Răng số 3 là gì? Nhổ bỏ có nguy hiểm không?

Răng số 3 là gì? Nhổ bỏ có nguy hiểm không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Người trưởng thành có tất cả 32 chiếc răng (bao gồm cả 4 chiếc răng khôn). Ngoài gọi tên theo nhóm, các nhà nghiên cứu còn dựa vào vị trí để gọi tên răng theo con số từ 1 đến 8. Trong đó, răng số 3 là chiếc răng nắm vai trò chủ đạo trong việc cắn xé thức ăn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chiếc răng này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây cùng nha khoa Shark.

răng số 3

Răng số 3 là gì? 

Răng số 3 chính là răng nanh, đây là chiếc răng nằm giữa răng số 2 và số 4 – răng cửa thứ hai và răng hàm nhỏ thứ nhất. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, 2 chiếc răng nanh đầu tiên ở hàm trên sẽ mọc lên khi bé khoảng 1,5 tuổi, 2 chiếc răng nanh hàm dưới mọc khi khoảng 2 tuổi. Khi trẻ 9-12 tuổi, quá trình thay răng nanh sữa ở trẻ sang răng nanh vĩnh viễn sẽ bắt đầu.

Về hình dáng, răng số 3 rất khác biệt so với các răng còn lại vì có đặc điểm dài và nhọn hơn. Để xác định vị trí, răng nanh chính là răng thứ 3 đếm từ răng cửa đầu tiên sang 2 bên.

Ở một số trường hợp, răng nanh còn được gọi là răng khểnh. Đó là khi răng số 3 bị mọc lệch, chếch ra phía ngoài so với các răng còn lại. Nếu theo quan điểm phương Đông, răng khểnh là chiếc răng duyên, thì các nước phương Tây cho rằng răng khểnh mang điềm xấu. Mặt khác, trong nha khoa, răng khểnh được xác định là yếu tố gây hại cho sức khỏe răng miệng. 

Răng nanh là chiếc răng mọc thứ 3 tính từ răng cửa thứ nhất sang 2 bên
Răng nanh là chiếc răng mọc thứ 3 tính từ răng cửa thứ nhất sang 2 bên

Cấu tạo của răng số 3

Tương tự với những chiếc răng khác trên cung hàm, răng nanh có cấu tạo bao gồm 3 phần: Men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, men răng chính là phần cứng nhất trên cơ thể con người. Men răng bao quanh thân răng và được tạo thành từ 96% chất vô cơ, 1% chất hữu cơ và 3% nước.
  • Ngà răng: Tiếp theo lớp men răng là ngà răng. Ngà răng có màu hơi ngả vàng và đặc tính xốp. Về mặt cấu tạo, ngà răng bao gồm: 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% nước. Bên trong ngà răng có chứa ống tủy và buồng tủy.
  • Tủy răng: Trong cùng của răng số 3 là tủy răng. Trong tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu. Mỗi chiếc răng nanh thường có 1 ống tủy răng.

Chức năng của răng số 3 trên cung hàm

Chức năng chính của răng nanh ở trên cung hàm chính là cắn xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ, hỗ trợ cho quá trình ăn nhai và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì răng nanh có phần đỉnh sắc nhọn và khả năng chịu lực tốt nên có thể nghiền nát thức ăn 1 cách dễ dàng.

Ngoài chức năng nhai cắn, răng số 3 còn có chức năng thẩm mỹ, cân đối cung răng và làm giảm tác động của các lực nguy hại quá mức:

  • Thẩm mỹ: Mỗi người có 4 chiếc răng nanh ở 4 góc, và khi cười, răng nanh sẽ lộ ra bên ngoài cùng với nhóm răng cửa. Vì vậy, hình dáng của răng số 3 là một trong những yếu tố quyết định thẩm mỹ nụ cười. Không những vậy, răng nanh còn quyết định đường nét trên khuôn mặt, là chân trụ giúp nâng đỡ cấu trúc gương mặt. 
  • Cân đối cung răng: Có thể thấy rằng, răng nanh có vị trí mọc đặc thù nên chính là 2 nền tảng của toàn bộ cung răng. Chiếc răng này nằm ở ¼ cung hàm giúp cho cung răng cân đối hơn.
  • Giảm tác động của các lực nguy hại quá mức: Các nhà nghiên cứu cho rằng răng số 3 có khả năng hoạt động tương tự như bộ giảm chấn động mạnh nhờ có chiều dài lý tưởng. Nhờ đó, chiếc răng này hỗ trợ giảm bớt những tác động của lực nguy hiểm đối với cơ thể.
Chức năng chính của răng nanh trên cung hàm chính là cắn xé thức ăn, ngoài ra còn quyết định thẩm mỹ nụ cười
Chức năng chính của răng nanh trên cung hàm chính là cắn xé thức ăn, ngoài ra còn quyết định thẩm mỹ nụ cười

Có nên nhổ răng số 3 hay không?

Chỉ nên nhổ răng nanh nếu chiếc răng này mắc phải bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như: Sâu răng nặng, chấn thương, viêm nha chu nặng,… Khi không thể tiếp tục giữ lại được nữa, bạn cần phải đến nha khoa để nhổ bỏ răng số 3 càng sớm càng tốt. Nếu không nhổ răng nanh trong những trường hợp thật sự cần thiết, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nhổ răng thực chất là 1 kỹ thuật đơn giản trong nha khoa. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng khi phải nhổ răng số 3 hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm. Chỉ cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa giỏi, quy trình nhổ răng sẽ rất an toàn, không làm ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần của bạn.

Tuy nhiên, bị mất răng nanh trong thời gian dài nhưng không phục hình sẽ dẫn đến 1 số hậu quả ngoài ý muốn. Để không làm ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như sức khỏe, bạn cần trồng lại răng nanh là phương pháp thích hợp trong thời gian ngắn nhất có thể.

