- Mặc định
- Lớn hơn
Bạn đang lo lắng vì cơn đau nhức, khó chịu kéo dài sau khi đặt thuốc diệt tủy? Đừng quá hoang mang, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đặt thuốc diệt tủy bao lâu hết đau và cách xử lý như thế nào để cơn đau không ảnh hưởng đến sinh hoạt? Hãy cùng kiến thức tủy răng của nha khoa Shark giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây!
Thuốc diệt tủy răng là gì?
Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc được sử dụng nhằm xử lý vấn đề tủy viêm nhiễm, hoại tử một cách an toàn và hiệu quả, là giải pháp được bác sĩ áp dụng, không khiến người bệnh khó chịu hoặc đau đớn.
Thành phần chính của thuốc diệt tủy là Asen (hoặc còn gọi là thạch tín) – Chất độc được ứng dụng trong y khoa với liều lượng an toàn. Trải qua quá trình điều chế, Asen được đặt vào tủy răng, có tác dụng diệt tủy viêm nhiễm từ 1-2 ngày một cách toàn diện.
Thuốc diệt tủy răng có độc hại không?
Câu trả lời là CÓ, thuốc diệt tủy là sản phẩm độc hại và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng không đúng cách. Các thành phần chính có trong sản phẩm như: Asen, Paraformaldehyde,… đều thuộc nhóm chất độc có thể gây hoại tử xương ổ răng hoặc ung thư. Do đó, thuốc diệt tủy được các cơ sở răng hàm mặt hạn chế sử dụng nhất có thể, trừ những trường hợp thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa ghi nhận trường hợp nhiễm độc khi sử dụng thuốc diệt tủy răng. Vì các bác sĩ nha khoa luôn cân nhắc và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc.
Điều trị tủy có nhất thiết phải đặt thuốc diệt tủy không?
Khi điều trị tủy răng, không nhất thiết cần sử dụng thuốc diệt tủy. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi răng chưa chết tủy hoặc răng chết tủy không hoàn toàn. Ngoài ra, đối với những khách hàng có tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc diệt tủy răng thay vì thuốc tê.
Đặc biệt, trong trường hợp răng đã hoàn toàn chết tủy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng trực tiếp và không cần sử dụng thuốc. Như vậy, có cần sử dụng thuốc diệt tủy hay không sẽ cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Đặt thuốc diệt tủy bao lâu hết đau?
Đặt thuốc diệt tủy răng có thể gây ra cảm giác đau nhức và ê buốt trong khoảng 1 – 3 ngày sau khi đặt thuốc. Bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm đau thông thường như uống thuốc giảm đau và kháng viêm, hạn chế cắn đồ cứng trên vị trí răng đang chữa tủy, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tránh nước lạnh hoặc nóng. Nếu cảm giác đau nhức kéo dài quá 3 ngày hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ, sốt, bạn nên đi khám lại nha sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Thuốc diệt tủy là một dạng bột nhão, được đặt trực tiếp vào khoang tủy. Đa số các loại thuốc diệt tủy đều chứa độc tố và có thể gây hại cho cơ thể nếu nuốt phải, vì vậy, ống tủy sẽ được trám bít tạm sau khi đặt thuốc, tránh tình trạng thuốc lây lan vào khoang miệng. Loại thuốc này được sử dụng với công dụng làm chết tủy răng hoàn toàn, áp dụng trong trường hợp tủy còn khả năng cảm thụ cơn đau khi cần chữa trị, thích hợp đối với những trường hợp kháng thuốc tê. Khi cần sử dụng loại thuốc này, đặt thuốc diệt tủy bao lâu hết đau là thắc mắc được nhiều người đề cập.
Sau khi đặt thuốc diệt tủy khiến răng đau nhức có sao không?
Việc đặt thuốc diệt tủy sẽ thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là những cơn đau nhức tạm thời, hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Có thể nói rằng, hiện tượng này rất bình thường và phổ biến của việc đặt thuốc diệt tủy răng.
