- Mặc định
- Lớn hơn
Răng khôn khi mọc lên thường gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó áp xe răng khôn là tình trạng mọi người dễ mắc phải nhất. Để xem tình trạng này có nguy hiểm không thì hãy cùng chuyên mục Kiến thức răng khôn của nha khoa Shark tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.
Áp xe răng khôn là gì?
Áp xe răng khôn (hay còn gọi áp xe răng số 8) là hiện tượng xuất hiện ổ mủ ở thân răng hoặc dưới nướu. Đây là tình trạng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người.
Trên thực tế, không khó để nhận ra những hiệu của áp xe răng, tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua và xem đó là triệu chứng bình thường khi mọc răng khôn. Bạn cần biết những dấu hiệu sau để có cách xử lý kịp thời:
- Cảm thấy đau nhức tại vị trí răng số 8, đau nhức lan tới tai, thậm chí lan tới cả đầu, từ đó dẫn tới cảm giác ù tai, đau đầu,…
- Vị trí mọc răng khôn sưng, nổi u cứng như nổi mụn trắng ở nướu răng khiến mặt mất cân đối.
- Phần nướu tại vị trí răng khôn có dấu hiệu đổi màu.
- Răng không còn cảm giác chắc chắn, lung lay và nhạy cảm với nhiều loại thức ăn, nhất là đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Xảy ra một vài triệu chứng như nóng, sốt, suy nhược, mệt mỏi và chán ăn.
Khi gặp những dấu hiệu này, bạn cần chủ động xử lý để khắc phục những biến chứng nguy hiểm hơn xảy ra.
Những trường hợp áp xe răng khôn thường gặp
Áp xe răng số 8 là một bệnh lý nguy hiểm, bạn cần biết các trường hợp xảy ra áp sẽ để có thể phòng tránh kịp thời. Bạn nên tham khảo một số trường hợp cụ thể ở dưới đây:
Áp xe ở chân răng
Trong trường hợp này, khu vực quanh chân răng sẽ xuất hiện túi áp xe. Tình trạng này xảy ra có thể là do sâu răng, sau khi làm mòn men răng thì bắt đầu tấn công vào tủy răng. Do đó, khiến tủy răng bị viêm nhiễm và xuất hiện các ổ mủ ở khu vực quanh chân răng.
Áp xe nướu
Trong trường hợp bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách thì các mảng bám thức ăn thừa sẽ không thể loại bỏ. Lúc này, vi khuẩn có môi trường để phát triển, chúng bắt đầu phá hủy các phần mô và tạo thành các ổ áp xe. Hiện tượng này chính là áp xe nướu, nằm ở giữa răng và nướu.
Áp xe nha chu
Trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh phát triển, tạo ra các khoảng trống giữa răng và nướu và trú ngụ dưới ổ răng thì đó là áp xe nha chu. Khi tạo thành áp xe sẽ khiến mọi người đau nhức và khó chịu.
Áp xe răng số 8 sẽ xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ nếu gặp các trường hợp liên quan tới áp xe để họ có thể điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng khôn
Trường hợp răng khôn bị xe áp răng có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do cách chăm sóc răng miệng của bạn không đúng cách. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng không được xử lý kịp thời và đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.
- Trong trường hợp bạn không điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa (các bệnh viêm nướu, sâu răng nếu để lâu và không điều trị đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra áp xe răng).
- Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Răng khôn mọc cuối cùng trên cung hàm, khi không đủ chỗ trống, chúng sẽ mọc lệch khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Khi chăm sóc răng miệng, nếu bạn không vệ sinh đúng cách làm vi khuẩn tích tụ và tấn công răng gây áp xe răng.
- Do suy giảm hệ miễn dịch: Trong trường hợp bạn mắc các bệnh nền về tiểu đường, tim mạch thì có nguy cơ bị áp xe răng cao hơn người bình thường. Lý do là bởi các vi khuẩn có lợi đã bị hạn chế và suy giảm dẫn tới hình thành các ổ mủ ở chân răng.
Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng quan trọng vẫn là chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, cần thăm khám bác sĩ nha khoa để biết được cách vệ sinh răng miệng khi mọc răng khôn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Áp xe răng nguy hiểm như thế nào?
