài răng bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài răng bọc sứ không gây tác hại đến sức khỏe của mỗi người. Bởi phương pháp mài răng chỉ là quá trình đơn giản, việc tác động mài răng được chỉ định siêu nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc răng.
Nếu lựa chọn những địa chỉ uy tín, mài răng bọc sứ có đau không thì phương pháp này được thực hiện nhẹ nhàng, không đau, cam kết không có ảnh hưởng hay tác hại. Tuy nhiên, mài răng bọc sứ không đúng kỹ thuật có thể xuất hiện tình trạng lắp răng sứ bị kênh và ảnh hưởng xấu gây nên những tổn thương nặng nề cho hàm.
Trong trường hợp áp dụng mài răng quá nhiều sẽ gây đến tổn thương, không thể tái tạo đến cấu trúc răng được. Chưa kể mài quá nhiều dẫn đến ê buốt, đau nhức và sưng tấy, khiến men răng mài mòn, dễ xuất hiện các bệnh lý về sau.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, kỹ thuật mài răng bọc sứ không hề đơn giản. Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chuyên biệt của đội ngũ những bác sĩ chuyên khoa. Do đó cần đến những bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao để áp dụng an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến bề mặt răng thật, không tồn tại các tác động xấu.
Thông thường việc mài răng bọc sứ được chỉ định thực hiện dưới 2mm. Không nên can thiệp quá sâu sẽ có những ảnh hưởng khiến cho chất lượng răng thật không tốt, dễ gây lung lay hoặc xuất hiện các bệnh lý.
Tác hại của việc mài răng bọc sứ
Trên thực tế, bọc răng sứ không hề xâm lấn sâu vào mô răng và nướu, phương pháp này chỉ tác động phía bên ngoài men răng. Nếu thực hiện tại những cơ sở nha khoa kém chất lượng thì sẽ gặp phải một số tác hại sau:
- Khiến răng khó chịu, ê buốt
- Nếu mài răng quá sâu sẽ làm chết tủy
- Gây viêm nướu
- Gây khó khăn trong việc ăn nhai
Nếu gặp những trường hợp này, bạn cần uống thuốc giảm đau hoặc đến gặp bác sĩ có chuyên môn cao để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
Quy trình mài răng bọc sứ như thế nào?
Đây là kỹ thuật khó, do đó để giải quyết vấn đề mài răng bọc sứ có tác hại gì không, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín có quy trình theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Và sau đây là những bước mài răng bọc sứ an toàn và chuẩn nhất.
- Bước 1: Thăm khám tổng quát và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng của khách hàng. Nếu bạn đang gặp các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… thì cần điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành bọc sứ.
Tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 2: Gây tê và tiến hành mài cùi răng
Bác sĩ tiến hành gây tê để khách hàng không cảm thấy khó chịu và ê buốt trong quá trình mài răng. Răng sẽ được mài theo độ dày mỏng tùy vào tình trạng răng và phương pháp bọc sứ mà khách hàng chọn.
Vì đây là bước quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và thực hiện đúng quy trình, cho nên đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bởi vì khi mài răng quá mỏng hoặc quá dày đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng răng sứ sau này, thậm chí là hỏng cả răng thật.
- Bước 3: Lấy dấu hàm răng và gửi mẫu về phòng Labo tại nha khoa
Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng của từng khách hàng để gửi về phòng Labo. Với công nghệ CAD/CAM hiện đại, đảm bảo quy trình sản xuất răng sứ chất lượng và chính xác nhất.
- Bước 4: Kiểm tra chất lượng và tiến hành gắn răng sứ
Ở bước này, bác sĩ tiến hành lắp thử răng, nếu đảm bảo đúng khớp cắn và tiêu chí về thẩm mỹ thì tiến hành gắn cố định bằng chất kết dính chuyên biệt tại nha khoa.
Một hàm răng sứ đều đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp và giúp nụ cười của bạn tỏa sáng hơn.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách và hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng sứ của khách hàng. Do đó, nhiệm vụ của bạn là làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, đến khám định kỳ để nếu có vấn đề phát sinh thì có thể xử lý kịp thời.
Một số lưu ý khi mài răng bọc sứ
Mài răng bọc răng sứ có tác hại gì không? Dĩ nhiên là nếu thực hiện đúng phương pháp an toàn sẽ không có những ảnh hưởng hay tác hại. Tuy nhiên, mỗi khách hàng khi áp dụng nên chú ý tuân thủ những lưu ý quan trọng.
- Nên chú trọng lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Thực tế không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện mài răng bọc sứ. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những ai có dấu hiệu hô nhẹ, răng mẻ vỡ, có dấu hiệu nhiễm màu nặng. Nếu như bị hô móm nặng, răng bị sai khớp cắn thì không thể áp dụng mài răng bọc sứ như bình thường được.
- Mài răng khi bọc sứ thực hiện đúng chỉ định., chỉ mài tầm 2mm. Trong một số trường hợp tác động mài quá nhiều sẽ hư hao và khó phục hồi răng thật. Bác sĩ phải là người xem xét, cân đối việc mài răng như thế nào cho hiệu quả và đúng nhất.
- Trường hợp răng quá yếu, mắc nhiều bệnh lý về răng miệng hoặc viêm tủy răng nên chú ý không mài răng bọc sứ. Bởi việc tác động mài răng có ảnh hưởng ít nhiều đến chân răng. Nếu răng yếu và dễ lung lay, mài răng xong bọc sứ sẽ không đảm bảo an toàn, dễ dẫn đến những biến chứng và ảnh hưởng.
- Chú trọng lựa chọn những địa chỉ mài răng, bọc sư đảm bảo những tiêu chí về chất lượng, độ an toàn cao. Trong một số trường hợp thực hiện ở những nơi kém an toàn, không uy tín, quá trình mài răng bọc sứ có nhiều tác động và ảnh hưởng. Dần dần xuất hiện các tác nhân gây hại.
- Mài răng bọc sứ xong, một số trường hợp răng không khớp với nhau. Cần chú trọng lựa chọn những bác sĩ có kinh nghiệm thăm khám. Tốt nhất nên áp dụng các công nghệ mài răng an toàn, sử dụng kỹ thuật bọc răng sứ đúng tiêu chuẩn để khớp cắn vừa khít với nhau.
Mài răng bọc sứ có tác hại gì không? Những băn khoăn của khách hàng đã được các bác sĩ tại Nha Khoa Shark tư vấn và giải đáp. Với những ai đang mong muốn áp dụng bọc răng sứ an toàn, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và sớm cải thiện những khuyết điểm về răng miệng, từ đó có được nụ cười hoàn hảo.
Bình luận bài viết