Chỉ nên nhổ bỏ răng nanh nếu chiếc răng này mắc bệnh lý nghiêm trọng, không thể tiếp tục điều trị
Có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm không thì chỉ nên nhổ bỏ răng nanh nếu chiếc răng này mắc bệnh lý nghiêm trọng, không thể tiếp tục điều trị

Hậu quả khi bị mất răng số 3

Răng nanh có vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Vì vậy, nếu răng nanh bị mất đi, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau đây:

  • Suy giảm khả năng ăn nhai

Chức năng chính của răng nanh là cắn xé thức ăn, nên khi không còn răng nanh nữa, khả năng ăn nhai của bạn sẽ suy giảm đáng kể. Áp lực ăn nhai dồn lên các răng khác trong thời gian dài làm cho hoạt động của toàn bộ hàm răng giảm sút. Không nghiền nát kỹ thức ăn sẽ gây ra nhiều vấn đề về hệ dạ dày, hệ tiêu hóa.

  • Mất thẩm mỹ, lão hóa sớm

Vị trí răng số 3 lộ ra rất rõ khi cười, nên khi mất đi chiếc răng này, thẩm mỹ gương mặt của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Hơn nữa, mất răng trong thời gian dài sẽ làm cho xương hàm bị tiêu biến, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa gương mặt.

  • Làm các răng bị xô lệch

Khi bị mất răng số 3 trong thời gian dài, răng số 2 và răng số 4 sẽ không còn điểm tựa, bắt đầu nghiêng về vị trí răng bị khuyết thiếu. Điều này làm cho hàm răng bị xô lệch. Tình trạng này khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng thường ngày trở nên khó khăn hơn, thức ăn dễ bị kẹt lại và gây ra bệnh lý răng miệng.

  • Ảnh hưởng khả năng phát âm

Răng nanh sẽ cùng kết hợp với các răng khác khi nói chuyện để tạo thành 1 câu nói hoàn chỉnh, phát âm chuẩn xác. Nên khi mất răng nanh, khả năng phát âm của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. 

Mất răng nanh trong thời gian dài làm chức năng ăn nhai suy giảm, lão hóa sớm
Mất răng nanh trong thời gian dài làm chức năng ăn nhai suy giảm, lão hóa sớm

Cách khắc phục hiệu quả khi bị mất răng số 3

Như vậy, răng nanh có chức năng rất quan trọng trên cung hàm, nên bạn cần khẩn trương tìm cách trồng lại chiếc răng này càng sớm càng tốt sau khi nó mất đi. Hiện nay, trồng răng Implant chính là giải pháp phục hình răng tối ưu nhất. Không chỉ thích hợp để trồng lại răng nanh, kỹ thuật này còn thích hợp để phục hình bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm.

Răng Implant được cấu tạo bởi 3 phần chính: Trụ Implant, khớp nối Abutment và răng sứ. Tất cả tạo thành 1 chiếc răng nhân tạo hoàn chỉnh như răng thật từ hình dáng cho đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai. Trụ Implant sẽ được gắn trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất. Cũng nhờ đó, cấy ghép Implant trở thành phương pháp trồng răng duy nhất có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.

Kết quả trồng răng số 3 bằng kỹ thuật cấy ghép Implant có thể duy trì tuổi thọ sử dụng đến 25 năm, thậm chí là trọn đời nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Với phương pháp trồng răng này, mất răng nanh sẽ không là nỗi lo của bạn. 

Trồng răng Implant là cách hiệu quả nhất để khắc phục khi bị mất đi răng nanh
Trồng răng Implant là cách hiệu quả nhất để khắc phục khi bị mất đi răng nanh
Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Giải đáp 1 số câu hỏi thường thấy về răng số 3

Tìm hiểu chi tiết hơn về răng nanh thông qua việc giải đáp các câu hỏi thường gặp là 1 cách thức thú vị. Ngoài ra, nha khoa Shark thấu hiểu các băn khoăn của khách hàng về chiếc răng này, nên bác sĩ đã chính thức đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc thường thấy về răng số 3. Mời bạn tiếp tục theo dõi thông tin sau đây để tìm hiểu chi tiết.

Bẩm sinh bị thiếu răng số 3 có sao không?

Kết quả thống kê từ các nhà nghiên cứu cho biết, có đến 10-20% trẻ em sinh ra bị thiếu răng bẩm sinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do di truyền từ mẹ sang con, hoặc do chấn thương, cơ địa,…

Thực chất, bị thiếu răng nanh bẩm sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Điển hình như: Rối loạn khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ nụ cười, bị tiêu biến xương hàm,…

Có nên nhổ răng số 3 để niềng không?

Có rất nhiều khách hàng quan tâm về vấn đề có thể nhổ bỏ răng số 3 để niềng răng hay không. Thực tế, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng số 4 hoặc số 5 trong những trường hợp thực sự cần thiết. Vì răng nanh nắm giữ vai trò chủ đạo trong ăn nhai, nên bác sĩ hạn chế việc nhổ bỏ chiếc răng này. Tuy nhiên, nếu như răng nanh bị sâu nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh lý không thể điều trị được nữa thì cần phải nhổ bỏ.

Tất cả những thông tin bạn cần biết về chiếc răng số 3 đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết vừa rồi. Hy vọng rằng Nha khoa Shark có thể mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức nha khoa thú vị, giúp bạn có thêm cơ sở để bảo vệ tốt hơn sức khỏe răng miệng của mình. Nha khoa Shark là hệ thống nha khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam, luôn sẵn sàng sàng đồng hành cùng với khách hàng với sứ mệnh “Hơn cả nụ cười”.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X