Áp xe răng số 8 gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của mọi người. Nhẹ thì đau nhức, chảy mủ, hôi miệng,…. Nặng hơn tổn thương sang các răng bên cạnh nếu không biết cách xử lý. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Tiêu xương hàm: Vi khuẩn trú ngụ trong ổ áp xe sẽ tàn phá các mô nướu và răng. Để lâu sẽ lây sang các răng bên cạnh, làm phá hủy răng, nướu và cả xương hàm.
- Tổn thương răng số 7: Răng số 7 giữ vai trò quan trọng, nằm ở vị trí khuất liền kề với răng khôn nên rất dễ bị tổn thương nếu răng số 8 bị xe áp răng. Trong trường hợp nhẹ, răng số 7 có thể bị viêm nướu, sâu răng, còn trường hợp nặng hơn thì có khả năng bị áp xe răng số 7, viêm tủy, răng lung lay và bị gãy rụng.
- Tăng nguy cơ gây các bệnh hô hấp: Áp xe răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào amidan, niêm mạc hầu họng và các mô xoang. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
- Biến chứng xa: Trong trường hợp túi áp xe bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mạch máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra những biến chứng nguy hiểm như: áp xe não, viêm phổi, nhiễm trùng máu,… Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm.
Có thể thấy, áp xe răng khôn rất nguy hiểm nếu không được xử lý đụng cách và kịp thời. Do đó, khi có dấu hiệu, bạn cần chủ động xử lý hoặc đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Cách điều trị biến chứng áp xe răng khôn
Để hạn chế tối đa những biến chứng về áp xe răng số 8, bạn cần tìm hiểu rõ xem răng khôn đang mọc trong trường hợp nào, mọc thẳng hàng hay mọc lệch để có phương án xử lý phù hợp.
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Các bác sĩ sẽ khuyến cáo mọi người nhổ răng khôn bị áp xe trong trường hợp chiếc răng đó mọc lệch, mọc ngầm để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Răng khôn không giữ bất kỳ chức năng gì trên cung hàm nên nhổ bỏ là cách xử lý tốt nhất.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng hàng
Nếu răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng tới răng lân cận thì bị áp xe nhẹ, nên có thể dùng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh sẽ hạn chế nhiễm trùng và nên kết hợp với súc miệng nước muối để làm giảm đau.
Trong trường hợp giữ lại răng, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ lợi phủ, để lộ toàn bộ mặt nhai. Sau khi phẫu thuật, bạn nên nhét vào vị trí đó tấm gạc tẩm iốt để lợi mau lành sẹo và không phủ lại thân răng.
Khi giữ lại răng khôn, mọi người cần hết sức chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng cũng như những bệnh lý liên quan.
Nói chung, áp xe răng số 8 rất nguy hiểm, chúng ta không nên chủ quan. Do đó cần điều trị ngay khi có dấu hiệu xảy ra. Hãy chọn những địa chỉ nha khoa uy tín điều trị để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Biện pháp phòng ngừa áp xe răng khôn hiệu quả
Khi bạn chủ động phòng ngừa răng miệng thì các bệnh lý về răng miệng sẽ ít xảy ra. Do đó, để phòng ngừa áp xe răng số 8 nói riêng và các bệnh lý về răng miệng nói chung, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Trong trường hợp răng số 8 có xu hướng mọc lệch, xiêu vẹo, chèn áp tới các răng lân cận gây sâu răng và viêm lợi thì cần chủ động nhổ bỏ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên kẽ răng giúp hạn chế sâu răng. Bạn cần lựa chọn những bàn chải có lông mềm và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/1 lần để đảm bảo không làm tổn thương vùng nướu.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm rau xanh, vitamin, hải sản,… vào thực đơn mỗi ngày để giúp răng chắc khỏe. Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, thức uống có gas, có cồn,…giúp bảo vệ răng tốt hơn.
- Lên lịch thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Thói quen này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng giúp xử lý triệt để.
Đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, giúp sức khỏe của bạn cải thiện hơn một ngày. Vậy nên, bạn nên lên kế hoạch chăm sóc răng miệng cụ thể để thực hiện mỗi ngày.
Áp xe răng khôn là bệnh lý về răng miệng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Hy vọng bài viết này Nha khoa Shark đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh áp xe răng khôn và biết được cách khắc phục hiệu quả.
Bình luận bài viết