Trên thực tế, đau nhức sẽ chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày, sau đó giảm dần và hết. Mức độ đau nhức sẽ phụ thuộc vào cơ địa và sự chịu đựng của từng người. Có người chỉ cảm thấy sự ê buốt nhẹ, nhưng có người cần phải sử dụng thuốc kê đơn để giảm đau và giúp thoải mái hơn.
Có thể bạn quan tâm: Lấy tủy răng mấy lần mới xong?
Cách giảm đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy
Những thông tin vừa đề cập đã giúp bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc đặt thuốc diệt tủy bao lâu hết đau. Như vậy, trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ, mặc dù cơn đau răng sẽ thuyên giảm, nhưng cảm giác này vẫn có thể gây ra tác động tiêu cực đến đời sống. Do đó, bạn cần có những phương pháp cải thiện cơn đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định
Thuốc giảm đau sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp cơn đau răng đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đời sống. Các loại thuốc thường được bác sĩ khuyến nghị sử dụng là: Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid như Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…
Đây là những loại thuốc được sử dụng trong quá trình chờ thuốc diệt tủy phát huy tác dụng, đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng 1-2 ngày, tránh lạm dụng và phụ thuộc quá nhiều vào thuốc.
Sử dụng mẹo giảm đau tại nhà
Khi răng đau nhức ở mức độ nhẹ, bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc giảm đau. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu có sẵn để thực hiện mẹo giảm đau răng tại nhà, trong thời gian chờ thuốc diệt tủy phát huy tác dụng.
- Ngậm nước muối: Nước muối có khả năng cải thiện các cơn đau nhức do bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu,… Nước muối còn có tính sát trùng và tiêu viêm, làm dịu các mô nướu bị tổn thương, thúc đẩy quá trình hồi phục và lành thương.
- Súc miệng bằng đinh hương: Đinh hương có tác dụng tốt trong việc điều trị sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… Hoạt chất Eugenol có trong thành phần giúp đinh hương mang lại hiệu quả giảm sưng đỏ, cải thiện tốt tình trạng răng đau nhức và ê buốt. Ngoài ra, tinh dầu đinh hương còn có khả năng cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.
- Chườm lạnh: Là phương pháp trị đau răng được nhiều người sử dụng. Độ lạnh có tác dụng làm co mạch máu trong mô nướu, giảm thiểu tình trạng sưng viêm và phù nề, ngăn chặn cảm giác dẫn truyền dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách trong thời gian đặt thuốc diệt tủy răng, điều này có tác dụng giảm thiểu tình trạng sưng viêm và cải thiện cơn đau, hạn chế sự bùng phát làm ảnh hưởng cuộc sống cá nhân.
- Thuốc chữa viêm tủy răng có chứa độc tính, vì vậy, sau khi đặt thuốc, bạn cần dùng lực chải răng nhẹ nhàng để tránh tình trạng miếng trám bị bong tróc.
- Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng, nhằm giảm mức độ viêm nhiễm và ngăn chặn tình trạng lây lan. Tham khảo cách pha nước muối súc miệng tại đây
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Vì thức ăn thừa bám vào thân răng có thể làm gia tăng cảm giác đau nhức, ê buốt.
- Ưu tiên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nhai và tránh dùng lực trực tiếp tại vị trí vừa đặt thuốc diệt tủy. Lưu ý này giúp giảm áp lực lên răng, cải thiện hiệu quả các cơn đau nhức.
- Đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện bất thường trong thời gian đặt thuốc diệt tủy. Liên hệ với bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng lạ xuất hiện.
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc đặt thuốc diệt tủy bao lâu hết đau cùng các thông tin cơ bản liên quan. Hy vọng đã có thể cung cấp đến bạn những kiến thức nha khoa hữu ích và thú vị. Để được hỗ trợ tận tình và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, hãy liên hệ với nha khoa Shark – Nơi điều trị các bệnh lý Răng Hàm Mặt uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: Viêm tuỷ răng kiêng ăn gì
Bình luận bài viết